Tiêu điểm
Hà Nội nới lỏng thêm một số hoạt động từ ngày 28/9
Thể dục, thể thao ngoài trời được phép hoạt động trở lại nhưng không được tập trung quá 10 người.
.jpg)
UBND TP. Hà Nội vừa ban hành công văn về việc điều chỉnh một số biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trong tình hình mới trên địa bàn thành phố.
Theo đó, từ ngày 28/9, thành phố cho phép thực hiện một số hoạt động, yêu cầu các cơ sở kinh doanh, dịch vụ, người dân thực hiện nghiêm quy định 5K, bắt buộc quét mã QR và các biện pháp phòng, chống dịch của Bộ Y tế và thành phố gồm thể dục, thể thao ngoài trời nhưng không được tập trung quá 10 người; trung tâm thương mại (các cửa hàng ăn uống chỉ được phép bán mang về); cửa hàng may mặc, thời trang, hóa mỹ phẩm.
Bên cạnh đó, Sở Y tế được giao tiếp tục tầm soát y tế nhất là xét nghiệm tầm soát 2 - 3 ngày/lần tại các điểm phong tỏa, điểm có nguy cơ rất cao, nguy cơ cao để kiểm soát lây lan dịch bệnh; tiếp tục rà soát các trường hợp chưa được tiêm vaccine phòng Covid-19 mũi 1 để hoàn thành điều này, đồng thời hoàn thành việc tiêm mũi 2 cho các trường hợp đến thời hạn tiêm.
Các sở, ban, ngành và UBND các cấp hướng dẫn các đơn vị và các cơ sở kinh doanh dịch vụ xây dựng kịch bản theo nguyên tắc "thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát có hiệu quả dịch Covid-19";
UBND các cấp tăng cường công tác kiểm tra, hướng dẫn người dân thực hiện nghiêm và chấp hành các quy định về công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19, trong đó, có việc thực hiện khai báo y tế thường xuyên, cài đặt và quét mã QR tại các cơ sở dịch vụ, kinh doanh, các đơn vị trên địa bàn; xử lý nghiêm các trường vi phạm trong công tác phòng, chống dịch bệnh.
Theo Sở Y tế Hà Nội, tính đến trưa ngày 27/9, thành phố đã ghi nhận 3.966 ca mắc Covid-19 trong đợt dịch thứ 4, trong đó có 1.601 ca phát sinh ngoài cộng đồng. Trong gần 1 tuần qua, số ca nhiễm trong ngày tại Hà Nội đều ở dưới 10.
Trước đó, qua 60 ngày giãn cách xã hội, nhận định tình hình dịch bệnh cơ bản được kiểm soát tốt, Hà Nội đã hạ mức giãn cách xuống Chị thị 15 từ ngày 21/9.
Nhiều hoạt động tại Hà Nội được mở cửa trở lại gồm siêu thị, chợ, cửa hàng tiện lợi, siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa, cửa hàng kinh doanh hoa, quả, trái cây, chuỗi kinh doanh nông sản thực phẩm trên địa bàn; cửa hàng thuốc, trang thiết bị y tế, vật tư tiêu hao phục vụ khám chữa bệnh và phòng chống dịch; cơ sở dịch vụ khám chữa bệnh; ngân hàng, kho bạc; các cơ sở kinh doanh dịch vụ trực tiếp liên quan đến hoạt động ngân hàng và bổ trợ doanh nghiệp, chứng khoán, bưu chính, viễn thông; dịch vụ hỗ trợ vận chuyển, xuất, nhập khẩu hàng hóa; cơ sở cai nghiện, cơ sở bảo trợ xã hội;
Cửa hàng cắt tóc, gội đầu; dịch vụ kinh doanh, sửa chữa phương tiện giao thông, điện tử, điện lạnh và đồ gia dụng; cơ sở kinh doanh văn phòng phẩm, sách, thiết bị, đồ dùng học tập; hoạt động kinh doanh trên các sàn điện tử thương mại, sử dụng dịch vụ giao hàng trực tuyến, cũng trong diện được phép hoạt động.
Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn, uống chỉ bán hàng mang về và đóng cửa trước 21h hàng ngày.
Hà Nội cho phép nhiều dịch vụ, hoạt động mở cửa trở lại
Hà Nội sẽ cải tạo 10 chung cư cũ trong 5 năm tới
Giai đoạn 2021-2025, TP. Hà Nội sẽ lựa chọn 10 khu chung cư cũ để cải tạo, xây dựng lại với nguồn vốn ngân sách dự kiến khoảng 500 tỷ đồng.
Những cây cầu nối bờ vui của Hà Nội “cổ kính” với “Quận Ocean”
Cùng với hàng tỷ USD mà các nhà phát triển bất động sản rót vào hạ tầng, hàng loạt những cây cầu nối 2 bờ sông Hồng đang được triển khai đã kích hoạt một cuộc đại dịch chuyển cư dân từ “Old Town” - nội đô cũ của Hà Nội sang “New City” - trung tâm mới phía Đông với hạt nhân là “Quận Ocean” sầm uất và năng động.
Nhiều nội dung quan trọng được bàn tại kỳ họp thứ 2 HĐND Hà Nội
HĐND thành phố sẽ xem xét 15 báo cáo và 18 nghị quyết tại kỳ họp lần này.
Hà Nội cho phép nhiều dịch vụ, hoạt động mở cửa trở lại
Dịch vụ ăn uống, kinh doanh văn phòng phẩm; cửa hàng cắt tóc, gội đầu; sửa chữa, rửa xe ô tô, xe máy, điện tử, điện lạnh... tại Hà Nội được mở cửa trở lại từ ngày 21/9.
100 năm báo chí cách mạng Việt Nam: Chuyển mình trong kỷ nguyên mới
Đất nước đang bước vào kỷ nguyên phát triển mới, đòi hỏi báo chí cũng phải vươn lên, tự làm mới mình, theo kịp dòng chảy của cuộc sống, thời đại.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước: Tiếp tục dựa vào vốn ngân hàng sẽ tiềm ẩn rủi ro hệ thống
Dư nợ tín dụng đến cuối năm 2024 đã đạt mức 134% GDP. Việc phụ thuộc lớn vào vốn tín dụng ngân hàng tiềm ẩn rủi ro hệ thống, có thể gây hệ lụy cho nền kinh tế.
Khai mạc Hội Báo toàn quốc 2025
Sáng 19/6, tại Hà Nội, Hội Báo toàn quốc 2025 với chủ đề Báo chí Việt Nam: Trung thành, sáng tạo, bản lĩnh, đổi mới vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đã chính thức được khai mạc.
Quốc hội chất vấn Bộ trưởng Tài chính về việc bỏ thuế khoán
Từ 2026, thuế khoán sẽ bị bãi bỏ, hàng triệu hộ kinh doanh loay hoay chuẩn bị, trong khi Bộ Tài chính khẳng định hỗ trợ toàn diện.
Người bán hàng rong không phải dùng hóa đơn điện tử
Hóa đơn điện tử, máy tính tiền được kết nối dữ liệu với cơ quan thuế sẽ chỉ áp dụng cho những hộ kinh doanh có doanh thu trên 1 tỷ đồng/năm.
Sun Group được chấp thuận đầu tư mở rộng sân bay Phú Quốc
Nguồn vốn đầu tư cho dự án gần 22.000 tỷ đồng, được thực hiện trong 2 giai đoạn, kéo dài tới năm 2030. Trước đó, Sun Group cũng thành lập hãng hàng không Sun PhuQuoc Airways, kết nối Phú Quốc với các trung tâm kinh tế, du lịch lớn trong nước.
100 năm báo chí cách mạng Việt Nam: Chuyển mình trong kỷ nguyên mới
Đất nước đang bước vào kỷ nguyên phát triển mới, đòi hỏi báo chí cũng phải vươn lên, tự làm mới mình, theo kịp dòng chảy của cuộc sống, thời đại.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước: Tiếp tục dựa vào vốn ngân hàng sẽ tiềm ẩn rủi ro hệ thống
Dư nợ tín dụng đến cuối năm 2024 đã đạt mức 134% GDP. Việc phụ thuộc lớn vào vốn tín dụng ngân hàng tiềm ẩn rủi ro hệ thống, có thể gây hệ lụy cho nền kinh tế.
Khai mạc Hội Báo toàn quốc 2025
Sáng 19/6, tại Hà Nội, Hội Báo toàn quốc 2025 với chủ đề Báo chí Việt Nam: Trung thành, sáng tạo, bản lĩnh, đổi mới vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đã chính thức được khai mạc.
Quốc hội chất vấn Bộ trưởng Tài chính về việc bỏ thuế khoán
Từ 2026, thuế khoán sẽ bị bãi bỏ, hàng triệu hộ kinh doanh loay hoay chuẩn bị, trong khi Bộ Tài chính khẳng định hỗ trợ toàn diện.
13 năm liền được chọn mua nhiều nhất: Vinamilk có gì đặc biệt?
13 năm qua, thương hiệu Vinamilk là cái tên dẫn đầu danh sách được chọn mua nhiều nhất ngành sữa và FMCG, theo báo cáo từ Kantar Việt Nam.
Không 'bỏ nữ giới lại phía sau', doanh nghiệp sẽ 'xanh' hơn
Thiếu vắng lãnh đạo và lao động nữ cản trở doanh nghiệp Việt dẫn đầu kinh tế xanh, làm giảm sức cạnh tranh và khả năng thu hút đầu tư xanh.