Phát triển bền vững

Góp ý dự thảo Luật Bảo vệ và phát triển rừng sửa đổi: Cần sửa Luật Đất đai

Minh Anh Thứ ba, 22/08/2017 - 16:58

"Việc giao rừng tự nhiên cho người dân là trái với Luật Đất đai, do đó, tôi kiến nghị cần xem sét sửa đổi lại Luật đất đai cho phù hợp với điều kiện hiện nay", ông Lù Văn Que, đại diện dân tộc Thái, Sơn La.

Dự thảo Luật lần này đẩy nhanh, sâu sắc hơn chủ trương xã hội hóa trong lâm nghiệp.

Sáng 22/8, tại Hà Nội, Viện Phát triển doanh nhân cộng đồng (Viện CENDI) phối hợp với Viện Tư vấn phát triển (Viện CODE) và Trung tâm Tư vấn quản lý bền vững tài nguyên và phát triển văn hóa cộng đồng Đông Nam Á - Việt Nam (Trung tâm CIRUM) đã tổ chức Hội thảo góp ý Dự thảo Luật Bảo vệ và phát triển rừng (sửa đổi).

Góp ý tại hội thảo, ông Phan Đình Nhã, Ban Nghiên cứu và phân tích chính sách của liên minh các tổ chức Trung tâm CIRUM, Viện CENDI và Viện CODE cho biết: “Dự thảo Luật lần này đẩy nhanh, sâu sắc hơn chủ trương xã hội hóa trong lâm nghiệp. Tạo khung chính sách để thu hút các nguồn lực để đầu tư bảo vệ và phát triển rừng bền vững; đảm bảo hài hòa lợi ích của nhà nước, của chủ rừng và người làm nghề rừng để lâm nghiệp đóng góp ngày càng tăng vào nền kinh tế, góp phần xóa đói, giảm nghèo, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu”.

Ông Nhã cũng chỉ ra một số thay đổi tích cực của bản dự thảo 6.1 (phiên bản ngày 1/8/2017) so với dự thảo 5 liên quan đến chủ rừng là hộ gia đình và cộng đồng dân cư. Theo đó, dự thảo bổ sung nguyên tắc hoạt động lâm nghiệp. Đảm bảo công khai, minh bạch, sự tham gia của các tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhận.

Dự thảo làm rõ hơn loại rừng theo truyền thống của cộng đồng dân cư và bổ sung rừng khu vực biên giới vào tiêu chí phân loại rừng. Dự thảo đã bổ sung nguyên tắc giao rừng cũng như quy định trách nhiệm của người đứng đầu về công tác quản lý bảo vệ rừng.

Theo ông Nhã: “Những thay đổi trên tuy chưa đầy đủ nhưng nếu được Quốc hội thông qua sẽ là động lực quan trọng để tạo điều kiện cho hộ gia đình và cộng đồng dân cư thôn bản, buôn làng… tiếp cận thuận lợi hơn về quyền quản lý bảo vệ, sử dụng rừng, phát huy bản sắc văn hóa, sinh kế gắn với rừng và tham gia hiệu quả vào sự nghiệp bảo vệ phát triển rừng để bảo vệ môi trường sinh thái và ổn định an ninh chính trị xã hội”.

Ông Lù Văn Que, đại diện dân tộc Thái, Sơn La phát biểu tại hội thảo

Cũng tại hội thảo, nhiều kiến nghị bổ sung một số bất cập và chưa phù hợp của dự thảo cũng đã được đưa ra như vấn đề nên hay không nên di dân ra khỏi phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng; vấn đề làm rõ sở hữu rừng của hộ gia đình, cộng đồng… 

Theo ông Lù Văn Que, đại diện dân tộc Thái, Sơn La, nguyên tắc giao rừng phải dựa trên cơ sở thống nhất, không nên tách đất với rừng với đồng bào dân tộc. Người dân sống nhờ rừng, gắn bó với rừng, do đó nên giao rừng cho họ.

Rừng là tài sản quốc gia, tài sản của Nhà nước nhưng người dân là chủ, người dân cũng phải có trách nhiệm trong việc bảo vệ rừng. Trong khi đó, Luật Đất đai hiện nay đang có nhiều bất cập. Việc giao rừng tự nhiên cho người dân là trái với Luật Đất đai. "Do đó, tôi kiến nghị cần xem sét sửa đổi lại Luật đất đai cho phù hợp với điều kiện hiện nay", ông Que nhấn mạnh.

Ngày 29/7/2016, tại Kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XIV, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 22/2016/QH14 về điều chỉnh chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh năm 2016 và chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh năm 2017. Trong đó giao Chính phủ tổ chức xây dựng dự án Luật bảo vệ và phát triển rừng (sửa đổi). 
Ngày 1/3/2017, Chính phủ trình Quốc hội hồ sơ dự án Luật bảo vệ và phát triển rừng (sửa đổi) và Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến ngày 6/3/2017.
Tại kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XIV tháng 5/2017, Quốc hội đã cho ý kiến dự án Luật bảo vệ và phát triển rừng (sửa đổi).
Tổng cục Lâm nghiệp cùng với Ban soạn thảo và tổ chức biên tập đã tổng hợp và chỉnh sửa xây dựng dự thảo Luật bảo vệ và phát triển rừng (sửa đổi) trình Ủy ban Thường vụ quốc hội cho ý kiến chuẩn bị trình Quốc hội thông qua vào kỳ họp cuối năm 2017.


Cà Mau: Gian nan giữ rừng ngập mặn

Cà Mau: Gian nan giữ rừng ngập mặn

Phát triển bền vững -  7 năm

Cà Mau có hệ sinh thái rừng rất đa dạng và phong phú nhưng hiện vẫn gặp rất nhiều khó khăn trong việc giữ rừng ngập mặn trước tình trạng chặt phá rừng trái phép và cháy rừng.

Tiên phong mở lối đi mới trong du lịch hang động

Tiên phong mở lối đi mới trong du lịch hang động

Phát triển bền vững -  29 phút

Giữa Cẩm Phả, Quảng Ninh, hang Ngọc Rồng đang cho thấy sự đổi mới trong cách tiếp cận, khai thác cảnh quan tự nhiên. Một sản phẩm du lịch có cách thức tiếp cận hài hòa giữa bảo tồn, phát triển kinh tế và lợi ích cộng đồng, đang vun đắp cho con đường du lịch bền vững.

Syre rót 1 tỷ USD xây nhà máy tái chế dệt may tại Việt Nam

Syre rót 1 tỷ USD xây nhà máy tái chế dệt may tại Việt Nam

Phát triển bền vững -  20 giờ

Nhà máy tái chế dệt may của Syre với tổng vốn đầu tư 1 tỷ USD vừa được Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Bình Định cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Kiến tạo ‘nền tảng’ kinh tế xanh từ chuyển đổi số

Kiến tạo ‘nền tảng’ kinh tế xanh từ chuyển đổi số

Phát triển bền vững -  23 giờ

Chuyển đổi số muốn hiệu quả cần hệ sinh thái đồng bộ, kết nối giữa công nghệ, con người và môi trường, hướng tới phát triển xanh và bền vững.

Cơ hội vàng cho ngành nhựa ‘kể câu chuyện khác’

Cơ hội vàng cho ngành nhựa ‘kể câu chuyện khác’

Phát triển bền vững -  3 ngày

Ngành nhựa đứng trước cơ hội chuyển mình, từ một ngành công nghiệp bị định kiến trở thành ngành công nghiệp hiện đại, có trách nhiệm và bền vững.

Chủ tịch HanelPT Trần Thị Thu Trang: Đừng coi ESG là gánh nặng

Chủ tịch HanelPT Trần Thị Thu Trang: Đừng coi ESG là gánh nặng

Phát triển bền vững -  6 ngày

Bà Trần Thị Thu Trang - Chủ tịch HanelPT khẳng định ESG chính là cơ hội thúc đẩy tăng trưởng bền vững cho doanh nghiệp, mang lại lợi ích kinh tế và xã hội lâu dài.

Tiên phong mở lối đi mới trong du lịch hang động

Tiên phong mở lối đi mới trong du lịch hang động

Phát triển bền vững -  29 phút

Giữa Cẩm Phả, Quảng Ninh, hang Ngọc Rồng đang cho thấy sự đổi mới trong cách tiếp cận, khai thác cảnh quan tự nhiên. Một sản phẩm du lịch có cách thức tiếp cận hài hòa giữa bảo tồn, phát triển kinh tế và lợi ích cộng đồng, đang vun đắp cho con đường du lịch bền vững.

Quốc hội chốt còn 34 tỉnh, thành phố

Quốc hội chốt còn 34 tỉnh, thành phố

Tiêu điểm -  36 phút

Quốc hội thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh còn 28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc trung ương.

Eximbank cung cấp giải pháp tài chính toàn diện cho doanh nghiệp SME

Eximbank cung cấp giải pháp tài chính toàn diện cho doanh nghiệp SME

Nhịp cầu kinh doanh -  1 giờ

Trong bối cảnh kinh tế 2024–2025 đầy bất định, các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) phải đối mặt với không ít khó khăn về tài chính. Bên cạnh việc duy trì dòng tiền linh hoạt để vận hành, các SME còn gặp nhiều trở ngại trong việc tiếp cận nguồn vốn từ các kênh tài chính truyền thống. Để hỗ trợ các doanh nghiệp vượt qua những thách thức này, Eximbank đã đưa ra các giải pháp tài chính linh hoạt và phù hợp, đồng hành cùng các SME trên con đường phát triển bền vững.

Vinhomes The Gallery: 'Phiên bản Hà Nội' của những thiên đường mua sắm xa xỉ nhất thế giới

Vinhomes The Gallery: 'Phiên bản Hà Nội' của những thiên đường mua sắm xa xỉ nhất thế giới

Nhịp cầu kinh doanh -  2 giờ

Tái hiện những tinh hoa thương mại xa xỉ bậc nhất thế giới, như SoHo, Ginza, GUM, Vinhomes The Gallery - tọa lạc trên huyền thoại 148 Giảng Võ - kiến tạo biểu tượng thượng lưu mới, quy tụ những thương hiệu quốc tế danh giá ngay lõi trung tâm Ba Đình lịch sử.

Giá vàng hôm nay 12/6: Đà tăng trong nước được 'trợ lực' bởi quốc tế

Giá vàng hôm nay 12/6: Đà tăng trong nước được 'trợ lực' bởi quốc tế

Vàng -  2 giờ

Giá vàng hôm nay 12/6 tăng 900 nghìn đồng/lượng đối với cả vàng miếng và vàng nhẫn SJC, đà tăng tiếp tục mạnh hơn khi thị trường quốc tế cũng 'nổi sóng'.

Ngân hàng ING tài trợ 1,5 tỷ USD cho Vietnam Airlines

Ngân hàng ING tài trợ 1,5 tỷ USD cho Vietnam Airlines

Nhịp cầu kinh doanh -  3 giờ

Khoản vốn từ Ngân hàng ING giúp Vietnam Airlines đẩy mạnh các dự án đầu tư trọng điểm, mở rộng mạng bay quốc tế.

Hộ kinh doanh không còn phải 'đau đầu' tìm kiếm giải pháp công nghệ, đáp ứng Nghị định 70

Hộ kinh doanh không còn phải 'đau đầu' tìm kiếm giải pháp công nghệ, đáp ứng Nghị định 70

Nhịp cầu kinh doanh -  3 giờ

Nghị định 70/2025/NĐ-CP của Chính phủ, có hiệu lực từ ngày 01/06/2025, quy định các hộ kinh doanh có doanh thu hàng năm từ 1 tỷ đồng trở lên bắt buộc phải sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối dữ liệu với cơ quan thuế. Quy định này đang đặt ra nhiều thách thức nhưng cũng mở ra cơ hội để các nhà bán hàng tối ưu hóa quy trình vận hành thông qua các giải pháp công nghệ tiên tiến.