Tiêu điểm
Hà Nội phê duyệt, điều chỉnh chủ trương 63 dự án đầu tư công
Tổng mức đầu tư của các dự án được HĐND thành phố Hà Nội phê duyệt và điều chỉnh chủ trương dự kiến đạt khoảng 41 nghìn tỷ đồng.

HĐND thành phố Hà Nội đã thông qua nghị quyết về chủ trương điều chỉnh dự án, phê duyệt chủ trương đầu tư và phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư một số dự án đầu tư công tại kỳ họp thứ 12.
Theo đó, Hà Nội đã phê duyệt chủ trương đầu tư của 49 dự án gồm hai dự án nhóm A, 39 dự án nhóm B và chín dự án nhóm C, tổng mức đầu tư dự kiến gần 31 nghìn tỷ đồng.
14 dự án bao gồm một dự án nhóm A, 12 dự án nhóm B và một dự án nhóm C cũng được phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư với tổng mức đầu tư dự kiến là 9.632 tỷ đồng.
Đáng chú ý trong danh sách này, HĐND thành phố Hà Nội đã thống nhất chủ trương điều chỉnh dự án xây dựng tuyến đường sắt đô thị thành phố Hà Nội tuyến 2, đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo như phương án UBND thành phố trình trước đó.
Cụ thể, thành phố Hà Nội điều chỉnh thời gian hoàn thành đưa vào khai thác, vận hành của dự án tuyến 2 đến năm 2029 và thêm hai năm sau đó dành cho công tác đào tạo vận hành, bảo dưỡng.
Điều chỉnh sơ bộ tổng mức đầu tư của dự án là 35.588 tỷ đồng, từ nguồn vốn ODA của Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) và nguồn vốn đối ứng từ ngân sách thành phố Hà Nội. Việc điều chỉnh sơ bộ tổng mức đầu tư đã được liên danh tư vấn Nhật Bản lập từ năm 2012, Thủ tướng Chỉnh phủ giao Bộ Kế hoạch và đầu tư thuê liên danh tư vấn nước ngoài thẩm tra và có báo cáo thẩm định năm 2017, cập nhật năm 2021.
Theo báo cáo thẩm định của Bộ Kế hoạch và đầu tư, nguyên nhân điều chỉnh sơ bộ tổng mức đầu tư do các thay đổi về: quy mô đầu tư; tỷ giá quy đổi; giá nhiên liệu, vật tư, thiết bị, nhân công, chính sách tiền lương; chế độ chính sách và các quy định của nhà nước liên quan đến việc xác định và quản lý chi phí đầu tư.
Tuyến đường sắt đô thị đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo là tuyến đường sắt đô thị kêt nối khu đô thị mới với khu vực đô thị trung tâm thành phố. Chiều dài toàn tuyến là 11,5km, với 10 vị trí nhà ga và 1 Depot đặt tại phường Xuân Đỉnh.
Cũng tại kỳ họp thứ 12, Hà Nội đã thông qua văn kiện dự án hỗ trợ kỹ thuật "chuẩn bị dự án đầu tư tuyến đường sắt đô thị số 3, đoạn ga Hà Nội đến Hoàng Mai và hỗ trợ nghiên cứu xây dựng hệ thống giao thông đô thị tích hợp cho dự án đường sắt đô thị”.
Dự án này có tổng vốn 342,1 tỷ đồng, sử dụng ODA không hoàn lại của ADB, EU và vốn đối ứng từ ngân sách thành phố.
Kết quả tháo gỡ vướng mắc cho các dự án bất động sản
WinMart đầu tiên tại Hà Nội áp dụng mô hình hoàn toàn mới đi vào hoạt động
Siêu thị WinMart Thăng Long (72 Trần Đăng Ninh, Cầu Giấy, Hà Nội) ngày 23/6 chính thức hoạt động trở lại sau thời gian đóng cửa nhằm nâng cấp theo mô hình mới. Sự kiện có sự tham dự của đại diện bộ ban ngành liên quan và đông đảo khách hàng khu vực lân cận.
Trạm kết nối cộng đồng tại Thành phố thông minh Bắc Hà Nội
Những kết quả thu được của các giai đoạn này sẽ được ứng dụng trong quá trình phát triển Thành phố thông minh Bắc Hà Nội (NHSC) với mục tiêu tạo dựng “một đô thị phát triển bền vững đem lại sự phát triển hưng thịnh cho từng cư dân và chính cộng đồng nơi họ sinh sống”.
Hà Nội 'khai tử' 3 dự án bất động sản
UBND thành phố Hà Nội vừa có chỉ đạo chấm dứt, dừng thực hiện 3 dự án có diện tích 211 ha sau 15 năm "đắp chiếu" tại huyện Mê Linh.
Chủ tịch UBND Hà Nội: Lạm dụng lý lịch tư pháp là ‘hành’ người lao động
Ông Trần Sỹ Thanh, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội, cho rằng yêu cầu công nhân phải làm phiếu lý lịch tư pháp 6 tháng một lần là lạm dụng, tốn kém, gây khó khăn cho người lao động.
Doanh nghiệp Việt tăng tốc mở rộng thị trường giữa bão thuế quan
ASEAN tiếp tục là khu vực được doanh nghiệp Việt quan tâm hàng đầu trong khi châu Âu vươn lên thành thị trường chiến lược.
Đâu là yếu tố then chốt quyết định triển vọng kinh tế Việt Nam?
IMF đánh giá, triển vọng kinh tế của Việt Nam phụ thuộc nhiều vào kết quả đàm phán thương mại và bị hạn chế bởi bất định toàn cầu tăng cao.
Quảng Ninh gọi tên doanh nghiệp trong hành trình nâng tầm du lịch
Không chỉ khai thác tài nguyên sẵn có ở Quảng Ninh, các doanh nghiệp đang kiến tạo nên những sản phẩm du lịch có chiều sâu và sức lan tỏa lâu dài.
Quốc hội thông qua luật sửa 8 luật về tài chính, đấu thầu, đầu tư
Luật sửa đổi 8 luật quan trọng đã được Quốc hội thông qua, mở rộng phân quyền, đơn giản thủ tục và tăng tính linh hoạt trong cơ chế chia sẻ doanh thu dự án PPP.
3 tập đoàn Trung Quốc muốn xây đường sắt Việt Nam
Các tập đoàn CREC, CRCC, CCCC bày tỏ mong muốn tham gia vào các dự án đường sắt tại Việt Nam, Ngân hàng Trung Quốc sẵn sàng tài trợ vốn.
Doanh nghiệp Việt tăng tốc mở rộng thị trường giữa bão thuế quan
ASEAN tiếp tục là khu vực được doanh nghiệp Việt quan tâm hàng đầu trong khi châu Âu vươn lên thành thị trường chiến lược.
VinFast tung chương trình 'thu xăng - đổi điện' ưu đãi lên đến 100 triệu đồng/xe
Tiếp nối chuỗi hành động thiết thực và ý nghĩa của chiến dịch “Mãnh liệt tinh thần Việt Nam - Vì tương lai xanh lần 3”, đồng thời tạo động lực mạnh mẽ thúc đẩy người tiêu dùng chuyển đổi từ xe xăng sang xe điện, VinFast công bố chương trình “Thu xăng - đổi điện” với ưu đãi hấp dẫn lên tới 100 triệu đồng/xe. Chính sách “lợi chồng lợi” chưa từng có trên thị trường được áp dụng tại tất cả các đại lý VinFast trên toàn quốc từ ngày 24/06/2025.
Ai đã chi ra gần 4.200 tỷ đồng mua cổ phiếu phát hành riêng lẻ của Kinh Bắc?
Sau 2 đợt, Tổng công ty phát triển đô thị Kinh Bắc đã bán thành công hơn 174,1 triệu cổ phiếu, tương ứng gần 70% tổng số cổ phiếu chào bán ban đầu.
TCBS chuẩn bị IPO hơn 230 triệu cổ phiếu, dự kiến huy động nghìn tỷ
Dù chưa công bố mức giá chào bán chính thức, công ty cho biết dự kiến sẽ huy động hàng nghìn tỷ đồng qua đợt IPO lần này.
Đâu là yếu tố then chốt quyết định triển vọng kinh tế Việt Nam?
IMF đánh giá, triển vọng kinh tế của Việt Nam phụ thuộc nhiều vào kết quả đàm phán thương mại và bị hạn chế bởi bất định toàn cầu tăng cao.
Từ cầm đồ tới cho vay ngang hàng: Cách F88, Tima, Fundiin nới 'chiếc áo' cho vay tiêu dùng đã chật
Vay tiêu dùng giờ đây không còn là sân chơi của riêng ngân hàng, công ty tài chính, mà còn có sự góp mặt của các tổ chức mới là tài chính thay thế.
Giá vàng hôm nay 26/6: Kẹt giữa USD yếu và địa chính trị hạ nhiệt
Giá vàng hôm nay 26/6 tăng 300 nghìn đồng/lượng đối với vàng miếng SJC. Trong khi thị trường quốc tế mắc kẹt giữa USD yếu và địa chính trị hạ nhiệt.