Leader talk
Kinh tế trưởng SSI: 46% chưa phải mức thuế chính thức Mỹ áp với Việt Nam
Mức thuế 46% mà Mỹ áp đối với Việt Nam là mức trần để đàm phán, sau đó có thể giảm xuống, chứ không phải đã cố định và áp dụng mãi mãi.
Tổng thống Mỹ, ông Donald Trump vừa tuyên bố áp thuế nhập khẩu lên tất cả các đối tác thương mại trên toàn thế giới. Trong đó, Việt Nam chịu mức thuế đối ứng 46%, thuộc nhóm cao nhất trong số hàng chục nền kinh tế bị áp thuế.

Ông Phạm Lưu Hưng, kinh tế trưởng kiêm giám đốc SSI Research, Công ty CP Chứng khoán SSI đánh giá, thông tin này không bất ngờ.
“Cách đây vài ngày, đại diện thương mại Mỹ đã gửi báo cáo đánh giá ước tính thương mại quốc gia, trong đó đã liệt kê khoảng 60 quốc gia trên thế giới, cùng các rào cản thuế quan, phi thuế quan của họ. Từ đó, thị trường đã nắm được số lượng các quốc gia chịu tác động của đợt áp thuế quan mới”, ông Hưng nói tại chương trình "Cafe cùng chứng " diễn ra sáng này 3/4.
46% chưa phải mức thuế áp dụng chính thức
Theo ông Hưng, hiện những thông tin ban đầu về việc Mỹ áp thuế 46% đối với Việt Nam vẫn chưa rõ ràng.
Ví dụ như thời điểm áp dụng, mức thuế cơ bản 10% từ ngày 5/4, thuế đối ứng theo thông tin là ngày 9/4, nghĩa là một đến hai tuần nữa mới diễn ra. Danh sách mặt hàng cụ thể chịu áp thuế cũng chưa chi tiết.
Nếu tính đơn giản, con số ảnh hưởng đến Việt Nam là khoảng 1%-1,5% tổng sản phẩm quốc nội (GDP), tuy nhiên ông Hưng cho rằng mức này sẽ cao hơn.
“Con số không quá ý nghĩa, do vấn đề thuế không chỉ ảnh hưởng đến 60 quốc gia, bao gồm Việt Nam mà cả thế giới. Từ đó, suy thoái kinh tế là khó tránh khỏi nên việc tính toán cần nhìn ở góc độ rộng hơn”, ông Hưng nói.
Theo chuyên gia này đánh giá, mức ảnh hưởng của việc Mỹ áp thuế nhập khẩu lên tất cả các đối tác thương mại của Mỹ trên toàn thế giới có thể so sánh với các đợt suy thoái kinh tế thế giới trong quá khứ hay giai đoạn dịch Covid-19.
“46% đối với Việt Nam hay 54% đối với Trung Quốc là mức trần để đàm phán với Mỹ về các chính sách, sau đó có thể giảm xuống. Điều này có nghĩa những con số này không phải là mức thuế đã cố định và sẽ được áp mãi mãi”, ông Hưng nhấn mạnh.
Ngoài ra, chuyên gia của SSI cũng cho rằng, Việt Nam là một trong những quốc gia thời gian qua đã tích cực làm việc, thể hiện thiện chí trong việc xử lý thặng dư thương mại giữa hai quốc gia. Vì vậy, mức thuế với Việt Nam có thể không phải 46%, mà thấp hơn, thậm chí chỉ 10%.
“Xét về tổng quan, ảnh hưởng đến Việt Nam là thấp. Và giống như những cuộc chiến tranh thương mại trước, Việt Nam vẫn là nước hưởng lợi sau cùng”, ông Hưng dự báo.
Tăng trưởng GDP đến từ bên trong
Dưới góc độ nhà đầu tư chứng khoán, đặc biệt là nhà đầu tư nước ngoài, theo ông Hưng, họ vẫn đang trong tâm thế chờ đợi. Khi rủi ro về thuế quan có phần tiêu cực, thì khối ngoại đã bắt đầu xem xét đầu tư lại vào Việt Nam.
“Các nhà đầu tư nước ngoài sẽ quan sát thị trường, nếu cổ phiếu về vùng giá phù hợp họ sẽ giải ngân”, ông Hưng nói.
Theo kinh tế trưởng SSI, so với thời điểm chiến tranh thương mại năm 2018, hệ số giá trên lợi nhuận một cổ phiếu (P/E) có lúc 23-24 lần thì bây giờ chỉ bằng một nửa nên khả năng khối ngoại sẽ xem xét giải ngân là rất lớn.
Liên quan đến các nhóm ngành sẽ chịu ảnh hưởng bởi chính sách thuế của Mỹ, ông Hưng cho rằng, mức thuế quan lên cao không khác gì thuế chống bán phá giá nhưng lựa chọn khác để nhập khẩu của Mỹ cũng không quá nhiều.
Ngoài ra, những mặt hàng của Việt Nam không phải ở phân khúc cao cấp, độ co giãn của cầu không lớn, như ngành thủy sản, nên chịu ảnh hưởng không quá cao.
“Về tổng quan, tác động của thuế quan chưa rõ ràng hoặc có thể chỉ ngắn hạn trong tháng 4, đến tháng 5 tình hình có thể khác”, ông Hưng đánh giá.
Cũng theo chuyên gia này, nếu Chính phủ vẫn tiếp tục các chính sách kích cầu nội địa và tăng đầu tư công, tăng trưởng GDP năm nay đến từ bên trong chứ không phải bên ngoài, mức ảnh hưởng đến doanh thu các doanh nghiệp niêm yết từ câu chuyện thuế có thể chỉ khoảng 20%.
Ngành thép Việt lo ngại nguy cơ Mỹ áp thuế cao
Thủy sản Vĩnh Hoàn bị Mỹ áp thuế chống bán phá giá
Theo đánh giá của KBSV, mặc dù mức thuế 0,09 USD/kg là không đáng kể so với giá bán (khoảng 3,5 USD/kg) và mức thuế của các doanh nghiệp cùng ngành, nhưng mức thuế này vẫn tăng thêm rủi ro đáng kể cho Vĩnh Hoàn.
Mỹ áp thuế hơn 200% đối với sản phẩm thép Việt Nam có nguồn gốc Trung Quốc
Bộ Thương mại Mỹ mới đây đã quyết định đánh thuế nhập khẩu mạnh vào các sản phẩm thép từ Việt Nam nhưng có nguồn gốc từ Trung Quốc, liên quan đến vấn đề trốn lệnh chống bán phá giá và chống trợ cấp của Mỹ.
Mỹ áp thuế cao thép xuất khẩu Việt Nam có chất nền Hàn Quốc, Đài Loan
Thép chống gỉ và thép cán nguội của Việt Nam xuất sang Mỹ có chất nền của Hàn Quốc hoặc Đài Loan sẽ phải chịu mức thuế tới hơn 456%.
Trách nhiệm và cơ hội lịch sử cho doanh nhân Việt từ Nghị quyết 68
Nghị quyết 68 đánh dấu bước ngoặt chính sách của Đảng trong phát triển kinh tế tư nhân, mở ra cơ hội và đặt ra trách nhiệm lịch sử mới cho doanh nhân Việt trong công cuộc chấn hưng kinh tế quốc gia.
Nghị quyết 68: Không hình sự hoá kinh tế, tiếp thêm niềm tin cho doanh nhân
Để tinh thần Nghị quyết 68 thực sự trở thành động lực thúc đẩy doanh nghiệp Việt vươn lên mạnh mẽ trong kỷ nguyên mới thì cơ chế thực thi phải đồng bộ, minh bạch.
Kỹ sư 57: Lực lượng nòng cốt trên mặt trận công nghệ
Hưởng ứng tinh thần của Nghị Quyết 57, Liên minh nhân lực chiến lược ra đời nhằm xây dựng đội ngũ "kỹ sư 57" trên mặt trận tri thức và công nghệ.
'Du lịch yêu nước' lên ngôi: Khi mỗi hành trình là một lời tri ân đất nước
Có một sự thật mà chúng ta có thể tự hào: người dân Việt Nam, đặc biệt là người trẻ, đang chọn những chuyến đi có ý nghĩa. Họ tìm đến các điểm đến lịch sử không chỉ để chụp ảnh “check-in”, mà còn để thắp một nén hương, để đứng lặng vài phút và ngẫm về những điều lớn lao.
Đột phá thể chế, pháp luật để đất nước vươn mình
Tổng Bí thư Tô Lâm có bài viết với tiêu đề "ĐỘT PHÁ THỂ CHẾ, PHÁP LUẬT ĐỂ ĐẤT NƯỚC VƯƠN MÌNH". Trong đó nhấn mạnh, thể chế, pháp luật có chất lượng, phù hợp với yêu cầu phát triển của thực tiễn và nguyện vọng của Nhân dân là yếu tố hàng đầu quyết định thành công của mỗi quốc gia. Do đó, để đất nước vươn mình phát triển mạnh mẽ, chúng ta dứt khoát nói "không" với bất cứ hạn chế, bất cập nào trong thể chế, pháp luật; không thỏa hiệp với bất kỳ yếu kém nào trong thiết kế chính sách, soạn thảo pháp luật, hay tổ chức thực thi.
Hoàng Huy gọi vốn 2.000 tỷ cho loạt dự án bất động sản Hải Phòng
Công ty CP Đầu tư dịch vụ tài chính Hoàng Huy lên kế hoạch phát hành thêm hơn 200 triệu cổ phiếu trong năm 2025 để huy động vốn phát triển hai dự án bất động sản lớn tại Hải Phòng.
Thủ tướng: Thiết kế chính sách để phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn
Thủ tướng khẳng định phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn, yêu cầu khẩn trương hoàn thiện cơ chế, chính sách để tạo đà tăng trưởng bền vững.
Vì sao Đất Xanh Group cấp thiết tăng vốn lên 10.000 tỷ đồng?
Nhà sáng lập Đất Xanh Group, Lương Trí Thìn khẳng định tập đoàn sẽ tăng vốn điều lệ lên trên 10.000 tỷ đồng để trở thành công ty cấp trung và cỡ lớn.
BIM Land khởi động tổ hợp căn hộ phong cách khách sạn SkyM
BIM Land – thành viên BIM Group, khởi động tổ hợp căn hộ cao cấp phong cách khách sạn SkyM tại khu đô thị vịnh biển Halong Marina (Quảng Ninh). Dự án được kỳ vọng sẽ thiết lập chuẩn mực mới cho mô hình nghỉ dưỡng – lưu trú – đầu tư ngay tại trung tâm du lịch năng động bậc nhất miền Bắc.
Mùa đại hội chỉ tiến không lùi
Mùa đại hội năm nay chứng kiến các doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam thể hiện tinh thần "chỉ tiến không lùi", như lời khẳng định về nội lực quốc gia trước những bất ổn toàn cầu.
V-Green cùng 4 đối tác đầu tư 300 triệu USD làm 63.000 cổng sạc VinFast tại Indonesia
V-Green và các đối tác gồm Chargecore, Chargepoint, Amarta Group và CVS, cam kết đầu tư 300 triệu USD để phát triển hạ tầng trạm sạc tại Indonesia.
Hóa dầu Long Sơn tiếp tục thổi bay nghìn tỷ lợi nhuận của SCG
Được kỳ vọng là dự án chiến lược tại Việt Nam nhưng đến hiện tại, Tổ hợp hóa dầu Long Sơn đang gây áp lực tài chính lớn cho Tập đoàn SCG.