Tài chính
Hai công ty nước ngoài của Vietcombank hoạt động ra sao?
Từ năm 1978, Vietcombank đã mở công ty Tài chính Việt Nam tại HongKong để thực hiện các dịch vụ tài chính tại thị trường này.
Ngân hàng Vietcombank hiện có 5 công ty con, trong đó có 2 công ty đăng ký tại nước ngoài là công ty Chuyển tiền Vietcombank được lập tại Mỹ vào năm 2009 và công ty Tài chính Việt Nam (Vinafico) được lập tại HongKong vào năm 1978.
Công ty tại Mỹ do Vietcombank nắm giữ 87,5% với giá trị đầu tư 204 tỷ đồng có hoạt động kinh doanh chính là chuyển tiền từ Mỹ về Việt Nam. Tính đến cuối năm 2016, Công ty đã triển khai được 01 phòng giao dịch và 76 đại lý và có giấy phép hoạt động tại 17 bang của Mỹ.
Theo Vietcombank báo cáo năm 2016, công ty Chuyển tiền Vietcombank đang trong giai đoạn phát triển kinh doanh nên chưa có lãi. Doanh số của công ty này năm 2016 đạt 76,7 triệu USD, tăng 43%.
Trong khi đó công ty tại HongKong ngân hàng sở hữu 100% vốn (117 tỷ đồng), hoạt động trong lĩnh lực tài chính tại thị trường Hong Kong như nhận tiền gửi, tín dụng, dịch vụ thanh toán, chuyển tiền. Năm 2016, lợi nhuận sau thuế của Vinafico đạt 6,54 tỷ đồng. Đến cuối tháng 9/2017, Vietcombank đang gửi 2.371 tỷ đồng tại công ty này.
Ba công ty con khác của ngân hàng trong nước gồm công ty Chứng khoán Vietcombank (VCBS), công ty Cho thuê tài chính Vietcombank do ngân hàng sở hữu 100%, có quy mô vốn lần lượt là 700 tỷ đồng và 500 tỷ đồng.
VCBS chiếm khoảng 3,5% thị phần môi giới tại HOSE và có kết quả kinh doanh khá tốt trong các năm qua qua. Riêng 9 tháng đầu năm 2017 công ty này lãi 107 tỷ đồng.
Ngoài ra, ngân hàng này còn sở hữu 70% công ty Cao ốc Vietcombank 198, đơn vị quản lý tòa nhà văn phòng Vietcombank tại Hà Nội.
Tại TP.HCM, Vietcombank cũng góp 410 tỷ đồng để sở hữu 52% cổ phần công ty Vietcombank Bonday Bến Thành, đơn vị đầu tư tòa nhà Vietcombank Tower. Tuy vậy ngân hàng chỉ ghi nhận đây là công ty liên doanh thay vì công ty con, tương tự như công ty quản lý quỹ Vietcombank (ngân hàng sở hữu 51%).
Trong lĩnh vực bảo hiểm, Vietcombank nắm giữ 45% liên doanh bảo hiểm nhân thọ Vietcombank Cardif, với số vốn góp là 270 tỷ đồng.
Hồi tháng 7, Ngân hành Nhà nước đã có văn bản chấp thuận cho Vietcombank mở ngân hàng con tại Lào, quy mô vốn 80 triệu USD. Tuy nhiên đến hết tháng 9, việc thành lập chưa hoàn thành và ngân hàng Vietcombank Lào chưa được ghi nhận vào báo cáo tài chính của ngân hàng mẹ.
Ở trong nước, Vietcombak hiện đang nắm giữ cổ phần của nhiều ngân hàng khác như MB, Saigonbank, Eximbank, ngân hàng Phương Đông...Theo kế hoạch Vietcombank sẽ bán toàn bộ cổ phần tại Saigonbank thông qua đấu giá cổ phần vào ngày 20/11 tới đây.
Khoản đầu tư ngoài ngành lớn nhất của Vietcombank là 1,8% cổ phần của Vietnam Airlines, giá vốn khoảng 500 tỷ đồng. Đây là số cổ phần ngân hàng mua khi hãng hàng không này cổ phần hóa năm 2014.
Theo ghi nhận, lợi nhuận từ việc góp vốn cổ phần và đầu tư mang về cho ngân hàng mẹ Vietcombank 103 tỷ đồng. Con số này chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng lợi nhuận hơn 6.000 tỷ đồng của ngân hàng trong 9 tháng đầu năm 2017.
Bộ Tài chính gửi 56.340 tỷ đồng tại Vietcombank
Nới room ngoại tối đa cho 4 ngân hàng nhận chuyển giao bắt buộc
Với quy định mới này, các ngân hàng vừa nhận chuyển giao bắt buộc trong thời gian qua như MB, HDBank, VPBank sẽ được nới room lên 49% kể từ ngày 19/5 tới.
Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.
Dòng vốn ngoại chực chờ đảo chiều, chứng khoán đón sóng tăng
Xu hướng bán ròng của khối ngoại tại thị trường Việt Nam được kỳ vọng sẽ dần hạ nhiệt với những thông tin tích cực tới từ chính sách vĩ mô, xu hướng dòng tiền.
Ngân hàng lại chạy đua tăng vốn
Để đáp ứng chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng và nhu cầu vốn lớn của nền kinh tế, nhiều nhà băng năm nay tiếp tục đưa ra các kế hoạch tăng vốn mạnh mẽ.
Sự bứt phá của ngân hàng mở đầu làn sóng nhận sáp nhập và tầm nhìn chiến lược trước thời cuộc
Chỉ trong vòng 3 tháng, Ngân hàng Nhà nước đã hoàn tất việc chuyển giao 4 ngân hàng yếu kém, tất cả đều đã được đưa vào diện kiểm soát đặc biệt từ năm 2015. Trước đó, nhiều thương vụ nhận sáp nhập đã được thực hiện thành công làm tiền đề cho việc thúc đẩy chủ trương này.
SonKim Capital và PVI AM hợp lực kiến tạo bất động sản cho giới siêu giàu
CTCP Quản lý quỹ PVI và SonKim Capital thiết lập quan hệ đối tác chiến lược phát triển dòng sản phẩm đầu tư bất động sản riêng cho nhà đầu tư tổ chức và cá nhân có giá trị tài sản ròng cao.
GSM nhận 45.800 đơn đặt cọc xe VinFast Green sau 72 giờ mở bán
GSM đã nhận 45.813 đơn đặt cọc không hoàn huỷ, mua bốn mẫu xe VinFast Green từ các đối tác doanh nghiệp và khách hàng cá nhân chỉ sau 72 giờ mở bán, thiết lập một kỷ lục mới trên thị trường ô tô Việt Nam.
Thủy sản đánh bắt đứng trước nguy cơ bị cấm xuất khẩu vào Hoa Kỳ
Thủy sản đánh bắt có thể bị cấm xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ do quốc gia này không công nhận các biện pháp quản lý, bảo tồn thú biển của Việt Nam.
Nới room ngoại tối đa cho 4 ngân hàng nhận chuyển giao bắt buộc
Với quy định mới này, các ngân hàng vừa nhận chuyển giao bắt buộc trong thời gian qua như MB, HDBank, VPBank sẽ được nới room lên 49% kể từ ngày 19/5 tới.
Vietnam Airlines ra mắt 2 đường bay mới đến Ấn Độ
Vietnam Airlines khai thác hai đường bay quốc tế giữa Hà Nội với hai điểm đến mới của Ấn Độ là Bengaluru và Hyderabad trong tháng 5/2025 bằng tàu bay Airbus A321.
Sun Group khởi công dự án nhà ở xã hội đầu tiên tại Hà Nam
Tập đoàn Sun Group và tỉnh Hà Nam sáng nay tổ chức lễ khởi công công trình nhà ở xã hội trong quần thể đại đô thị nghỉ dưỡng Sun Urban City tại TP. Phủ Lý.
Trungnam Group mở thế trận táo bạo trong cuộc đua năng lượng
Trungnam Group cho biết đã và đang chuẩn bị sẵn sàng về nguồn lực để phục vụ các kế hoạch tham vọng gắn với quy hoạch điện lực quốc gia thời kỳ mới.