Hàn Quốc, Trung Quốc kích hoạt quỹ bình ổn trái phiếu doanh nghiệp

Lam Giang Thứ ba, 08/11/2022 - 12:05

Sau vụ vỡ nợ của công ty giải trí Legoland, Hàn Quốc sẵn sàng đưa ra các biện pháp chính sách để hỗ trợ thị trường và doanh nghiệp trong bối cảnh thị trường tiền tệ có nhiều biến động.

Hàn Quốc kích hoạt Quỹ bình ổn thị trường trái phiếu 

Ngày 23/10, Chính phủ Hàn Quốc đã công bố kế hoạch mở rộng tài trợ cho các chương trình thanh khoản lên ít nhất 50.000 tỷ won (tương đương 35 tỷ USD) trong nỗ lực giảm bớt những xáo trộn trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp sau việc vỡ nợ của doanh nghiệp liên quan dự án công viên giải trí Legoland. Một "quỹ bình ổn thị trường trái phiếu" trị giá 1.600 tỷ won (khoảng 1,1 tỷ USD) đã được kích hoạt ngay sau thông báo này. 

Theo KBS News, tình hình lạm phát, tỷ giá tăng cao và biến động trên thị trường tài chính đang khiến các doanh nghiệp Hàn Quốc gặp khó khăn về huy động vốn. Mặc dù các doanh nghiệp lớn đã kích hoạt biện pháp ứng phó với khủng hoảng nhưng khó khăn chung của thị trường và sự thay đổi quá nhanh về môi trường đã khiến những doanh nghiệp tốt nhất cũng đứng trước khó khăn. 

Trong quá khứ, một quỹ bình ổn thị trường trái phiếu trị giá 10.000 tỷ won đã được kích hoạt vào năm 2008; cùng với đó 3.000 tỷ won được tạo ra sau đại dịch Covid-19 trong đó 1.400 tỷ won đã được bơm vào để ổn định thị trường nhằm giải tỏa lo ngại về trái phiếu doanh nghiệp và ngăn chặn tình trạng suy giảm thanh khoản. 

Mức trần cho các chương trình mua trái phiếu doanh nghiệp của các ngân hàng, bao gồm cả Ngân hàng Phát triển Hàn Quốc, cũng sẽ được nâng lên 16.000 tỷ won từ mức 8.000 tỷ won hiện tại. 

Ngoài trái phiếu doanh nghiệp, công cụ vay nợ ngắn hạn như thương phiếu (commercial paper) cũng sẽ được quỹ mua như một phần của chương trình thanh khoản. Các thương phiếu phát hành bởi các công ty tài chính hay công ty chứng khoán, sẽ được nằm trong chương trình như một phần của tài sản có thể được quỹ Chính phủ mua lại. 

Có thể thấy Hàn Quốc đã sẵn sàng đưa ra các chính sách để hỗ trợ thị trường và doanh nghiệp trong bối cảnh thị trường tiền tệ có nhiều biến động. Một khi thị trường khó khăn, những đứt gãy trên kênh huy động vốn quan trọng của nền kinh tế, xuất phát từ những vụ việc tiêu cực có thể lan ra nếu cơ quan quản lý không sớm có chính sách hỗ trợ phù hợp. 

Quỹ cứu trợ bất động sản của chính phủ Trung Quốc lên tới 29 tỷ USD 

Biện pháp can thiệp của Chính phủ Hàn Quốc, có phần tương tự như biện pháp trước đó của Chính phủ Trung Quốc khi lập quỹ hỗ trợ 29 tỷ USD. Theo đó, hồi tháng 9/2022, Bộ Chính trị nước này đã thông qua quỹ trị giá 200 tỷ NDT để ứng phó cuộc khủng hoảng thanh khoản của ngành bất động sản Trung Quốc. 

Quỹ này của Trung Quốc, thực tế không phải nhằm kích thích kích thích thị trường bất động sản hoặc giải cứu các nhà phát triển dự án đã mở bán hoặc bị đình hoãn do khó khăn thanh khoản của nhà thầu, theo trang Caixin nhấn mạnh, mà để ứng phó với khủng hoảng từ thị trường địa ốc có thể “dẫn lửa” bóp chết các ngân hàng Trung Quốc, vốn đang phải vật lộn với căng thẳng thanh khoản giữa các chủ đầu tư và gây rủi ro cho thị trường nhà ở rộng lớn, tương đương 1/4 GDP nước này. 

Do đó, ngoài quỹ cứu trợ giải ngân qua ngân hàng với chính sách giảm lãi, trực tiếp đến các nhà thầu, Chính phủ Trung Quốc cũng đã hậu thuẫn gián tiếp cho các nhà phát triển bất động sản Trung Quốc phát hành trái phiếu để đảm bảo thanh khoản. 

Một số công ty đã tiến hành phát hành trái phiếu trung hạn với mức lãi suất thấp và được đảm bảo bởi tổ chức phát hành trái phiếu Trung Quốc thuộc sở hữu Nhà nước - tổ chức chuyên nghiệp đầu tiên được thành lập vào năm 2009. Trái phiếu với sự đảm bảo trách nhiệm và không thể hủy ngang từ tổ chức phát hành trái phiếu Trung Quốc, được hy vọng giải quyết phần nào tình trạng thiếu khả năng tiếp cận nguồn vốn của các nhà phát triển bất động sản. 

Thị trường chứng khoán, trái phiếu Việt Nam cần giải pháp cho lòng tin 

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam dù bùng nổ trong những năm gần đây nhưng quy mô còn nhỏ và nhiều dư địa phát triển. Theo đó dư nợ của trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam so với GDP đang ở mức dưới 15%, là mức thấp so với một số quốc gia đang phát triển như Malaysia, Thái Lan, Singapore... đang ở mức 26 - 44% GPD. 

Ông Phan Lê Thành Long, chuyên gia tài chính đánh giá: Trái phiếu là một kênh dẫn vốn quan trọng, vì nền kinh tế hiện phụ thuộc quá nhiều vào tín dụng ngân hàng, cùng với đó số lượng doanh nghiệp niêm yết trên thị trường còn quá nhỏ. Thị trường trái phiếu có thể phát triển hơn nữa và những doanh nghiệp có năng lực quản trị tốt, có triển vọng phát triển có thể thu hút vốn trung dài hạn qua kênh trái phiếu để mở rộng hoạt động kinh doanh. 

Phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp cũng giúp nhà đầu tư có kênh đầu tư hiệu quả hơn gửi tiết kiệm và ít rủi ro hơn đầu tư chứng khoán. Trên thị trường chứng khoán, hàng triệu người bị ảnh hưởng khi giá trị bị “bay hơi” hàng trăm tỷ USD từ đầu năm tới nay nhưng không quá bất ngờ hay quá hoảng loạn do tâm lý “mất tiền” đã lan tỏa khắp thị trường. 

Những vụ việc tiêu cực gần đây xảy ra trên thị trường xuất phát từ các vi phạm riêng lẻ của một số doanh nghiệp. Các chuyên gia đánh giá do thông tin chưa đầy đủ nên nhà đầu tư có phần bất ngờ và cảm thấy bất an. Trên thực tế thị trường trái phiếu VIệt Nam chưa xảy ra vụ việc vỡ nợ nào như tại Hàn Quốc, Trung Quốc. 

Trong bối cảnh lãi suất ngân hàng leo thang và tiếp cận tín dụng hạn hẹp, trái phiếu vẫn đã và đang là một kênh huy động vốn quan trọng của các doanh nghiệp. Do đó, trong thông điệp làm lành mạnh hóa thị trường, đảm bảo trên hết lợi ích của nhà đầu tư, đảm bảo tính thanh khoản cho doanh nghiệp cũng là điều các thành viên trên thị trường mong đợi. 

Đảm bảo thanh khoản của doanh nghiệp, thị trường lúc này cũng là gắn với cơ hội hồi phục, tăng trưởng của nền kinh tế. Nếu không các doanh nghiệp của Việt Nam sẽ còn loay hoay trong bế tắc, thay vì nỗ lực vượt khó khăn, suy thoái kinh tế theo xu thế chung đang diễn biến trên toàn cầu.

Bộ trưởng Bộ Tài chính: Trái phiếu doanh nghiệp là thị trường tiềm năng

Bộ trưởng Bộ Tài chính: Trái phiếu doanh nghiệp là thị trường tiềm năng

Tài chính -  2 năm
Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc, trái phiếu doanh nghiệp là thị trường tiềm năng; các khuôn khổ pháp lý đang được hoàn thiện, cùng sự giám sát chặt chẽ của Bộ Tài chính để đảm bảo quyền lợi cho nhà đầu tư.
Bộ trưởng Bộ Tài chính: Trái phiếu doanh nghiệp là thị trường tiềm năng

Bộ trưởng Bộ Tài chính: Trái phiếu doanh nghiệp là thị trường tiềm năng

Tài chính -  2 năm
Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc, trái phiếu doanh nghiệp là thị trường tiềm năng; các khuôn khổ pháp lý đang được hoàn thiện, cùng sự giám sát chặt chẽ của Bộ Tài chính để đảm bảo quyền lợi cho nhà đầu tư.
Trái phiếu doanh nghiệp vẫn là kênh đầu tư tiềm năng trong dài hạn

Trái phiếu doanh nghiệp vẫn là kênh đầu tư tiềm năng trong dài hạn

Tài chính -  2 năm

Theo giới chuyên môn, khi tham gia kênh đầu tư này, nhà đầu tư nên đặt yếu tố an toàn lên hàng đầu để không bị cám dỗ bởi mức lãi suất chào mời quá cao, từ đó lựa chọn được trái phiếu tốt và hiệu quả.

Bộ trưởng Bộ Tài chính: Trái phiếu doanh nghiệp là thị trường tiềm năng

Bộ trưởng Bộ Tài chính: Trái phiếu doanh nghiệp là thị trường tiềm năng

Tài chính -  2 năm

Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc, trái phiếu doanh nghiệp là thị trường tiềm năng; các khuôn khổ pháp lý đang được hoàn thiện, cùng sự giám sát chặt chẽ của Bộ Tài chính để đảm bảo quyền lợi cho nhà đầu tư.

Trái phiếu doanh nghiệp không đáng sợ nếu ngân hàng có sức khỏe tốt

Trái phiếu doanh nghiệp không đáng sợ nếu ngân hàng có sức khỏe tốt

Tài chính -  2 năm

Với những ngân hàng có chất lượng tài sản, sức mạnh thanh khoản và quản trị rủi ro tốt, đầu tư trái phiếu doanh nghiệp chỉ là một trong các hoạt động cấp tín dụng bình thường, không ảnh hưởng đến độ an toàn hay hiệu quả hoạt động chung của ngân hàng.

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp tiếp tục ảm đạm

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp tiếp tục ảm đạm

Tài chính -  2 năm

Sau dư âm của vụ án Tân Hoàng Minh, thị trường trái phiếu doanh nghiệp tiếp tục đón nhận cú sốc mới từ Vạn Thịnh Phát. Sự kiện này đã làm ảnh hưởng đáng kể đến tâm lý thị trường nhất là các nhà đầu tư cá nhân về rủi ro an toàn hệ thống tín dụng.

Ngân hàng chuyển giao bắt buộc có thể bị giảm hết vốn điều lệ

Ngân hàng chuyển giao bắt buộc có thể bị giảm hết vốn điều lệ

Tài chính -  10 giờ

Trong quy định mới, Ngân hàng Nhà nước sẽ giảm toàn bộ vốn của ngân hàng được chuyển giao bắt buộc nếu lỗ lũy kế lớn hơn 100% vốn điều lệ và quỹ dự trữ.

Mức định giá 5 tỷ USD của TCBS có hợp lý?

Mức định giá 5 tỷ USD của TCBS có hợp lý?

Tài chính -  15 giờ

Theo các chuyên gia, con số định giá 5 tỷ USD, tương đương P/B khoảng 5 lần của TCBS đang ở mức cao nếu so với vị thế một công ty chứng khoán.

Lãnh đạo Techcombank và hệ sinh thái sang Mỹ, châu Âu tìm kiếm nhân tài người Việt

Lãnh đạo Techcombank và hệ sinh thái sang Mỹ, châu Âu tìm kiếm nhân tài người Việt

Tài chính -  16 giờ

Techcombank kỳ vọng không chỉ kết nối với những cá nhân xuất sắc, mà còn khơi lên lòng tự tôn dân tộc, khát khao cống hiến và mong muốn trở về, chung tay đóng góp cho một Việt Nam đang bước vào kỷ nguyên tăng trưởng và chuyển đổi toàn diện.

Doanh nghiệp Việt cần nỗ lực để tăng tốc trong bảng đánh giá ACGS

Doanh nghiệp Việt cần nỗ lực để tăng tốc trong bảng đánh giá ACGS

Tài chính -  3 ngày

Việt Nam tiếp tục là quốc gia có điểm số ACGS thấp nhất trong số sáu nước ASEAN được đánh giá trong kỳ báo cáo mới nhất.

Sandbox tài sản số tiềm năng, nhưng dễ biến tướng đầu cơ và thao túng

Sandbox tài sản số tiềm năng, nhưng dễ biến tướng đầu cơ và thao túng

Tài chính -  3 ngày

Sandbox tài sản số không chỉ dừng lại ở việc tạo ra một môi trường thử nghiệm, mà còn được kỳ vọng hoàn thiện cả về hạ tầng, nguồn lực và cơ chế hoạt động.

Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường: Vẫn còn nhiều vướng mắc

Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường: Vẫn còn nhiều vướng mắc

Tiêu điểm -  4 giờ

Nhiều ý kiến cho rằng, việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường khó đạt được mục tiêu giảm tỷ lệ thừa cân, béo phì.

Samsung chung tay phát triển nhân lực, đưa Việt Nam bứt phá trên bản đồ công nghệ toàn cầu

Samsung chung tay phát triển nhân lực, đưa Việt Nam bứt phá trên bản đồ công nghệ toàn cầu

Nhịp cầu kinh doanh -  9 giờ

Đào tạo nhân tài là một nội dung quan trọng tạo nền móng cho quốc gia. Đặc biệt trong thời đại hiện nay, đào tạo nhân tài công nghệ là chìa khóa chủ lực để tiến tới nước phát triển.

Doanh nghiệp nỗ lực 'mở lối đi riêng' ở Hàn Quốc

Doanh nghiệp nỗ lực 'mở lối đi riêng' ở Hàn Quốc

Nhịp cầu kinh doanh -  9 giờ

Triển lãm Thực phẩm quốc tế Seoul Food 2025 ngày 10/6 đã khai mạc tại Trung tâm Triển lãm quốc tế Hàn Quốc (KINTEX) ở Goyang, phía Tây Bắc thủ đô Seoul (Hàn Quốc). Năm nay, Việt Nam ghi dấu ấn với một số sản phẩm thực phẩm, đồ uống mới, mở lối đi riêng cho các dòng sản phẩm lần đầu “mang chuông đi đánh xứ người”.

Quản trị rủi ro thế nào để sống chung với thế giới ngày càng biến động?

Quản trị rủi ro thế nào để sống chung với thế giới ngày càng biến động?

Diễn đàn quản trị -  10 giờ

Những tổ chức có văn hóa quản trị rủi ro mạnh mẽ sẽ vượt trội hơn hẳn các đối thủ cạnh tranh về lâu dài trong việc điều hướng các cú sốc.

Syre rót 1 tỷ USD xây nhà máy tái chế dệt may tại Việt Nam

Syre rót 1 tỷ USD xây nhà máy tái chế dệt may tại Việt Nam

Phát triển bền vững -  10 giờ

Nhà máy tái chế dệt may của Syre với tổng vốn đầu tư 1 tỷ USD vừa được Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Bình Định cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Ngân hàng chuyển giao bắt buộc có thể bị giảm hết vốn điều lệ

Ngân hàng chuyển giao bắt buộc có thể bị giảm hết vốn điều lệ

Tài chính -  10 giờ

Trong quy định mới, Ngân hàng Nhà nước sẽ giảm toàn bộ vốn của ngân hàng được chuyển giao bắt buộc nếu lỗ lũy kế lớn hơn 100% vốn điều lệ và quỹ dự trữ.

Cơn khát môi giới giữa thời bùng nổ dự án bất động sản

Cơn khát môi giới giữa thời bùng nổ dự án bất động sản

Bất động sản -  13 giờ

Khi nguồn cung tăng tốc, bài toán ai sẽ bán và bán được hàng đang tái định hình lại vai trò chiến lược của các sàn môi giới bất động sản trên thị trường.