Phát triển bền vững

Gỡ vướng mắc tài chính để thực hiện mục tiêu kép về kinh tế và khí hậu

Hoàng Đông Chủ nhật, 19/03/2023 - 19:05

Theo Nhóm công tác về môi trường tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF), cần có cơ chế thu hút đầu tư từ khu vực tư nhân để đảm bảo tiến trình thực hiện mục tiêu trung hòa carbon diễn ra như kỳ vọng.

Đa số các quốc gia trên thế giới đã đưa ra cam kết phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Tuy nhiên, đối với một nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam, cam kết này được đánh giá là cực kỳ tham vọng, đặc biệt khi được thực hiện cùng với mục tiêu trở thành quốc gia phát triển có thu nhập cao vào năm 2045.

Mục tiêu kép nói trên đã đặt ra thách thức kép cho Việt Nam là làm thế nào giảm phát thải carbon nhưng không dược kìm hãm động lực tăng trưởng của nền kinh tế.

“Việt Nam có thể đạt được mục tiêu này”, Nhóm công tác về môi trường nhấn mạnh. Tuy nhiên, điều đó đòi hỏi Việt Nam phải đảm bảo đặt tiến trình giảm thải carbon lên hàng đầu trong chương trình nghị sự chính sách quốc gia.

Một trong những khó khăn hàng đầu Việt Nam phải giải quyết là tiến trình hướng đến trung hòa carbon yêu cầu một nguồn vốn khổng lồ. Ước tính của Ngân hàng Thế giới (WB) chỉ ra, trong 18 năm tới, Việt Nam cần tiêu tốn khoảng 368 tỷ USD cho các hoạt động bao gồm nâng cấp cơ sở hạ tầng, triển khai chương trình xã hội thích ứng với biến đổi khí hậu; giải quyết những bất cập trong ngành năng lượng; giảm khí thải ngành công nghiệp, nông nghiệp, giao thông…

Cũng theo WB, từ nay đến năm 2050, trung bình mỗi năm cần chi khoảng 4,5 – 5,4% GDP cho công tác ngăn ngừa và thích ứng với biến đổi khí hậu. Để đáp ứng được con số khổng lồ này, bên cạnh nỗ lực từ phía Chính phủ, sự đóng góp của khu vực tư nhân cũng đặc biệt cần thiết.

Gỡ vướng mắc tài chính để thực hiện mục tiêu kép về kinh tế và khí hậu
Lượng khí thải bình quân đầu người của Việt Nam (đơn vị tấn) tăng mạnh qua tiến trình tăng trưởng kinh tế. Ảnh: The Global Economy

Nhóm công tác về môi trường đánh giá cao những nỗ lực của Chính phủ trong thời gian qua khi từng bước hoàn thiện khung chính sách, pháp lý liên quan đến biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, với con số nói trên, cần thêm nhiều cơ chế, chính sách tiếp tục được bổ sung và hoàn thiện, dựa trên một số đề xuất của Nhóm công tác về môi trường.

Đầu tiên, tăng khả năng tiếp cận tài chính khí hậu. Theo nhận xét của Nhóm công tác về môi trường, Việt Nam đang là điểm đến có rủi ro cao đối với những dự án do quốc tế tài trợ, chủ yếu xuất phát từ rủi ro về quyền sở hữu, sự thiếu rõ ràng về khung hợp đồng cũng như cơ chế giải quyết tranh chấp.

Bên cạnh đó, Việt Nam đang yêu cầu các nhà đầu tư trong và ngoài nước có khả năng tiếp cận các nguồn tài chính nước ngoài phải hợp tác với một ngân hàng địa phương. Chính sách này được đánh giá là thiếu hiệu quả, làm gia tăng chi phí đầu tư thậm chí đến mức “phi kinh tế”.

Nhóm công tác về môi trường nhấn mạnh, đang có những nguồn vốn khổng lồ muốn rót vào các lĩnh vực giảm khí thải carbon. Giải quyết những vướng mắc nói trên là điều cần thiết để mở đường cho những dòng vốn này rót vào Việt Nam.

Thứ hai, tăng tính rõ ràng của các chính sách khuyến khích tài chính khí hậu. “Các doanh nghiệp muốn đầu tư giảm thải cacbon trong tương lai của Việt Nam có cần phải xin ý kiến chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước, Ủy ban Chứng khoán nhà nước, Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và môi trường không”, Nhóm công tác về môi trường đặt câu hỏi.

Đó là thắc mắc chung được đặt ra bởi nhiều nhà đầu tư bởi chính sách hiện tại chưa đề cập rõ ràng cơ quan nào sẽ giảm sát các quỹ tài chính xanh, cũng như chưa có bất cứ quy định nào liên quan dến hỗ trợ lĩnh vực tài chính xanh từ phía các cơ quan quản lý về tài chính như Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước .

“Mặc dù chiến lược tăng trưởng xanh có đề cập đến khuyến khích tài chính xanh nhưng việc đưa ra bộ chính sách quản lý đầu tư xanh là bước quan trọng để giải phóng tài chính khí hậu”, Nhóm công tác về môi trường nhấn mạnh.

Các dự án kinh tế tuần hoàn là ‘chìa khóa’ để tiết kiệm năng lượng

Thứ ba, khuyến khích ứng dụng công nghệ tiết kiệm năng lượng. Việt Nam có mức cường độ năng lượng là 5,35 (tức 5.350kWh/1.000USD GDP), cao hơn so với nhiều quốc gia ASEAN. Nguyên nhân được chỉ ra, theo một nghiên cứu từ năm 2019, là do biểu giá điện thấp trong lĩnh vực sản xuất.

Nhóm công tác về môi trường đề nghị xem xét lại cách định giá năng lượng, đồng thời áp dụng mức thuế carbon, từ đó thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong các công nghệ hiệu quả năng lượng như pin lưu trữ, năng lượng mặt trời áp mái, công nghệ đo lường tiên tiến…

Cuối cùng, khuyến khích thực hành nông nghiệp ít phát thải, đặc biệt là giảm phát thải khí metan trong sản xuất lúa gạo. Nhiều giải pháp khoa học đã được đưa ra để giải quyết phát thải trong canh tác lúa, tuy nhiên, cần phải tạo ra cơ chế tiếp cận vốn cho nông dân cũng như doanh nghiệp nông nghiệp để ứng dụng những giải pháp này.

Phát biểu tại Phiên họp cấp cao VBF 2023, theo Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường Trần Quý Kiên, Việt Nam đang hướng đến kịch bản đưa lượng khí thải carbon đạt đỉnh vào năm 2035, sau đó giảm dần và đạt mức trung hòa carbon vào năm 2050.

Ghi nhận và đánh giá cao ý kiến của Nhóm công tác về môi trường, lãnh đạo Bộ Tài nguyên và môi trường cho biết, Bộ đang phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan để thúc đẩy hoạt động đầu tư từ phía doanh nghiệp đối với lĩnh vực giảm phát thải, ngăn ngừa và thích ứng với biến đổi khí hậu. Mặt khác, các cơ chế tài chính như thuế carbon, thị trường tín chỉ carbon, Bộ Tài nguyên và môi trường cũng đang tích cực hợp tác với Bộ Tài chính để triển khai sớm và hiệu quả.

Ngã ba lựa chọn của phụ nữ ĐBSCL giữa biến đổi khí hậu

Ngã ba lựa chọn của phụ nữ ĐBSCL giữa biến đổi khí hậu

Phát triển bền vững -  1 năm

Những đợt hạn hán và xâm nhập mặn lịch sử đang khiến rất nhiều phụ nữ ở Đồng bằng sông Cửu Long buộc phải lựa chọn con đường khác để mưu sinh, khi thu nhập từ nông nghiệp vốn bấp bênh nay lại giảm mạnh. Con đường đó có thể sẽ mang thêm những tia hy vọng cho cuộc sống của họ, nhưng cũng là bằng chứng rõ ràng về sự dễ tổn thương của những người phụ nữ nơi đây.

Hiểm họa khí hậu nghiêm trọng nhất của châu Á

Hiểm họa khí hậu nghiêm trọng nhất của châu Á

Phát triển bền vững -  2 năm

Căng thẳng nguồn nước tại châu Á dưới tác động của biến đổi khí hậu cho thấy một viễn cảnh đáng lo ngại với thế hệ tương lai.

Thêm cơ hội để Việt Nam tận dụng nguồn lực cho mục tiêu khí hậu

Thêm cơ hội để Việt Nam tận dụng nguồn lực cho mục tiêu khí hậu

Phát triển bền vững -  2 năm

Chương trình hợp tác mới đây giữa Bộ TN&MT và HSBC mở ra nhiều cơ hội cho Chính phủ Việt Nam tận dụng nguồn lực từ các tổ chức tài chính, hiệp hội, các chuyên gia, và đồng thời khuyến khích thêm sự tham gia của các doanh nghiệp khác trên thị trường.

COP27 thảo luận về ‘bồi thường khí hậu’

COP27 thảo luận về ‘bồi thường khí hậu’

Phát triển bền vững -  2 năm

Tìm kiếm giải pháp “bồi thường” khí hậu cho các nước đang phát triển sẽ là một trong những trọng tâm được đưa ra thảo luận tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc lần thứ 27 (COP27).

Đạm Phú Mỹ ra mắt bộ nhận diện thương hiệu mới PHUMY

Đạm Phú Mỹ ra mắt bộ nhận diện thương hiệu mới PHUMY

Nhịp cầu kinh doanh -  39 phút

Đạm Phú Mỹ vừa đánh dấu bước chuyển mình mạnh mẽ bằng việc công bố bộ nhận diện thương hiệu mới mang tên PHUMY, thể hiện khát vọng phát triển bền vững.

Sản xuất công nghiệp tăng trưởng 8,4%

Sản xuất công nghiệp tăng trưởng 8,4%

Tiêu điểm -  2 giờ

Ngành sản xuất công nghiệp tăng mạnh trở lại sau một năm khó khăn nhờ vào sự bứt phá của các ngành chế biến, chế tạo và năng lượng.

Quảng Ninh sẵn sàng cùng cả nước bước vào kỷ nguyên vươn mình

Quảng Ninh sẵn sàng cùng cả nước bước vào kỷ nguyên vươn mình

Tiêu điểm -  2 giờ

Quảng Ninh đang không chỉ chuẩn bị cho những con số tăng trưởng, mà còn hướng tới một mô hình phát triển cân bằng, bền vững và sáng tạo.

Khi những thành phố lớn đều 'tắc thở'

Khi những thành phố lớn đều 'tắc thở'

Phát triển bền vững -  2 giờ

Không khí, thứ ta hít thở mỗi ngày, đang trở thành mối đe dọa thầm lặng, đặc biệt ở những thành phố lớn như Hà Nội hay TP. HCM.

Kinh tế xanh chỉ chiếm 2%

Kinh tế xanh chỉ chiếm 2%

Phát triển bền vững -  2 giờ

Kinh tế xanh vẫn chiếm tỷ trọng rất thấp trong nền kinh tế, có thể khiến doanh nghiệp Việt Nam suy giảm năng lực cạnh tranh, đánh mất đối tác, thị trường.

Thúc đẩy thu hút FDI chất lượng cao vào TP. HCM

Thúc đẩy thu hút FDI chất lượng cao vào TP. HCM

Tiêu điểm -  2 giờ

Bên cạnh thu hút FDI chất lượng cao trong các lĩnh vực then chốt, hợp tác giữa Ngân hàng UOB và TP. HCM còn hỗ trợ doanh nghiệp Việt mở rộng ra quốc tế.

PGBank bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Hương làm tổng giám đốc

PGBank bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Hương làm tổng giám đốc

Hồ sơ quản trị -  2 giờ

Ông Hương được bổ nhiệm vị trí tổng giám đốc PGBank chỉ sau vài tháng giữ chức quyền tổng giám đốc ngân hàng này.