Doanh nghiệp
HAGL Agrico dự kiến lỗ hơn 2.700 tỷ đồng
HAGL Agrico dự kiến lỗ từ hoạt động kinh doanh chiếm khoảng 150 tỷ đồng, còn lại là ghi nhận chi phí chuyển đổi và hủy bỏ vườn cây hai năm trở về trước.
Tại ĐHCĐ thường niên 2022, Công ty cổ phần Nông nghiệp quốc tế Hoàng Anh Gia Lai (HAGL Agrico) đã thông qua mục tiêu doanh thu năm nay đạt hơn 1.730 tỷ đồng, tăng 44% so với năm ngoái. Nguồn thu này đến từ việc thu hoạch 120.000 tấn chuối, 3.800 tấn dứa, 200 tấn trái cây khác và 10.800 tấn mủ cao su.
Tuy nhiên, công ty dự kiến lỗ trước thuế hơn 2.700 tỷ đồng. Lỗ từ hoạt động kinh doanh chiếm khoảng 150 tỷ trong số này, còn lại do ghi nhận chi phí chuyển đổi và hủy bỏ vườn cây hai năm trở về trước.
Ban lãnh đạo công ty cho biết, nguyên nhân thua lỗ là do công ty vẫn đối mặt nhiều khó khăn hậu Covid-19 như giá vật tư nông nghiệp (phân bón, bao bì đóng gói trái cây) tăng cao, thiếu hụt container lạnh để xuất khẩu, thời gian vận chuyển và thông quan kéo dài làm hàng hoá bị dồn ứ và giảm chất lượng.
Chủ tịch HAGL Agrico, ông Trần Bá Dương cho biết HAGL Agrico hiện trồng hơn 4.000ha chuối. Trong đó, lứa chuối đầu ổn định, nhưng sang đến lứa thứ hai thì vấp phải nhiều vấn đề về chăm sóc, chi phí điện, nhân công… chưa kể còn bị ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.
Theo kế hoạch công ty sẽ không tăng diện tích chuối, do hiện trạng cá vườn cây chưa được cải tạo được mặt bằng. Thay thế, công ty ưu tiên cải tạo chăm sóc và đầu tư hạ tầng, giao thông, phun thuốc… trước rồi mới trồng mới.
Chủ tịch HAGL Agrico chia sẻ, làm nông nghiệp quy mô lớn không hề đơn giản. Công ty đang dồn lực giải quyết các vấn đề tồn động từ các năm trước và quy hoạch, đầu tư bài bản nông trường nên giai đoạn trước mắt vẫn thực sự khó khăn.
Ước tính, lỗ lũy kế của HAGL Agrico đến năm 2023 sẽ vào khoảng 7.773 tỷ đồng. Trừ đi thặng dư vốn cổ phần là 1.170 tỷ, tương ứng thua lỗ thực tế dự khoảng 6.600 tỷ.
Về kế hoạch đầu tư năm 2022, công ty cho biết tổng mức đầu tư theo kế hoạch năm là 905 tỷ đồng, nguồn vốn đầu tư dự kiến sẽ tiếp tục vay từ Thagrico.
Công ty sẽ cải tạo, nâng cấp các vườn cây ăn trái phù hợp với quy hoạch; tiếp tục chuyển đổi các vườn cây ăn trái và cao su không hiệu quả sang trồng chuối, dứa và chăn nuôi bò.
Đồng thời, công ty cũng sẽ đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, gồm thủy lợi, điện, giao thông, các công trình xưởng đóng gói, nhà ở công nhân, máy móc thiết bị cơ giới hóa. Song song với đó sẽ hoàn thành để bàn giao sân bay NongKhang trong năm với giá trị đầu tư còn lại dự kiến là 176 tỷ đồng.
Trong năm 2022 công ty cũng sẽ làm việc với HAGL và BIDV để giải quyết công nợ giữa các bên, qua đó nhận lại giấy chứng nhận quyền sở hữu đất tại Lào và Campuchia để triển khai pháp lý đầu tư dự án và huy động nguồn vốn để có dòng tiền đầu tư.
Năm 2021 là năm đầu tiên Thaco chính thức cầm lái tại HAGL Agrico sau khi Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) của ông Đoàn Nguyên Đức rút lui. Tính đến 28/2, nhóm Thaco nắm 27,63% vốn trong khi HAGL liên tục bán cổ phần về mức 9,4% vốn.
Bầu Đức thắp lên hy vọng cho cổ đông HAGL
Hạ tầng Gelex vay 40 triệu USD của HSBC
Khoản vay sẽ giúp CTCP Hạ tầng Gelex tiếp cận nguồn vốn dài hạn bằng ngoại tệ, thúc đẩy đầu tư vào các lĩnh vực kinh doanh cốt lõi.
Startup Stride gỡ nút thắt điện mặt trời trên mái nhà
Ngoài cung cấp gói lắp đặt điện mặt trời trên mái nhà, Stride còn đưa ra giải pháp trả chậm giảm áp lực tài chính cho người dân và doanh nghiệp.
CTX Holdings khởi động dự án trên 'đất vàng' Hà Nội
Tái khởi động một số dự án 'đất vàng', CTX Holdings cho thấy mình đang từng bước trở lại đường đua bất động sản, dù tốc độ còn khá chậm.
Chi mạnh cho R&D, GELEX Electric muốn mở rộng thị trường nước ngoài
CTCP Điện lực GELEX (HoSE: GEE – GELEX Electric) hôm nay đã tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025 và thông qua nhiều nội dung quan trọng.
Phát Đạt phủ nhận liên quan vụ thao túng giá cổ phiếu PDR
Phát Đạt khẳng định không có liên quan đến hai cá nhân bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt vì thao túng giá cổ phiếu PDR.
Ước mơ có nhà và cám dỗ từ những gói vay 'rẻ như cho'
Người trẻ đứng trước cơ hội vay mua nhà với lãi suất thấp, song đằng sau đó là bài toán lãi suất thả nổi và đòn bẩy tài chính quá khả năng.
Thách thức tại VIB khi nhu cầu vay mua nhà suy yếu
Lần đầu tiên sau gần 10 năm, VIB phải dịch chuyển hướng các khoản vay ra khỏi lĩnh vực bán lẻ.
VietCredit hợp tác với KiotViet cho ra mắt sản phẩm Tin Vay Biz hướng tới hộ kinh doanh
Sau những bước đầu thành công với sản phẩm Tin Vay cho vay cá nhân hoàn toàn trực tuyến, VietCredit (Công ty Tài chính cổ phần Tín Việt) tiếp tục mở rộng thị phần và lĩnh vực hoạt động bằng việc cho ra mắt thương hiệu Tin Vay Biz – sản phẩm cho vay hộ kinh doanh và tiểu thương, với đối tác đầu tiên - nền tảng phần mềm quản lý bán hàng KiotViet.
Đột phá tiện ích, hạ tầng: Bước đà đưa Vinhomes Royal Island cất cánh
2025 được xem là năm thay da đổi thịt mạnh mẽ của Vinhomes Royal Island (Vũ Yên, Hải Phòng) khi hàng loạt tiện ích, hạ tầng đẳng cấp được đưa vào sử dụng. Thời điểm đột phá của “đảo tỷ phú” cũng mở ra cơ hội đầu tư, kinh doanh hấp dẫn chưa từng có nhờ mọi điều kiện thuận lợi đều hội tụ đẩy đủ.
Bảy đột phá ‘tháo chốt’ cho doanh nghiệp tư nhân
Phó chủ tịch Hiệp hội Nhựa Việt Nam Hoàng Đức Vượng gợi ý bảy chính sách đột phá tháo gỡ rào cản, giúp doanh nghiệp tư nhân vững bước trong kỷ nguyên mới.
Mảnh ghép còn thiếu của ngành dệt may
Dệt may cần được bổ sung phân khúc vải sợi tái chế để giữ vững vị thế trên thị trường quốc tế.
Từ 'hải đội thuyền thúng' đến lực đẩy tăng trưởng: Bước ngoặt của kinh tế tư nhân
Kinh tế tư nhân Việt Nam đứng trước cơ hội bứt phá với loạt chính sách mới, nhưng vẫn phải vượt qua nhiều rào cản để khẳng định vai trò động lực tăng trưởng quan trọng nhất.