Phát triển bền vững

Kinh tế xanh là tìm kiếm lợi nhuận thân thiện với môi trường

Nguyễn Tác An - Hội Khoa học kỹ thuật biển Việt Nam Thứ tư, 19/07/2017 - 00:00

Việt Nam đang đối mặt nhiều thách thức lớn như: chất lượng tăng trưởng thấp, tài nguyên bị sử dụng lãng phí, thất thoát nghiêm trọng, ô nhiễm môi trường ngày càng trở nên bức xúc... Phát triển xanh và xây dựng một nền kinh tế xanh đang là nhu cầu cấp thiết.

Ảnh minh họa.

Phát triển xanh - xu hướng tất yếu

Phát triển xanh là sự phát triển hài hòa giữa kinh tế, xã hội và môi trường. Định hướng phát triển xanh đang là ưu tiên hàng đầu của các quốc gia, hướng đến cải thiện đời sống con người và tính công bằng xã hội, đồng thời giảm thiểu những hiểm họa môi trường và tình trạng khan hiếm tài nguyên là những tiền đề gây sự “bất ổn” chính trị, xã hội.

Kinh tế xanh là một trong những tiếp cận ưu tiên mang tính thời đại trong quá trình phát triển theo mô hình “kinh tế sinh thái hiện đại”. Đây là nền kinh tế có hướng chủ đạo đầu tư vào con người, tự nhiên và xã hội. Nó “hài hòa với môi trường”, có khả năng tạo ra những “cỗ máy xanh” cho nền kinh tế, tìm kiếm lợi nhuận một cách thân thiện với môi trường”.

Kinh tế xanh tập trung nghiên cứu sử dụng các công cụ kinh tế để giải quyết hợp lý những vấn đề của xã hội, đến sự thịnh vượng và làm thay đổi hành vi của con người, hướng tới những lối sống bền vững hơn.

Những lĩnh vực chủ yếu của nền kinh tế xanh là nhắm đến là nguồn năng lượng tái tạo, công nghệ sinh học, công nghệ thông tin thế hệ mới, sản xuất thiết bị công nghệ cao, vật liệu tiên tiến, các thiết bị, công cụ sử dụng nhiên liệu thay thế, các công nghệ thân thiện với môi trường và tiết kiệm năng lượng…

Kinh tế xanh tập trung chú ý đến nhiều lĩnh vực hoạt động kinh tế khác nhau, ngay từ khâu cung cấp nguyên vật liệu, năng lượng, cho đến quy trình tái chế, xử lý chất thải và sản phẩm sạch, từ sản xuất nông nghiệp cho đến công nghiệp, xây dựng, giao thông, các công trình phúc lợi, dịch vụ…

Kinh tế xanh sẽ thúc đẩy cùng lúc các lĩnh vực phát triển theo hướng “xanh hóa”. Không chỉ dừng lại như một hoạt động kinh tế thông thường, kinh tế xanh còn có khả năng giải quyết triệt để các mối quan hệ giữa các lĩnh vực, từ sản xuất, nghiên cứu, giáo dục và cả các yếu tố xã hội, văn hoá trong một mối liên hệ biện chứng.

Kinh tế xanh có 3 đặc trưng cơ bản. Thứ nhất là nền kinh tế ‘sạch’, mang hàm lượng trí tuệ cao. Thứ hai là nền kinh tế ‘hài hòa’ – xanh hóa cho phát triển, phát triển để xanh hóa. Thứ ba là bản thân quá trình phát triển xanh cũng đã mang lại nhiều giá trị môi trường, xã hội và kinh tế, càng xanh hóa, lợi ích kinh tế càng cao.

Để đánh giá kinh tế xanh, người ta dùng tiêu chí GDP xanh. Đó là GDP trừ đi chi phí tiêu dùng tài nguyên và mất mát về môi trường do các hoạt động kinh tế. Mặc dù việc thực hiện GDP xanh hiện tại còn một số khó khăn về kỹ thuật như việc xác định giá trị của các yếu tố môi trường, các vấn đề xã hội… Tiêu chuẩn đánh giá sự phát triển của một vùng, một quốc gia sẽ thay đổi khi thực hiện tính GDP xanh.

Trước đây sự tăng trưởng thuần túy về kinh tế là tiêu chuẩn duy nhất đánh giá thành tựu kinh tế. Còn GDP xanh sẽ đánh giá toàn diện các mặt tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường.

Theo phân tích của các chuyên gia kinh tế, phát triển xanh sẽ giúp các nước tăng trưởng cả “xương” lẫn “ thịt”, chứ không chỉ tăng trưởng “xương” như hiện nay (người dân chẳng được lợi lộc mấy do tăng trưởng ). Thực tiễn tại các nước cho thấy, việc thúc đẩy tăng trưởng xanh hay quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế xanh tạo ra tiềm năng to lớn cho phát triển bền vững, giảm đói nghèo và tăng cường sức mạnh bảo vệ an ninh chủ quyền lãnh hải.

Riêng đối với các quốc gia đang phát triển, tăng trưởng xanh còn tạo đà cho một bước “nhảy vọt” để phát triển kinh tế mà không cần theo con đường phát triển kinh tế “ lỗi thời” “ô nhiễm trước, xử lý sau”.

Phát triển xanh ở Việt Nam: Câu chuyện từ thực tiễn nuôi tôm

Ở Việt Nam vấn đề phát triển xanh đã được đặt ra từ lâu. Các chính sách để hướng đến mục tiêu tăng trưởng xanh, phát triển xanh đã được ban hành trong nhiều bộ luật và khuôn khổ pháp lý khác nhau. Khung chiến lược tăng trưởng xanh của Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 và Tầm nhìn đến 2050 có đưa ra ba mục tiêu chính là giảm phát thải khí nhà kính, xanh hóa sản xuất và xanh hóa lối sống và tiêu dùng.

Khung chiến lược tăng trưởng xanh của Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 và Tầm nhìn đến 2050 có ba mục tiêu chính là giảm phát thải khí nhà kính, xanh hóa sản xuất và xanh hóa lối sống và tiêu dùng.
Ngoài ra, 100% các cơ sở sản xuất kinh doanh mới thành lập phải áp dụng công nghệ sạch hoặc trang bị các thiết bị giảm ô nhiễm, xử lý chất thải.Khung chiến lược tăng trưởng xanh của Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 và Tầm nhìn đến 2050 có ba mục tiêu chính là giảm phát thải khí nhà kính, xanh hóa sản xuất và xanh hóa lối sống và tiêu dùng.
Ngoài ra, 100% các cơ sở sản xuất kinh doanh mới thành lập phải áp dụng công nghệ sạch hoặc trang bị các thiết bị giảm ô nhiễm, xử lý chất thải.

Việt Nam cũng đã đề ra một số các chỉ tiêu giám sát và đánh giá sự phát triển kinh tế bền vững gồm: chỉ số phát triển con người (HDI), chỉ số bền vững môi trường (ESI), hiệu quả sử dụng vốn đầu tư (ICOR) và mức độ góp phần giảm mạnh tỷ lệ đói nghèo…

Song song đó, Việt Nam đã triển khai nhiều chương trình, dự án để hướng nền kinh tế đến tăng trưởng xanh như: phục hồi các hệ sinh thái biển quan trọng (rạn san hô, thảm cỏ biển, rừng ngập mặn); ứng dụng tiến bộ trong khai thác, nuôi trồng và bảo quản sản phẩm sau thu hoạch; xây dựng mô hình làng nghề nuôi thủy hải sản theo tiêu chuẩn sạch...

Tại mô hình nuôi sinh thái như nuôi tôm hùm kết hợp với vẹm xanh ở vùng vịnh Vân Phong, Khánh Hòa cho thấy: chi phí thức ăn giảm được 30% so với các phương pháp nuôi truyền thống, tăng tỷ lệ sống vật nuôi hơn 90%; chất lượng môi trường được cải thiện rõ rệt là làm giảm hàm lượng hữu cơ trong tầng đáy cột nước và trong trầm tích; xử lý ô nhiễm vi sinh trong trầm tích.

Mô hình nuôi tôm kết hợp trồng lúa ở vùng đất nhiễm mặn ven biển (Bình Đại, Bến Tre) nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu cũng cho những kết quả tích cực. Hiệu quả kinh tế của mô hình luân canh tôm lúa được phân tích, đánh giá từ khía cạnh các giá trị tài nguyên tự nhiên đáp ứng nhu cầu cho canh tác tôm lúa, khả năng bổ sung dinh dưỡng cho cây lúa từ các chất thải của nuôi tôm (là tài nguyên được khai thác, sử dụng) và khả năng xử lý, tự làm sạch của môi trường đối với chất thải trong nuôi tôm và trồng lúa (là tài nguyên đồng hóa chất thải).

Kết quả đánh giá cho thấy, giá thành tài nguyên môi trường vào khoảng 50-170 triệu đồng cho 1 tấn tôm sản phẩm, tùy theo phương thức canh tác. Giá thành lợi nhuận tài nguyên môi trường khoảng 25-100 triệu đồng/1 tấn sản phẩm. Đó là những giá trị kinh tế từ trung bình đến cao đối với môi trường ven biển nhiệt đới.

Tuy nhiên các mô hình nuôi trồng này cần tiếp tục được chú trọng ở ba khâu: Một là quản lý môi trường trong luân canh tôm - lúa dựa vào cơ sở sinh thái học; Hai là tổ chức quản lý tổng hợp vùng nhiễm mặn luân canh tôm, lúa; Ba là tổ chức quản lý chất lượng sản phẩm lúa - tôm trong mô hình luân canh theo tiêu chuẩn quốc tế, như tiêu chuẩn của "Thực hành nông nghiệp tốt", hoặc theo hệ thống quản lý chất lượng cao toàn cầu như Global GAP (Good Agricultural Practices).

Còn nhiều việc phải làm

Để phát triển kinh tế xanh cần có nhiều điều kiện tự nhiên, môi trường, sinh thái cũng như chính trị, xã hội. Việt Nam còn phải làm rất nhiều việc trong quá trình xanh hóa nền kinh tế của mình.

Trước hết là từ chính sách pháp luật. Đã đến lúc cần phải xem xét, bổ sung và hoàn thiện toàn bộ Luật Bảo vệ môi trường, hoàn chỉnh hệ thống các tiêu chuẩn về môi trường và nâng các tiêu chuẩn này lên mức ngang với tiêu chuẩn của các nước công nghiệp mới, để Luật Bảo vệ môi trường của ta không những đủ sức răn đe mà cần phải tương hợp với luật môi trường quốc tế.

Ngoài luật môi trường cũng cần bổ sung hoàn thiện các luật khác có liên quan đến môi trường như luật cạnh tranh, luật đầu tư và cả luật hình sự nữa. Luật hình sự có thể cho phép bất cứ công dân hay hiệp hội, không nhất thiết là người bị hại trực tiếp, khởi kiện các hành vi hủy hoại môi trường. Cần có giải pháp khả thi hơn để thực hiện Nghị định 99/2010/NDCP của Thủ tướng Chính phủ về chi trả dịch vụ môi trường: thủy điện 20 đ/kwh, nước sạch 40 đ/m3, du lịch 1-2%/doanh thu.

Hiện có 4 thách thức cơ bản nhất, cần phải tháo gỡ. Đó là: 1) Về phương pháp luận và nhận thức, cần phải làm rõ một số vấn đề cơ bản về quan điểm, triết lý phát triển và tổ chức quản lý kinh tế trong thời đại mới. Rất cần có sự "đột phá về lý luận để tạo tiền đề khoa học cho sự phát triển thực tiễn, cho chất lượng và hiệu quả hoạt động".

Thực hiện dân chủ rộng rãi trong nghiên cứu khoa học, lý luận, tăng cường đối thoại, không né tránh những vấn đề chưa đạt được sự nhất trí, khuyến khích các tổ chức tư vấn phản biện chính sách, qua đó, thu hút đông đảo trí thức, doanh nhân vào việc nghiên cứu đường lối, chính sách phát triển v.v...

2) Vấn đề về năng lực thực thi, triển khai của bộ máy quản lý nhà nước cũng phải được rà soát, nâng cao; phải tạo ra được sự thống nhất giữa các bộ, ngành, các cơ quan trong quản trị phát triển kinh tế, xã hội, nhất là trong quá trình “xanh hóa” nền kinh tế.

3) Phải tổ chức hiệu quả quản trị kỷ cương để hạn chế, ngăn chặn những tác động tiêu cực của “các nhóm lợi ích (lợi ích cá nhân, công ty, tập đoàn, ngành, địa phương...) và tư duy nhiệm kỳ”, trong phát triển bền vững. Quản trị kỷ cương phải được xem như vấn đề mẫu chốt tạo ra “thế và lực mới” trong quá trình xây dựng một nhà nước "kiến tạo phát triển".

4) Thách thức liên quan đến thông tin và quản lý, công bố thông tin thiếu tin cậy Thông tin không chuẩn mực, thiếu chính xác, không đáng tin cậy (có thể do kỹ thuật, do phương pháp, do trách nhiệm, do thiếu minh bạch và do cả bệnh thành tích... ), sẽ khiến cho những đánh giá sẽ không đúng tình hình, không thể dự báo chính xác các xu hướng nên không thể xây dựng được chiến lược phù hợp và đưa ra những quyết sách, giải pháp để giải quyết vấn đề có hiệu quả.

Ngoài ra, thiếu thông tin chuẩn xác, cũng có thể tạo ra những “ngộ nhận” về thực trạng phát triển kinh tế, xã hội, về giá trị tài nguyên, về vai trò của vùng biển và về khả năng quản trị phát triển tài nguyên trong các mối quan hệ quốc tế phức tạp hiện nay.

Kinh tế xanh lam là gì?
Nền kinh tế xanh liên quan đến sự phát triển kinh tế ở các vùng ven biển, biển, đại dương và hải đảo.
Mặc dầu, cho đến nay, vẫn chưa có một định nghĩa đầy đủ về kinh tế xanh lam, nhưng trong định hướng phát triển xanh lam ở ven bờ, biển và đại dương, có một số hướng mang tính chủ đạo đang được quốc tế khuyến cáo:
"Bảo vệ và phục hồi các hệ sinh thái, đa dang sinh học biển, phát triển thị trường carbon, tăng cường quản lý đáy biển (khai khoáng, dầu, khí, cáp dẫn…), thay đổi phương thức quản lý nghề cá và nuôi trồng hải sản ở các cấp trong khu vực và quốc gia, bình đẳng, không bao cấp và khai thác bền vững, thích ứng với quá trình dâng cao mực nước biển và biến đổi khí hậu, quản lý tổng hợp vùng bờ, tăng cường sử dụng bền vững nguồn lợi sinh vật, kể cả ứng dụng các công nghệ sinh học, xác nhận và chấp nhận khả năng hấp thụ, lưu giữ carbonnic của đại dương và vùng ven bờ, tổ chức thị trường carbon xanh, tăng cường xử lý ô nhiễm, chủ yếu là các chất dinh dưỡng trong biển và đại dương theo cơ chế thị trường, phát triển đột phá nguồn năng lượng tái tạo từ biển và đại dương…"
Về thực chất, kinh tế xanh lam nhằm xác định lại quá trình phát triển của hệ thống kinh tế biển trong mối quan hệ tổng thể, biện chứng với vùng lãnh thổ, lãnh hải, chứ không chỉ quan quan tâm đến việc giải quyết những vấn đề về môi trường đơn thuần.
Theo các chuyên gia quốc tế, tổ chức phát triển xanh lam Việt Nam sẽ được: 1) Phát triển xanh lam không chỉ mang lại sự giàu có, phồn vinh mà còn thúc đẩy tăng trưởng cao theo nguyên tắc “lấy Biển nuôi Đất liền”;
2) Tạo ra mối liên kết hài hòa trong việc xóa đói, giảm nghèo tận gốc rễ với bảo vệ, phục hồi tốt hơn các nơi cư trú, tăng cường nguồn lợi biển và đa dạng sinh học;
3) Chuyển đổi sang mô hình phát triển xanh lam, công ăn, việc làm tăng mạnh, xóa bỏ được nạn thất nghiệp vốn là “căn bệnh kinh niên” trong nền kinh tế “nâu” (mô hình kinh tế công nghiệp hóa, nguồn năng lượng nhân tạo, phân tán, dựa vào các hệ sinh thái nhân tạo..). Kinh tế xanh lam là gì?
Nền kinh tế xanh liên quan đến sự phát triển kinh tế ở các vùng ven biển, biển, đại dương và hải đảo.
Mặc dầu, cho đến nay, vẫn chưa có một định nghĩa đầy đủ về kinh tế xanh lam, nhưng trong định hướng phát triển xanh lam ở ven bờ, biển và đại dương, có một số hướng mang tính chủ đạo đang được quốc tế khuyến cáo:
"Bảo vệ và phục hồi các hệ sinh thái, đa dang sinh học biển, phát triển thị trường carbon, tăng cường quản lý đáy biển (khai khoáng, dầu, khí, cáp dẫn…), thay đổi phương thức quản lý nghề cá và nuôi trồng hải sản ở các cấp trong khu vực và quốc gia, bình đẳng, không bao cấp và khai thác bền vững, thích ứng với quá trình dâng cao mực nước biển và biến đổi khí hậu, quản lý tổng hợp vùng bờ, tăng cường sử dụng bền vững nguồn lợi sinh vật, kể cả ứng dụng các công nghệ sinh học, xác nhận và chấp nhận khả năng hấp thụ, lưu giữ carbonnic của đại dương và vùng ven bờ, tổ chức thị trường carbon xanh, tăng cường xử lý ô nhiễm, chủ yếu là các chất dinh dưỡng trong biển và đại dương theo cơ chế thị trường, phát triển đột phá nguồn năng lượng tái tạo từ biển và đại dương…"
Về thực chất, kinh tế xanh lam nhằm xác định lại quá trình phát triển của hệ thống kinh tế biển trong mối quan hệ tổng thể, biện chứng với vùng lãnh thổ, lãnh hải, chứ không chỉ quan quan tâm đến việc giải quyết những vấn đề về môi trường đơn thuần.
Theo các chuyên gia quốc tế, tổ chức phát triển xanh lam Việt Nam sẽ được: 1) Phát triển xanh lam không chỉ mang lại sự giàu có, phồn vinh mà còn thúc đẩy tăng trưởng cao theo nguyên tắc “lấy Biển nuôi Đất liền”;
2) Tạo ra mối liên kết hài hòa trong việc xóa đói, giảm nghèo tận gốc rễ với bảo vệ, phục hồi tốt hơn các nơi cư trú, tăng cường nguồn lợi biển và đa dạng sinh học;
3) Chuyển đổi sang mô hình phát triển xanh lam, công ăn, việc làm tăng mạnh, xóa bỏ được nạn thất nghiệp vốn là “căn bệnh kinh niên” trong nền kinh tế “nâu” (mô hình kinh tế công nghiệp hóa, nguồn năng lượng nhân tạo, phân tán, dựa vào các hệ sinh thái nhân tạo..).


Từ 1/6: Giá bán điện mặt trời là 9,35 cents/kWh

Từ 1/6: Giá bán điện mặt trời là 9,35 cents/kWh

Tiêu điểm -  7 năm

Giá bán điện mặt trời được áp dụng tại Việt Nam từ ngày 1/6/2017 tới là 9,35 cents/KWh,

Gỡ các nút thắt mở đường cho điện gió

Gỡ các nút thắt mở đường cho điện gió

Tiêu điểm -  7 năm

Giá bán thấp, thiếu vốn ưu đãi và thiếu các giải pháp kỹ thuật công nghệ khiến điện gió ở Việt Nam phát triển ì ạch trong khi tiềm năng thì rất lớn

Phát triển kinh tế biển: xu thế tất yếu

Phát triển kinh tế biển: xu thế tất yếu

Tiêu điểm -  7 năm

Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 đề ra mục tiêu đưa nước ta trở thành một quốc gia mạnh về biển, giàu lên vì biển; đồng thời bảo vệ vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền quốc gia trên biển

Khai doanh trí, chấn doanh khí cho kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Khai doanh trí, chấn doanh khí cho kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Diễn đàn quản trị -  33 phút

Nền văn hóa kinh thương Việt Nam 2045 được cấu thành bởi một thế hệ doanh nhân mới với doanh trí mới và doanh khí mới, và một nền quản trị mới với khát vọng dân tộc và chuẩn mực toàn cầu.

Dịch vụ là văn hoá

Dịch vụ là văn hoá

Diễn đàn quản trị -  41 phút

Dịch vụ không chỉ gói gọn trong công nghệ hay bí mật thương mại, mà cốt lõi chính là văn hóa con người.

Nắm lấy những cơ hội chuyển mình

Nắm lấy những cơ hội chuyển mình

Bất động sản -  41 phút

Trong suốt 28 năm qua, ROX Group (tiền thân là TNG Holdings Vietnam) đã luôn nắm bắt những cơ hội thay đổi, chuyển mình để trở thành một trong những nhà phát triển khu công nghiệp tiên phong và thành công nhất Việt Nam.

Cách những thương hiệu tỷ đô gia tăng giá trị

Cách những thương hiệu tỷ đô gia tăng giá trị

Diễn đàn quản trị -  56 phút

Những câu chuyện giàu cảm xúc, có tính lan toả giúp người tiêu dùng hiểu được bối cảnh và tham vọng sẽ giúp doanh nghiệp định vị, gia tăng giá trị thương hiệu.

Vun vén nguồn nhân lực cho nền kinh tế số

Vun vén nguồn nhân lực cho nền kinh tế số

Tiêu điểm -  1 giờ

Nhân lực được xem là bài toán cấp bách trong tiến trình Việt Nam trở thành một nền kinh tế số, đặc biệt là nhân lực trong lĩnh vực công nghệ thông tin và trí tuệ nhân tạo.

Doanh nhân trẻ: Tiên phong và kiến tạo

Doanh nhân trẻ: Tiên phong và kiến tạo

Diễn đàn quản trị -  23 giờ

Sự phát triển của cộng đồng doanh nhân trẻ là hành trình tái tạo và kiến tạo không ngừng nghỉ. Sự gắn kết cùng tinh thần dám nghĩ dám làm đã đưa họ từ những ngày đầu khó khăn đến một tương lai mới, nơi mà những người trẻ đang tiếp tục kế thừa và phát huy hệ gen giá trị.

Mở lối cho du lịch

Mở lối cho du lịch

Tiêu điểm -  1 ngày

Trong bối cảnh ngành du lịch Việt Nam đang bùng nổ, có một thực tế không thể phủ nhận rằng nếu không có những doanh nghiệp dám đi trước, những người tiên phong trong việc khai thác tiềm năng du lịch, sẽ không có những điểm đến nổi tiếng mà chúng ta biết đến ngày hôm nay.