Doanh nghiệp
Hãng kem đánh răng Colagate lỗ 253 tỷ đồng tại Việt Nam
Trên thị trường sản phẩm chăm sóc răng miệng, Colgate chịu sự cạnh tranh lớn từ P/S và Closed Up và nhiều thương hiệu chuyên biệt khác.
Tham gia thị trường Việt Nam từ năm 1996, Colgate – Palmolive (Colgate), là một trong những thương hiệu hàng tiêu dùng toàn cầu đầu tiên nhảy vào Việt Nam. Cùng với Unilever, đây là 2 thương hiệu lớn nhất trong nước về nhóm hàng vệ sinh răng miệng, đặc biệt là kem đánh răng, chất làm trắng răng, bán chải.
Thời điểm mới vào Việt Nam, cả Colgate lẫn Unilever đều chọn con đường phát triển giống nhau, đó là thâu tóm một doanh nghiệp lớn nội địa để làm bàn đạp tiến vào thị trường.
Cụ thể, trong khi Unilever chi ra 5 triệu USD để mua lại công ty Phong Lan (chủ thương hiệu kem P/S) thì Colgate bỏ ra 3 triệu USD để mua lại Dạ Lan, thương hiệu kem đánh răng rất nổi tiếng lúc bấy giờ.
Sau khi thâu tóm, Colgate nhanh chóng loại bỏ thương hiệu Dạ Lan để phát triển sản phẩm kem đánh răng Colgate riêng. Đến năm 1998, Colgate cũng yêu cầu giải thể luôn công ty liên doanh với lý do thua lỗ.
Hơn 2 thập kỷ có mặt tại thị trường Việt Nam, Colgate đã xây dựng thương hiệu lớn mạnh trong tâm trí người Việt. Thống kê của Bộ Y tế cho thấy, hiện có hơn 90% người Việt Nam gặp vấn đề lên quan tới răng miệng, nhưng rất hiếm khi tới nha sĩ để kiểm tra.
Khoảng 85% trẻ em từ 6 -8 tuổi bị sâu răng và hầu hết đều không điều trị. Điều này sẽ thúc đẩy doanh số các sản phẩm chăm sóc nha khoa. Euromonitor dự báo, doanh số của các sản phẩm chăm sóc răng miệng sẽ có tốc độ tăng trưởng bình quân 5% trong giai đoạn 2017 – 2022.
Tuy nhiên, kết quả kinh doanh của Colagte những năm qua lại không tích cực như tiềm năng của thị trường. Trong vòng 3 năm trở lại đây, từ 2015 – 2017, doanh thu của công ty quanh mức 1.000 tỷ đồng mỗi năm và gần như không tăng trưởng.
Trong khi doanh thu tăng trưởng chậm, chi phí bán hàng và quản lý của Colgate tăng với tốc độ nhanh hơn. Năm 2017, chi phí bán hàng và quản lý đạt 431 tỷ đồng, tăng 6% so với cùng kỳ. Chi phí bán hàng tăng phản ánh việc Colgate phải chi nhiều tiền hơn cho các hoạt động quảng cáo, chiết khấu cho đối tác phân phối để bán được hàng.

Đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Colgate tại Việt Nam chính là Unilever, tập đoàn hàng tiêu dùng nhanh lớn nhất thế giới. Trong lĩnh vực chăm sóc răng miệng, Unilever Việt Nam đang chiếm 47% thị phần năm 2017 với 2 thương hiệu rất nổi bật là P/S và Close-up.
Đặc biệt, Unilever đầu tư rất lớn để đưa các sản phẩm của mình tiến vào khu vực nông thôn, vùng sâu vùng xa, nơi được xem là thị trường bùng nổ nhất tại Việt Nam những năm tới. Bên cạnh các đối thủ nước ngoài, Colgate còn phải cạnh tranh với một số công ty trong nước như Đại Việt Hương hay Aloe.
Mặt khác, tại khu vực thành thị, nơi người dân sẵn sàng chi tiêu nhiều hơn cho vấn đề răng miệng, Colgate gặp phải cạnh tranh không chỉ từ Unilever mà còn hàng loạt các thương hiệu toàn cầu và các sản phẩm chăm sóc chuyên biệt khác.
Khó khăn khiến Colagte liên tục thua lỗ những năm qua. Năm 2017, công ty báo lỗ 15,7 tỷ đồng, tăng so với khoản lỗ 13 tỷ đồng năm trước đó. Ngoài lý do bị cạnh tranh khốc liệt, kết quả kinh doanh của Colgate có nhiều điểm chung với các doanh nghiệp FDI đó là liên tục báo lỗ hàng năm.
Tính tới cuối năm 2017, công ty lỗ lũy kế 253 tỷ đồng, vượt qua vốn điều lệ chỉ có 181,5 tỷ đồng. Đây cũng là năm công ty phát sinh khoản vay ngắn hạn 30,6 tỷ đồng, cho thấy công ty đang cần nguồn lực bên ngoài để củng cố hoạt động.
Một năm sau ngày có nữ chủ tịch người Việt đầu tiên, Unilever Việt Nam đang làm ăn thế nào?
Ông chủ Hoa Sen và nước cờ cổ phiếu quỹ giữa sóng gió kinh doanh
Đề xuất mua cổ phiếu quỹ để bảo vệ lợi ích cổ đông nhưng duy trì tăng trưởng cho doanh nghiệp để cổ đông hưởng lợi lại là bài toán khó với Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hoa Sen - ông Lê Phước Vũ.
Hòa Phát hưởng lợi lớn từ hàng rào thuế quan
Trong khi chính sách bảo hộ ảnh hưởng tiêu cực tới các doanh nghiệp xuất khẩu thép thì Hoà Phát lại đang hưởng lợi lớn.
Tham vọng lớn của Hóa chất Đức Giang sau khi ký với "khách sộp"
Với việc ký kết hợp đồng bao tiêu 40% sản lượng của nhà máy với PVChem, Hóa chất Đức Giang đặt mục tiêu trở thành nhà sản xuất xút có công suất lớn thứ hai toàn ngành tại Việt Nam.
Biến động nhân sự kéo lùi nhựa An Phát
Sau khi Chủ tịch Phạm Ánh Dương từ nhiệm vào năm ngoái, hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính của An Phát bị ảnh hưởng đáng kể.
Cạnh tranh gay gắt, Sữa Quốc tế Lof dự báo lợi nhuận giảm mạnh
Công ty CP Sữa Quốc tế Lof lên kế hoạch lợi nhuận đi lùi, giảm quảng cáo rầm rộ, hướng đến chất lượng và giá cả cạnh tranh.
Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.
Sở hữu 'thần dược', The Komorebi dẫn đầu xu hướng sống nghỉ dưỡng xa xỉ gắn với chăm sóc sức khỏe
Tại phân khu phong cách Nhật The Komorebi (Vinhomes Royal Island, Hải Phòng), đặc quyền tắm khoáng nóng Onsen suốt bốn mùa mang đến cho cư dân trải nghiệm nghỉ dưỡng đỉnh cao ngay tại nhà, đồng thời đưa phân khu trở thành điểm đến dẫn đầu xu hướng du lịch chăm sóc sức khỏe tại miền Bắc.
SeABank triển khai gói vay tín chấp 300 tỷ đồng lãi suất ưu đãi dành cho phụ nữ
Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) triển khai gói vay tín chấp 300 tỷ đồng cho các nữ hội viên Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam giúp nâng cao vai trò của phụ nữ trong xã hội hiện đại, tạo điều kiện cho phụ nữ phát triển kinh tế, mang đến một cuộc sống sung túc và hạnh phúc dài lâu.
Chuyển nhượng vốn: Những lưu ý để tránh bị phạt thuế
Chuyển nhượng vốn tiềm ẩn nhiều rủi ro thuế, từ việc xác định đúng loại thuế, tính toán thuế suất, đến các quy định về khai báo và tránh bị truy thu, phạt.