Hà Nội xin cơ chế xây làng vận động viên phục vụ SEA Games 31
Nhật Hạ
Thứ hai, 30/12/2019 - 20:13
Sau gần 20 năm, SEA Games sẽ trở lại Việt Nam vào năm 2021, trong đó, Hà Nội là nơi tổ chức chính.
Hà Nội sẽ đăng cai tổ chức SEA Game 31 vào tháng 10/2021.
Tại Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương hôm nay, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội, ông Nguyễn Đức Chung đã nêu ra 7 đề xuất tới Chính phủ nhằm đẩy mạnh phát triển Thành phố trong thời gian tới.
Đầu tiên, năm 2020, trên địa bàn Thành phố sẽ diễn ra 17 sự kiện cấp nhà nước, trong đó lần đầu giải đua Công thức 1 (giải đua F1) được tổ chức tại Mỹ Đình.
Do đó, ông Chung đề xuất Chính phủ, các bộ, ngành trung ương quan tâm, hỗ trợ Thành phố để tổ chức thành công các sự kiện này.
Thứ hai, về triển khai thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội cho biết sẽ trình các cơ chế, chính sách về phân cấp, ủy quyền nhằm nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền các cấp. Ông Chung đề xuất Chính phủ sớm thông qua để kịp trình Quốc hội vào kỳ họp tháng 5/2020.
Thứ ba, vào tháng 10/2021, Hà Nội sẽ đăng cai tổ chức SEA Games 31. Hiện các công trình thuộc trách nhiệm Thành phố đã triển khai thủ tục để sửa chữa. Ông Chung đề xuất Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, có cơ chế để xây dựng Khu làng vận động viên phục vụ cho SEA Games.
Thứ tư, Hà Nội kiến nghị Thủ tướng Chính phủ, các bộ quan tâm thủ tục để triển khai xây dựng Trung tâm hội chợ triển lãm quốc gia tại xã Đông Hội, Đông Anh.
Nhà đầu tư (CTCP Trung tâm hội chợ triển lãm Việt Nam - VEFAC) hiện đã ứng hơn 1.500 tỷ để giải phóng mặt bằng từ năm 2017. Trong đó, Vingroup là công ty mẹ nắm giữ 83,3% vốn điều lệ của VEFAC và Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch nắm giữ 10%.
Ông Chung nhấn mạnh, "nhu cầu triển khai dự án này là cần thiết với Thành phố và cả nước".
Thứ năm, Thành phố đề xuất Thủ tướng Chính phủ cho phép thủ tục giải ngân vốn các dự án ODA theo tiến độ, để đảm bảo phần trên cao tuyến đường sắt đô thị số 3 đoạn Nhổn – ga Hà Nội đi vào hoạt động từ quý 4/2020.
Thứ sáu, ông Chung đề xuất Chính phủ trình Ủy ban thường vụ quốc hội xem xét, cho phép không sáp nhập hai phường Hàng Bạc, Hàng Đào thuộc quận Hoàn Kiếm. Do đây là những phường lưu giữ văn hóa đặc sắc phố nghề và 36 phố phường Hà Nội đã đi vào lịch sử.
Cuối cùng, về quá trình tổ chức thực hiện Nghị định số 32 ngày 10/4/2019 của Chính phủ, Thành phố quy định giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên đang gặp một số khó khăn, vướng mắc.
Vì vậy, Hà Nội đề xuất Thủ tướng Chính phủ xem xét, chấp thuận cho Thành phố lựa chọn phương thức đặt hàng các đơn vị đang thực hiện cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích năm 2019 để thực hiện duy tu, duy trì các lĩnh vực dịch vụ công ích, nhất là công tác trang trí vào dịp lễ tết cho các cơ quan trung ương.
Điểm qua những thành quả phát triển kinh tế năm 2019, ông Chung cho biết, TP. Hà Nội đã hoàn thành 22 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội, trong đó 8 chỉ tiêu vượt kế hoạch.
Cụ thể, GRDP tăng 7,62%, cao nhất trong 10 năm vừa qua; thu nhập bình quân đầu người tăng 1,35% so với năm 2015; đóng góp 19,37% tăng trưởng GDP cả nước.
Thu ngân sách nhà nước đạt 101,8%, tăng 8,8% và đến hết 31/12 sẽ đạt trên 102% dự toán, tăng 12,8% so với năm 2018, chiếm 18,7% tổng thu ngân sách cả nước; giải ngân vốn xây dựng cơ bản trên 70%, dự kiến đến hết tháng 1/2021 là 90,2%; kim ngạch xuất khẩu tăng 20,3%.
Tiết kiệm chi ngân sách đạt 2.587 tỷ đồng, giúp tổng số tiết kiệm chi thường xuyên từ tỷ lệ 58,8% vào năm 2015 xuống còn 50,4% vào năm 2019 (tổng số tiết kiệm trong 4 năm đạt 11.803 tỷ đồng).
Vốn đầu tư nước ngoài đạt 8,46 tỷ USD, cao nhất cả nước, đưa tổng giai đoạn 4 năm qua đạt 22,7 tỷ USD, gấp 4 lần giai đoạn 2011 - 2015.
Tổng vốn đầu tư xã hội đạt hơn 380 nghìn tỷ đồng, tăng 13,5%; Dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 đạt 81%, trong đó, mức độ 4 đạt 17,3%; 100% dân số đô thị, 75% dân số nông thôn được cấp nước sạch theo tiêu chí nước đô thị.
Khách du lịch đến Hà Nội trong năm 2019 đạt 29 triệu lượt (tăng 10,1%), trong đó: khách quốc tế 7,03 triệu lượt (tăng 17%). Tổng thu từ khách du lịch ước đạt 103,8 nghìn tỷ đồng, tăng 34%.
Sự xuất hiện của Dreamplex Thái Hà với quy mô 3.400m2 sẽ đem đến nguồn cung lớn đáp ứng nhu cầu thuê văn phòng đang lên tại thị trường Hà Nội. Nhưng đồng thời cũng làm cho cuộc cạnh tranh giữa các co-working space tại thủ đô thêm áp lực.
Bên cạnh việc kiến tạo không gian sống văn minh, chủ đầu tư Taseco Land còn đặc biệt chú trọng tính thẩm mỹ tinh tế cho các shophouse tại Nghi Sơn Central Park.
PV Gas vừa có cuộc làm việc với lãnh đạo TP. Hải Phòng về các dự án khí, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong chiến lược mở rộng hoạt động kinh doanh sản phẩm khí tại khu vực Bắc Bộ.
Phố đi bộ bên cạnh quảng trường Vạn Xuân sẽ sớm trở thành biểu tượng giao thương và điểm đến sôi động bậc nhất, giúp gia tăng giá trị bất động sản cho khu vực