Doanh nghiệp
Giữa làn sóng bất ổn, Chứng khoán SSI nói 'không' với giảm kỳ vọng kinh doanh
Công ty CP Chứng khoán SSI không điều chỉnh kinh doanh dù Chủ tịch HĐQT Nguyễn Duy Hưng có lo ngại về chính sách thuế quan của Mỹ.
Bất chấp bão thuế quan, SSI vẫn giữ tay lái vững vàng
Khi nhiều doanh nghiệp tài chính buộc phải bớt tham vọng trong bối cảnh kinh tế toàn cầu bất ổn, Công ty CP Chứng khoán SSI lại chọn một hướng đi khác: giữ vững mục tiêu đã đặt ra từ đầu.
“Không có lý do gì khiến chúng tôi phải điều chỉnh kế hoạch kinh doanh,” ông Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch SSI, khẳng định trong đại hội cổ đông thường niên 2025 tổ chức mới đây và nói thêm: “SSI là một trong những doanh nghiệp trong ngành đặt quản trị rủi ro lên cao nhất."
Dù không né tránh những lo ngại về chính sách thuế quan từ Mỹ hay áp lực thị trường quốc tế, ông Hưng vẫn thể hiện sự kiên định với chiến lược phát triển đã được hoạch định từ trước - một chiến lược mà theo ông, có những nền tảng đủ vững để vượt qua thách thức.
Năm 2025, SSI vẫn giữ mục tiêu đầy tham vọng: doanh thu hợp nhất 9.695 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế hợp nhất 4.252 tỷ đồng, tăng lần lượt 15% và 20% so với cùng kỳ năm trước.
Theo ông Hưng, quyết định không điều chỉnh kế hoạch không đến từ sự liều lĩnh, mà dựa trên những “tiền đề rất khả quan” đã và đang hình thành, trong đó có việc Chính phủ đang đẩy mạnh phát triển khu vực tư nhân.
Theo ông Hưng, quyết định không điều chỉnh kế hoạch không đến từ sự liều lĩnh, mà dựa trên những “tiền đề rất khả quan” đã và đang hình thành từ cuối năm 2024.
Một trong những yếu tố quan trọng là Thông tư 68, chính thức có hiệu lực vào cuối năm ngoái, đã gỡ bỏ phần nào những rào cản đối với nhà đầu tư nước ngoài. Đây được xem là bước đệm đáng kể để tổ chức FTSE Russell xem xét nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam từ cận biên lên mới nổi trong kỳ đánh giá tháng 9/2025.
Cùng với đó, hệ thống giao dịch mới KRX - dự kiến đi vào vận hành trong tháng tới - cũng đang được kỳ vọng sẽ mang lại sự thay đổi căn bản cho thị trường, không chỉ về quy mô mà cả về chất lượng giao dịch và tính minh bạch.
Luật Chứng khoán sửa đổi, cũng đã chính thức có hiệu lực, hứa hẹn mở rộng cơ hội huy động vốn cho doanh nghiệp, từ đó thúc đẩy dòng tiền chảy mạnh mẽ hơn trên thị trường.
“Các quy định mới sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho doanh nghiệp, giúp thị trường chứng khoán trở nên sôi động và hấp dẫn hơn trong mắt nhà đầu tư,” ông Hưng nhận định.
Chuyển đổi để đón đầu
Không chỉ đặt cược vào bối cảnh vĩ mô, SSI cũng đang tự làm mới mình để đón đầu làn sóng chuyển đổi của ngành.
Hội đồng quản trị công ty cho biết đang đẩy mạnh chiến lược số hóa toàn diện, không chỉ trong nghiệp vụ mà cả trong mô hình vận hành và cách tiếp cận khách hàng.
Công ty đặt mục tiêu phục vụ tốt hơn các nhóm khách hàng có nhu cầu đầu tư chuyên biệt - một bước đi nhằm tăng giá trị cộng thêm thay vì chỉ chạy theo quy mô.
Để làm được điều đó, SSI đã và đang tái cấu trúc bộ máy theo hướng tinh gọn, hiệu quả, đồng thời áp dụng công nghệ sâu hơn vào mọi quy trình. Những thay đổi này, theo lãnh đạo công ty, không chỉ giúp tăng hiệu suất mà còn là bước chuẩn bị cho một mô hình kinh doanh bền vững trong dài hạn.

“SSI cũng định hướng thành lập quỹ đầu tư nhằm hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ số và blockchain”, ông Hưng nói và cho biết doanh nghiệp đã thành lập bộ phận SSI Digital chịu trách phát triển vườn ươm công nghệ trong các lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, Fintech và Web3.
Đồng thời, SSI cũng đã đề xuất khung pháp lý với Chính phủ nhằm cho phép giao dịch tài sản số, thí điểm vận hành thị trường tài sản số trong năm nay.
Bên cạnh những yếu tố khả quan, Chủ tịch SSI cũng thừa nhận thị trường chứng khoán vẫn còn rủi ro, trong đó có áp lực bán ròng của nhà đầu tư nước ngoài.
Năm 2024, khối ngoại đã bán ròng hơn 92 nghìn tỷ trên thị trường chứng khoán và trong những tháng đầu năm 2025, xu hướng này vẫn chưa có dấu hiệu giảm.
“Dù khối ngoại bán ròng mạnh thời gian qua nhưng điểm đáng lưu ý là Chính phủ đã và đang có nhiều chính sách mạnh mẽ để thúc đẩy khu vực tư nhân phát triển. Đây là cơ sở quan trọng để Việt Nam đạtmục tiêu tăng trưởng đã đề ra”, ông Hưng phân tích.
“Bí quyết” tăng thị phần môi giới
Với mảng dịch vụ chứng khoán, khối bán lẻ trong năm 2025, SSI đặt mục tiêu mở rộng thị phần lên mức 7,6%, tăng trưởng 15% so với năm ngoái. Dư nợ margin bình quân dự kiến 19.909 tỷ đồng, tăng 16%, tài khoản mở mới tăng 15%.
Để hiện thực hoá mục tiêu này, SSI sẽ tập trung nguồn lực vào kinh doanh trực tuyến với ba mục tiêu lớn gồm: Thu hút ít nhất 50.000 khách hàng mới hoàn toàn qua kênh digital, duy trì tăng trưởng thị phần bình quân trên 50% và tối ưu hóa hành trình trải nghiệm của khách hàng trên kênh trực tuyến.
Theo ông Bùi Thế Tân, Giám đốc khối bán lẻ SSI, doanh nghiệp không tập trung quá vào thị phần nên trong các phiên thị trường chứng khoán giảm mạnh vừa qua không xảy ra tình trạng ép bán.
SSI đặt mục tiêu dư nợ margin 26.000 tỷ đồng năm 2025. Tuy nhiên, trong quý I/2025, có thời điểm dư nợ margin đã tăng lên 28.000 – 29.000 tỷ đồng.
“SSI vẫn có đủ nguồn lực để tăng room margin cho nhà đầu tư”, bà Nguyễn Thị Thanh Hà, Giám đốc Tài chính SSI cho biết.
Với danh mục tự doanh, SSI luôn thiết lập chiến lược đầu tư vào tài sản rủi ro thấp và đạt hiệu quả, theo bà Nguyễn Vù Thùy Hương, Giám đốc khối cao cấp phụ trách đầu tư nguồn vốn và kinh doanh tài chính.
Đơn cử, cuối quý I/2025, danh mục tự doanh của SSI gồm chứng chỉ tiền gửi chiếm 63%, trái phiếu chiếm 30%. Trong nhóm trái phiếu, trái phiếu ngân hàng chiếm 80% tỷ trọng và 6% là trái phiếu chính phủ.
Thông tin tại đại hội cổ đông, ông Nguyễn Hồng Nam, Tổng giám đốc SSI cho biết quý I/2025, SSI ước tính doanh thu hợp nhất đạt 2.186 tỷ đồng và lợi nhuận trước 1.035 tỷ đồng, đạt lần lượt 22% và 24% kế hoạch đề ra.
SSI mạnh tay đầu tư công nghệ số
Kinh tế trưởng SSI: 46% chưa phải mức thuế chính thức Mỹ áp với Việt Nam
Mức thuế 46% mà Mỹ áp đối với Việt Nam là mức trần để đàm phán, sau đó có thể giảm xuống, chứ không phải đã cố định và áp dụng mãi mãi.
Chứng khoán SSI được tăng vốn lên gần 20.000 tỷ đồng
Việc được xét duyệt tăng vốn lên gần 19.645 tỷ đồng giúp Chứng khoán SSI duy trì vị thế số 1 về vốn điều lệ trong nhóm các công ty chứng khoán.
SSI mạnh tay đầu tư công nghệ số
Nền tảng SSI Digital Ventures có quy mô 200 triệu USD, và tương lai có thể tới 500 triệu USD cung cấp nguồn tài chính cho các startup lĩnh vực công nghệ số và blockchain.
'Lối thoát' sau nhiều năm mắc kẹt của CTX Holdings
Bán đi dự án "vàng" tại Cầu Giấy, CTX Holdings dự kiến ghi nhận kết quả kinh doanh cao nhất kể từ khi thành lập, đồng thời có nguồn lực để bước vào chu kỳ mới.
Nhựa Duy Tân về tay người Thái
Sau khi mua 70% cổ phần Nhựa Duy Tân vào năm 2021, Tập đoàn SCG (Thái Lan) vừa tiếp tục chi thêm 2.825 tỷ đồng để nắm 100% vốn công ty.
Thế Giới Di Động có thể lấn sân siêu ứng dụng đối đầu Grab, Shopee
Thế Giới Di Động sẽ có những "vũ khí" gì trong cuộc đua siêu ứng dụng, vốn đang là sân chơi của các tập đoàn đa quốc gia?
Sau chuối và bò, vì sao bầu Đức đi trồng dâu và cà phê?
Trước đây là ‘2 cây 1 con’, giờ là ‘4 cây 1 con’. Chủ tịch HĐQT Công ty CP Hoàng Anh Gia Lai - ông Đoàn Nguyên Đức tiết lộ chiến lược mới với chuối, sầu riêng, dâu, cà phê và heo.
'Đại gia' chăn nuôi GreenFeed là ai?
GreenFeed đạt 2.106 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế năm 2024, tăng 382% so với năm 2023, vượt những ông lớn trong ngành như Dabaco, nông nghiệp Hòa Phát và BAF Việt Nam.
Sáu năm liên tiếp Lotte Finance tăng vốn điều lệ
Năm nay, vốn điều lệ của Lotte Finance đã tăng hơn 726 tỷ đồng so với năm 2024, từ 4.186 tỷ đồng lên hơn 4.912 tỷ đồng để thúc đẩy cho vay tiêu dùng.
'Lối thoát' sau nhiều năm mắc kẹt của CTX Holdings
Bán đi dự án "vàng" tại Cầu Giấy, CTX Holdings dự kiến ghi nhận kết quả kinh doanh cao nhất kể từ khi thành lập, đồng thời có nguồn lực để bước vào chu kỳ mới.
Từ sự vụ C.P. Việt Nam: Lỗ hổng quản trị nguy hiểm khi phớt lờ tiếng nói nội bộ
Sự việc của C.P. Việt Nam là hồi chuông cảnh tỉnh cho các doanh nghiệp về hệ thống quản trị minh bạch và hiệu quả.
Đầu tư giáo dục theo cách của BITEX
Với Tổng giám đốc BITEX Trần Thanh Thảo, muốn đất nước phát triển mạnh mẽ thì không có con đường nào bền vững hơn đầu tư vào giáo dục.
Vì sao InterContinental chọn Vịnh Hạ Long – viên ngọc mới của châu Á
InterContinental Halong Bay, khu nghỉ dưỡng hạng sang mới nhất thuộc thương hiệu khách sạn cao cấp hàng đầu thế giới, đang được kỳ vọng sẽ thiết lập chuẩn mực mới cho du lịch nghỉ dưỡng miền Bắc. Nhưng điều gì khiến một thương hiệu toàn cầu như InterContinental lựa chọn Hạ Long?
Tổng thống Cộng hòa Litva đến Hà Nội trên chuyên cơ Vietjet
Tổng thống nước Cộng hòa Litva Gitanas Nauseda và phu nhân tới Hà Nội tối 11/6 trên chuyến bay chuyên cơ Vietjet, bắt đầu thăm chính thức Việt Nam từ ngày 11 - 12/6.
Hải An: Đô thị dẫn dắt dòng dân cư chiến lược Hải Phòng
Giữ vai trò cửa ngõ Hải Phòng, là vùng phát triển sôi động với thế mạnh công nghiệp – thương mại – logistics, Hải An đang vươn mình mạnh mẽ, thu hút chuyên gia quốc tế, lao động chất lượng cao và giới đầu tư nhạy bén nhờ nhiều động lực tăng trưởng.