Phát triển bền vững
GreenYellow nhận khoản vay gần 14 triệu USD cho điện mặt trời áp mái
Ngân hàng Phát triển châu Á và Công ty TNHH GreenYellow Smart Solutions Việt Nam đã ký một hiệp định vay trị giá 13,8 triệu USD cho các hệ thống quang điện mặt trời áp mái, nhằm giúp tăng nguồn cung năng lượng sạch với giá cả phù hợp cho các khách hàng kinh doanh và sản xuất ở Việt Nam.
Đây là khoản tài trợ đầu tiên của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) trong danh mục đầu tư điện mặt trời áp mái dành cho phân khúc kinh doanh và sản xuất tại Việt Nam. Khoản vay này sẽ hỗ trợ việc xây dựng, và vận hành các hệ thống quang điện đặt trên mái của các cơ sở kinh doanh và sản xuất trên khắp cả nước.
Điện mặt trời áp mái là một hình thức cung cấp năng lượng tái tạo mới nổi ở Việt Nam, và việc áp dụng trong phân khúc khách hàng này gặp trở ngại do chi phí đầu tư cao và các kênh tài trợ hạn chế.
Với tổng công suất lắp đặt theo kế hoạch lên tới hơn 32MW lúc cao điểm, dự kiến dự án của GreenYellow sẽ tăng nguồn cung năng lượng sạch cho phân khúc này thêm ít nhất 31,5Gwh mỗi năm, giảm hơn 15.500 tấn khí thải vào năm 2025.
Gói tài trợ cho GreenYellow bao gồm khoản vay loại A trị giá 3 triệu USD từ quỹ nguồn vốn thông thường của ADB, và các khoản vay song song trị giá 10,8 triệu USD từ FMO, Quỹ responsAbility và Société Générale, do ADB là bên chủ trì thu xếp.
Quỹ Đổi mới khí hậu và phát triển (CIDF) do ADB quản lý cũng sẽ cung cấp một khoản viện trợ không hoàn lại trị giá 3 triệu USD, giúp thu hút sự tham gia của một ngân hàng thương mại quốc tế.
Điều này sẽ được thực hiện thông qua giải quyết hai rào cản quan trọng đối với việc tài trợ các công trình điện mặt trời có vòng đời kinh tế lâu dài ở Việt Nam, bao gồm thiếu nguồn tài trợ bằng tiền đồng trong dài hạn với mức lãi suất cố định, và khả năng biến động tiềm tàng của tỷ giá hối đoái giữa tiền đồng và USD.
Bà Suzanne Gaboury, Vụ trưởng Vụ Nghiệp vụ khu vực tư nhân của ADB, đánh giá, điện mặt trời áp mái là một giải pháp hiệu quả, để Việt Nam hiện thực hóa khối lượng đáng kể công suất năng lượng tái tạo bổ sung, trong khi cung cấp nguồn năng lượng đáng tin cậy với chi phí thấp cho người tiêu dùng, giúp thu hút, duy trì hoạt động kinh doanh, cũng như nâng cao năng lực cạnh tranh toàn cầu của Việt Nam.
“Với vai trò là ngân hàng tài trợ khí hậu của châu Á và Thái Bình Dương, ADB ngày càng tập trung vào việc huy động nguồn vốn tư nhân, để tài trợ cho các dự án năng lượng tái tạo mà khu vực đang rất cần”, bà cho biết thêm.
Ông Sebastien Prioux, Tổng giám đốc điều hành GreenYellow Việt Nam, cho biết: “Chứa đựng trong hoạt động kinh doanh cốt lõi của chúng tôi là cam kết mạnh mẽ đối với tác động phát triển, và hoạt động hợp tác của chúng tôi với ADB đặc biệt phù hợp với sứ mệnh của công ty là hướng tới phân phối điện năng theo cách đổi mới và thúc đẩy chuyển đổi năng lượng”.
CIDF là một quỹ tài chính hỗn hợp do ADB quản lý, được thành lập vào tháng 9/2021 với cam kết tài trợ từ thiện ban đầu trị giá 25 triệu USD từ Quỹ từ thiện Bloomberg Philanthropies và Goldman Sachs.
CIDF có tiềm năng huy động tới 500 triệu USD vốn đầu tư từ khu vực tư nhân và chính phủ, để hỗ trợ phát triển kinh tế carbon thấp bền vững.
Được thành lập vào năm 2007, GreenYellow là đối tác chuyển đổi năng lượng của Pháp, chuyên về sản xuất điện mặt trời phi tập trung, và các dịch vụ giám sát, lưu trữ và tiết kiệm năng lượng.
Công ty hiện hoạt động tại 16 quốc gia trên khắp châu Á, châu Phi, châu Âu và Nam Mỹ, và gia nhập Việt Nam vào năm 2019. GreenYellow chịu trách nhiệm phát triển, cấp vốn và vận hành các dự án cơ sở hạ tầng, cho phép khách hàng sản xuất điện xanh tại chỗ với giá cả cạnh tranh, giảm thiểu mức tiêu thụ năng lượng và đẩy nhanh quá trình khử carbon.
Khẩn trương hoàn thiện cơ chế cho điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu
Đường đến giá FIT của 28 dự án điện mặt trời
Sau khi Quyết định 13/2020 về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời được ban hành (với một phần nội dung được tham mưu bởi Bộ Công thương), cánh cửa hưởng giá FIT vô hình chung đã rộng mở với hàng loạt dự án điện mặt trời.
Thanh tra Chính phủ: Bộ Công thương 'buông lỏng quản lý' điện mặt trời
Phê duyệt bổ sung và tham mưu Thủ tướng phê duyệt bổ sung 154 dự án điện mặt trời không có căn cứ, gây khó khăn cho quản lý vận hành hệ thống điện… là một trong những hoạt động thể hiện sự buông lỏng quản lý của Bộ Công thương, được Thanh tra Chính phủ chỉ rõ.
Khủng hoảng trái phiếu lan sang doanh nghiệp điện mặt trời, điện gió
Các doanh nghiệp năng lượng tái tạo thường có quy mô vốn đầu tư rất lớn và sử dụng đòn bẩy cao không thua kém gì bất động sản.
SP Group mua hai nhà máy điện mặt trời tại Việt Nam
Thương vụ mua hai nhà máy điện mặt trời là một phần trong kế hoạch đầu tư, phát triển với tổng công suất 1,5 GW của SP Group tại Việt Nam năm 2025.
Lựa chọn cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững
Cần một mẫu số chung và những giải pháp cụ thể đưa phát triển bền vững trở thành động lực tăng trưởng, qua đó thực hiện mục tiêu kép của đất nước.
Nhựa tái chế Duytan và Unilever thu gom, tái chế hơn 15 nghìn tấn phế liệu nhựa
Nhựa tái chế Duytan và Unilever Việt Nam triển khai dự án thúc đẩy thu gom, tái chế phế liệu nhựa, hướng tới mô hình kinh tế tuần hoàn.
Chiến lược ESG và Net Zero: Hướng đi bền vững cho thương mại, công nghiệp Việt Nam
ESG và Net Zero, từ một lựa chọn chiến lược đang trở thành yếu tố sống còn để thương mại, công nghiệp Việt Nam tiến xa, bền vững trên sân chơi toàn cầu.
Nhiệt điện là bên mua tín chỉ carbon chủ yếu
Nhiệt điện sẽ là bên mua tín chỉ carbon chủ yếu, trong khi lĩnh vực xi măng, sắt thép có tiềm năng bán tín chỉ carbon nếu áp dụng giải pháp giảm nhẹ phát thải.
'Chiến binh xanh' và hành trình Vì một Việt Nam văn minh với rác
"Chiến binh xanh" là những người đồng nát, ve chai sẵn sàng chung tay cùng VietCycle xây dựng ngành công nghiệp tái chế đạt chuẩn, vì môi trường xanh sạch đẹp.
Chuỗi khí điện lô B - Ô Môn và Cá Voi Xanh nguy cơ phải 'đứng ngoài' thị trường điện cạnh tranh?
Chuỗi dự án lô B – Ô Môn và Cá Voi Xanh nếu tham gia trực tiếp thị trường điện, sẽ khiến cả ngân sách nhà nước và Petrovietnam hụt thu nhiều tỷ USD.
Ngành nông nghiệp và môi trường lên kế hoạch hút vốn FDI
Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là chiến lược quan trọng để ngành nông nghiệp và môi trường thực hiện hóa dư địa tăng trưởng, kiến tạo giá trị bền vững.
Lựa chọn cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững
Cần một mẫu số chung và những giải pháp cụ thể đưa phát triển bền vững trở thành động lực tăng trưởng, qua đó thực hiện mục tiêu kép của đất nước.
Ngành gỗ Việt giải bài toán tìm cửa ngoài Mỹ để tránh rủi ro thuế quan
Trong bối cảnh rủi ro thuế quan tăng cao, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu được xem là một trong những cửa sáng với doanh nghiệp gỗ. Nhưng liệu có đáng để đánh đổi?
Vinamilk bình thản trước nguy cơ thuế nhập khẩu sữa giảm
Tổng giám đốc Mai Kiều Liên cho biết, trong trường hợp thuế sữa nhập khẩu từ Mỹ giảm về 0% cũng không ảnh hưởng lớn đến thị phần của Vinamilk.
KOL và hiệu ứng đám đông: Khi người tiêu dùng dễ bị thao túng
Sự thiếu tự chủ trong nhận thức cá nhân kết hợp với tâm lý đám đông khiến người tiêu dùng dễ bị dẫn dắt trong thời đại bùng nổ truyền thông và mạng xã hội.
AppotaPay liên minh BIDV thúc đẩy thanh toán số
Với sự hậu thuẫn của BIDV, AppotaPay tự tin có thể tăng trưởng gấp sáu lần trong vòng hai năm tới, thông qua các dịch vụ chiến lược SmartPOS và SoftPOS.