TS. Nguyễn Bách Phúc (*)
Thứ tư, 19/07/2017 - 00:00
Giá bán thấp, thiếu vốn ưu đãi và thiếu các giải pháp kỹ thuật công nghệ khiến điện gió ở Việt Nam phát triển ì ạch trong khi tiềm năng thì rất lớn
Ở Việt Nam nguồn năng lượng tái tạo được coi là khả thi và hiệu quả, có thể đầu tư xây dựng với qui mô lớn, đó là năng lượng gió và mặt trời, trong đó theo các nghiên cứu khảo sát và so sánh thì năng lượng gió được xem là tối ưu và hiệu quả nhất.
Tiềm năng điện gió Việt Nam
Thực tế của Việt Nam và thế giới cho thấy năng lượng gió được tập trung khai thác ven bờ biển, trên mặt biển, và các hải đảo.
Với chiều dài bờ biển hơn 3.000 km, chạy dọc từ Bắc vào Nam, Việt Nam được đánh giá là đất nước có tiềm năng điện gió rất lớn. Những năm đầu của thế kỷ 21 Ngân hàng Thế giới đã tiến hành xây dựng bản đồ tiềm năng gió cho 4 nước khu vực Đông Nam Á bao gồm: Việt Nam, Thái Lan, Lào, Campuchia. Theo bản đồ năng lượng gió này, tiềm năng năng lượng gió Việt Nam có thể đạt hơn 500.000 MW. Trong khi toàn bộ công suất của hệ thống sản xuất điện Việt Nam hiện nay chỉ khoảng 25000 MW, bằng 1/20 tiềm năng điện gió.
Nói cách khác, nếu Việt Nam khai thác hết tiềm năng gió thì tổng công suất điện gió có thể lớn gấp 20 lần tổng công suất điện hiện tại của Việt Nam. Vì vậy Ngân hàng thế giới coi Việt Nam là đất nước có tiềm năng điện gió lớn hơn nhiều so với các nước khác trong khu vực.
Trên cơ sở số liệu của bản đồ tiềm năng gió của Ngân hàng Thế giới, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã tiếp tục đầu tư khảo sát nghiên cứu đánh giá tiềm năng điện gió, đã đạt được một số dữ liệu làm cơ sở xác định những khu vực thích hợp cho đầu tư phát triển điện gió trong tương lai. Kết quả nghiên cứu cho thấy những vùng có thể tạo ra nguồn năng lượng điện gió với hiệu quả cao tập trung ở khu vực Trung Trung bộ (Quảng Bình đến Khánh Hòa), Nam Trung bộ (Ninh Thuận, Bình Thuận) và các tỉnh Nam bộ (Bạc Liêu, Sóc Trăng...). Trong đó hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận có tiềm năng lớn nhất, là khu vực đầu tư cho điện gió khả thi nhất.
Theo số liệu bản đồ năng lượng gió đã được lập, với tốc độ gió từ 6-7m/s ở độ cao từ 60 - 80m khu vực hai tỉnh Bình Thuận và Ninh Thuận có thể xây dựng lắp đặt nhiều trang trại gió (wind farm) với tổng công suất lên đến 9.500 MW (gấp gần 4 lần nhà máy thủy điện Sơn La).
Mục tiêu của Chính phủ là ưu tiên phát triển nguồn năng lượng tái tạo, phấn đấu tăng tỷ lệ sản lượng điện từ nguồn năng lượng tái tạo đạt 4,5% và năm 2020, và 6% vào năm 2030; đồng thời thực hiện lộ trình hình thành thị trường điện cạnh tranh, tháo gỡ một phần khó khăn cho các nhà đầu tư năng lượng sạch.
Hiện cả nước có 4 dự án điện gió đã có điện bán vào hệ thống điện quốc gia, bao gồm: Dự án điện gió tại Tuy Phong (Bình Thuận); Dự án Phong điện trên đảo Phú Quý (Bình Thuận); Dự án điện gió Trung Nam (Ninh Thuận) và Dự án điện gió Bạc Liêu. Chỉ riêng dự án Bạc Liêu được bán điện với giá 9,8 cents/kWh do là điện gió trên biển, các dự án còn lại trên đất liền phải áp dụng mức giá là 7,8 cent/kWh. Trong đó, 6,8 cent/kWh do Tập đoàn Điện lực Việt Nam trả, 1 cent còn lại chi từ Quỹ Bảo vệ môi trường.Hiện cả nước có 4 dự án điện gió đã có điện bán vào hệ thống điện quốc gia, bao gồm: Dự án điện gió tại Tuy Phong (Bình Thuận); Dự án Phong điện trên đảo Phú Quý (Bình Thuận); Dự án điện gió Trung Nam (Ninh Thuận) và Dự án điện gió Bạc Liêu. Chỉ riêng dự án Bạc Liêu được bán điện với giá 9,8 cents/kWh do là điện gió trên biển, các dự án còn lại trên đất liền phải áp dụng mức giá là 7,8 cent/kWh. Trong đó, 6,8 cent/kWh do Tập đoàn Điện lực Việt Nam trả, 1 cent còn lại chi từ Quỹ Bảo vệ môi trường.
Thủ Tướng chính phủ đã ban hành quyết định số 37/2011/QĐ-TTg ngày 29/6/2011 quy định cơ chế hỗ trợ phát triển điện gió tại Việt Nam, và quyết định số 1208/2011/QĐ-TTg phê duyệt qui hoạch phát triển Điện lực Quốc gia giai đoạn 2011-2020 có tính đến năm 2030. Các quyết định này đã xác định cụ thể hơn về qui hoạch, về chế độ ưu đãi tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư như: ưu đãi về tín dụng đầu tư, miễn thuế nhập khẩu thiết bị, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, giảm tiền thuê đất, vv..
Tuy nhiên việc đầu tư xây dựng các nhà máy phong điện vẫn còn nhiều khó khăn, chính quyền nên tiếp tục tháo gỡ, thì Việt Nam mới có thể phát huy được tiềm năng điện gió thành hiện thực.
Giá bán điện gió quá thấp
Theo quyết định số 37/2011/QĐ-TTg ngày 29/6/2011, Chính Phủ đã quy định bên mua điện (Tập đoàn Điện lực Việt Nam EVN) có trách nhiệm mua toàn bộ sản lượng điện sản xuất ra từ các Nhà máy Điện gió với giá 7.8 USD cent/1KWh, nhưng theo các nhà đầu tư của các công trình đã đưa vào vận hành, mức giá này còn rất thấp, dẫn đến khả năng thu hồi vốn của họ là vô cùng khó khăn. Hiện chỉ có duy nhất dự án điện gió ở Bạc Liêu đang được áp dụng giá bán điện là 9,8 UScent/kWh bởi đặc thù của dự án là đầu tư các cột gió trên biển.
Theo nghiên cứu của Tổ chức Hợp tác phát triển Đức (GIZ), mỗi MW điện gió tại Việt Nam cần chi phí đầu tư trung bình là 2 triệu USD, chi phí vận hành hàng năm là 35.000 USD, nên giá mua 7,8 cent/kWh không khuyến khích được đầu tư vì chủ dự án sẽ lỗ.Theo nghiên cứu của Tổ chức Hợp tác phát triển Đức (GIZ), mỗi MW điện gió tại Việt Nam cần chi phí đầu tư trung bình là 2 triệu USD, chi phí vận hành hàng năm là 35.000 USD, nên giá mua 7,8 cent/kWh không khuyến khích được đầu tư vì chủ dự án sẽ lỗ.
Tham khảo một số dự án điện gió tại các nước phát triển như: Đức, Hà Lan, Đan Mạch Mỹ và Trung Quốc (là những nước gần đây có tốc độ phát triển nhanh nhất và có tổng công suất nguồn điện gió lớn nhất thế giới hiện nay), suất đầu tư cho 1MW thiết bị châu Âu đáp ứng tiêu chuẩn của Hội đồng kỹ thuật Điện quốc tế (IEC: International Electrotechnical Commision) là 2,25 triệu USD; còn nếu sử dụng công nghệ và thiết bị Trung Quốc thì suất đầu tư là 1,8 triệu USD/1MW.
Trong khi đó, ở Việt Nam, một số dự án điện gió được đầu tư với thiết bị công nghệ châu Âu Fulender (Đức) và Vestas (Đan Mạch), cho thấy giá thành đã lên tới 2,5 triệu /1MW. Những con số này nói lên rằng, với giá bán điện gió 7,8 USD cent/1KWh thì các nhà đầu tư chưa thể mặn mà với việc đâu tư điện gió. Từ cuối năm 2016, Bộ Công thương đã trình Chính phủ xem xét quyết định tăng giá bán điện gió, nhưng hiện vẫn chưa có quyết định thay đổi giá bán điện gió mới.
Thiếu nguồn vốn ưu đãi
Thông thường các dự án điện gió trên thế giới đều được các quỹ bảo vệ môi trường thế giới quan tâm, thông qua các cơ quan chức năng đánh giá tính khả thi, đặc biệt đánh giá kỹ về tác động môi trường, xã hội, trên cơ sở đó họ được cho vay vốn với lãi suất ưu đãi (1,5 -2.5%/năm).
Nhưng việc tiếp cận đến nguồn vốn này của các nhà đầu tư Việt Nam còn rất hạn chế. Chính phủ rất cần có chính sách, cơ chế riêng để hỗ trợ, mở đường cho các doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà máy điện gió tiếp cận các quỹ đầu tư bảo vệ môi trường. Đặc biệt là Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam hiện cũng cần hỗ trợ vốn với lãi suất ưu đãi cho các doanh nghiệp đầu tư sản xuất điện từ gió, và để thực hiện được điều này lại cần đến cơ chế chính sách của Nhà nước.
Đột phá về giải pháp công nghệ
Các giải pháp đột phá về công nghệ cho câc dự án điện gió rất cần được thực hiện để tăng sản lượng điện gió ở Việt Nam.
Thứ nhấtlà nâng công suất của từng máy phát điện gió. Các dự án điện gió đã và đang thực hiện đều sử dụng với máy phát có công suất từ 1 đến 2MW. Trong khi đó tiềm năng gió của Việt Nam tại miền Trung, miền Nam, Tây Nguyên là rất lớn, tốc độ từ 4m/s đến 19m/s là rất phổ biến, thích hợp cho những máy phát điện gió có công suất lớn hơn. Nâng công suất sẽ khiến đầu tư lớn hơn nhưng sẽ giúp giảm giá thành nhiều hơn và giúp hiệu suất đầu tư khả thi hơn.
Thứ hai là khuyến khích và hỗ trợ sản xuất và sử dụng máy phát điện gió cỡ nhỏ phục vụ gia đình. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ có khả năng chế tạo các máy phát điện gió loại nhỏ từ 3 đến 10KW, sử dụng cho gia đình, những sản phẩm này không yêu cầu công nghệ cao, các chi tiết lắp ráp có thể nâng tỷ lệ nội địa hóa đến 70, 80%, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, và sử dụng nguồn năng lượng thân thiện vơi môi trường.
Thứ ba là tính đúng, tính đủ giá thành điện: Chúng ta cần phải xem xét lại một cách khách quan, nghiêm túc, cụ thể, để tính đúng, tính đủ giá thành cho 1 KWh điện của điện than, điện khí, thủy điện, điện gió, điện mặt trời vv… Trong quá trình tính toán giá điện, phải kết hợp so sánh với kết quả đánh giá tác động môi trường, xã hội (đất đai, rừng núi, sông suối, và môi trường tác động đến đời sống con người), từ đó mới có thể xử lý một cách hài hòa các mục tiêu: An ninh năng lượng quốc gia, môi trường xanh sạch đẹp... từ đó mới thực sự xây dựng được chiến lược năng lượng sạch phù hợp, đảm bảo tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững.
Theo số liệu của Hội đồng năng lượng gió toàn cầu (GWEC), đến đầu năm 2016, tổng công suất của điện gió trên toàn thế giới đã đạt gần 433 GW, tăng 17% so với 2014. Dự báo tổng công suất điện gió toàn cầu đến 2020 sẽ đạt hơn 790 GW. Tốc độ tăng trưởng công suất bình quân hàng năm cho giai đoạn 2016-2020 là 21,9%. Hiện nay điện gió đang chiếm khoảng 4% tổng sản lượng điện cung cấp trên toàn cầu. Con số này có thể tăng gấp đôi vào năm 2020.Theo số liệu của Hội đồng năng lượng gió toàn cầu (GWEC), đến đầu năm 2016, tổng công suất của điện gió trên toàn thế giới đã đạt gần 433 GW, tăng 17% so với 2014. Dự báo tổng công suất điện gió toàn cầu đến 2020 sẽ đạt hơn 790 GW. Tốc độ tăng trưởng công suất bình quân hàng năm cho giai đoạn 2016-2020 là 21,9%. Hiện nay điện gió đang chiếm khoảng 4% tổng sản lượng điện cung cấp trên toàn cầu. Con số này có thể tăng gấp đôi vào năm 2020.
Việt Nam đang đối mặt nhiều thách thức lớn như: chất lượng tăng trưởng thấp, tài nguyên bị sử dụng lãng phí, thất thoát nghiêm trọng, ô nhiễm môi trường ngày càng trở nên bức xúc... Phát triển xanh và xây dựng một nền kinh tế xanh đang là nhu cầu cấp thiết.
Với chủ đề “Vật liệu cho tương lai bền vững”, tọa đàm của Quỹ VinFuture với các nhà khoa học hàng đầu thế giới, mang tới góc nhìn sâu sắc về vật liệu bền vững.
SeABank triển khai chương trình cho vay mua nhà lãi suất 0% tại dự án NewTown Diamond với mức lãi suất cho vay 0% và ân hạn trả nợ gốc lên tới 36 tháng.
Công ty CP Mù Cang Chải Discovery vừa ký kết thỏa thuận để Radisson Hotel Group quản lý vận hành khu nghỉ dưỡng ở địa danh nổi tiếng với ruộng bậc thang.
SHB lần thứ tư được vinh danh trong Top 10 doanh nghiệp có báo cáo thường niên tốt nhất nhóm ngành tài chính, minh chứng cho những nỗ lực về phát triển bền vững.
Bamboo Capital được vinh danh là doanh nghiệp có báo cáo thường niên và tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên tốt nhất tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024.