Chuỗi khí điện lô B - Ô Môn và Cá Voi Xanh nguy cơ phải 'đứng ngoài' thị trường điện cạnh tranh?
Chuỗi dự án lô B – Ô Môn và Cá Voi Xanh nếu tham gia trực tiếp thị trường điện, sẽ khiến cả ngân sách nhà nước và Petrovietnam hụt thu nhiều tỷ USD.
Hội Nhôm thanh định hình Việt Nam (VAA) cho biết liên tục nhận được kiến nghị miễn thuế xuất khẩu nhôm dạng thanh, que và định hình của 11 doanh nghiệp sản xuất trên cả nước.
Theo đó, văn bản kiến nghị đã được VAA báo cáo và chuyển tới Thủ tướng, Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh, Phó thủ tướng Lê Minh Khái và các bộ ngành như: Bộ Tài chính, Bộ Công thương, Văn phòng Chính phủ, VCCI.
Các doanh nghiệp cho biết, hiện nước ta vẫn chưa có đơn vị sản xuất được nhôm nguyên liệu (điện phân tạo ra nhôm nguyên chất) phục vụ cho ngành sản xuất hàng hóa từ nhôm và hợp kim nhôm. Các nhà máy sản xuất trong ngành nhôm vẫn phải nhập khẩu hoàn toàn nhôm nguyên liệu để sản xuất các loại hàng hóa, trong đó chủ yếu là sản xuất nhôm dạng thanh, que và hình (mã HS7604).
Các dự án khai thác bauxite Nhân Cơ và Tân Rai ở Tây Nguyên vẫn đang là dự án khai thác và sơ chế quặng, chúng ta chưa có năng lực sản xuất (luyện) ra nhôm nguyên chất phục vụ sản xuất.
Trước ngày 1/9/2016, các sản phẩm nhôm dạng thanh, que và hình (mã HS7604) được miễn thuế xuất khẩu do nhóm hàng hóa này được sản xuất từ nguyên liệu nhập khẩu. Tuy nhiên, từ 1/9/2016, khi Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu có hiệu lực và Nghị định 134/2016/NĐ-CP đã bãi bỏ chính sách trên, các doanh nghiệp có hàng hóa phân loại trong nhóm HS 7604 đều phải chịu thuế xuất khẩu 5% theo quy định tại Nghị định 122/2016/NĐ-CP và các nghị định sửa đổi điều chỉnh sau này.
Việc này khiến sản phẩm hàng hóa giảm sức cạnh tranh, đồng thời các doanh nghiệp mất đi nhiều đơn hàng xuất khẩu, gặp nhiều khó khăn trong mở rộng thị trường…
Doanh nghiệp phản ánh, thực tế, nhóm hàng hóa nhôm dạng thanh, que và hình (mã HS7604) không phải là tài nguyên khoáng sản, mà là sản phẩm hàng hóa cho thị trường xây dựng (dạng vật liệu xây dựng) hoặc cho thị trường công nghiệp cơ khí chế tạo máy. Do đó, việc Chính phủ áp thuế để hạn chế xuất khẩu 5% như hiện nay là không phù hợp.
Bên cạnh đó, còn tồn tại mâu thuẫn trong chính sách liên quan.
Cụ thể, từ năm 2019 đến nay, các sản phẩm nhôm định hình của nhóm hàng hóa này được Nhà nước bảo hộ thông qua việc áp thuế chống bán phá giá đối với nhôm định hình có xuất xứ từ Trung Quốc, nhằm bảo vệ nền sản xuất trong nước.
Nhưng nhóm hàng hóa này lại đang bị đánh thuế xuất khẩu 5%, gây khó khăn cho các nhà sản xuất trong việc phát triển sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường, tạo công ăn việc làm góp phần ổn định kinh tế – xã hội. Đây đang là mâu thuẫn trong các chính sách của Nhà nước đối với ngành nhôm, VAA nhấn mạnh.
Từ các vấn đề trên, các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu nhôm và VAA đã đề nghị Chính phủ, các bộ ngành xem xét miễn thuế xuất khẩu cho nhóm sản phẩm chính của ngành nhôm hiện nay là nhôm dạng thanh, que và định hình (mã HS 7604) để tháo gỡ rào cản, góp phần đưa sản phẩm nhôm Việt vươn ra thị trường quốc tế.
Trước đó, Hội Nhôm thanh định hình Việt Nam có văn bản về việc vướng mắc trong thực hiện Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu (trong đó kiến nghị Bộ Tài chính giảm thuế xuất khẩu thanh nhôm định hình mã HS7604 từ 5% về 0%).
Tháng 5/2022, VAA tiếp tục có Văn bản gửi Bộ Tài chính và Bộ Công thương báo cáo những vướng mắc, kiến nghị trong thực hiện Luật Thuế xuất khẩu, Thuế nhập khẩu, đề xuất giảm thuế xuất khẩu nhôm dạng thanh, que và định hình về 0% đồng thời đề nghị Bộ Công thương điều chỉnh bổ sung tiêu chuẩn để được chấp thuận đơn đề nghị rà soát biện pháp phòng vệ thương mại.
Các sản phẩm từ nhôm và hợp kim nhôm đang được ứng dụng rộng rãi trong đời sống nhờ các đặc tính ưu việt của các dạng hợp kim và khả năng tái chế giản đơn, khiến cho nhu cầu về các sản phẩm tư nhôm và hợp kim nhôm trên thế giới tăng cao.
Song vài năm trở lại đây, ngành sản xuất nhôm định hình ở Việt Nam phát triển ồ ạt, sản lượng ngành nhôm tăng cao trong khi nhu cầu trong nước đang giảm do thị trường xây dựng và bất động sản suy thoái, khiến cho các doanh nghiệp sản xuất gặp nhiều khó khăn.
Quý II/2022, nhiều doanh nghiệp phải cắt giảm công suất 35-40% để hạn chế hàng tồn kho, đồng thời ráo riết tìm lối thoát cho hàng hóa thông qua thị trường xuất khẩu.
Trên thực tế, nước ta chưa sản xuất nhôm nguyên liệu mà nhập khẩu hoàn toàn từ nước ngoài và tái chế nhôm trong nước (do đó đang tránh được những rủi ro về môi trường và nguy cơ khủng hoảng năng lượng trong quá trình sản xuất nhôm nguyên sinh).
Vì vậy, việc khuyến khích sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm từ nhôm là rất cần thiết, phù hợp với quy định và giải quyết được một phần đầu ra cho các nhà máy sản xuất nhôm định hình phục vụ xây dựng và công nghiệp.
Chuỗi dự án lô B – Ô Môn và Cá Voi Xanh nếu tham gia trực tiếp thị trường điện, sẽ khiến cả ngân sách nhà nước và Petrovietnam hụt thu nhiều tỷ USD.
Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là chiến lược quan trọng để ngành nông nghiệp và môi trường thực hiện hóa dư địa tăng trưởng, kiến tạo giá trị bền vững.
Trong bối cảnh rủi ro thuế quan tăng cao, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu được xem là một trong những cửa sáng với doanh nghiệp gỗ. Nhưng liệu có đáng để đánh đổi?
Quần thể du lịch tâm linh và di tích lịch sử Am Tiên hơn 350ha, tổng vốn đầu tư 35.000 tỷ đồng vừa được Sun Group động thổ sáng 26/4.
Dù dự báo tăng trưởng GDP thấp hơn, Việt Nam vẫn là một trong những nền kinh tế dẫn đầu về tốc độ tăng tại Đông Nam Á.
Sau cú sụt mạnh, giá vàng bước vào vùng nhiễu loạn. Dự báo giá vàng tuần tới tràn ngập sự bất định và tâm lý e ngại lan rộng khắp thị trường.
Trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm với tiêu đề: "Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một".
Điểm nhấn trong chiến lược dài hạn của MB là mục tiêu đạt 34–35 triệu khách hàng vào cuối năm 2025 và chạm mốc 40 triệu khách hàng vào năm 2029.
Khám phá cách xây dựng thương hiệu bền vững trong kỷ nguyên số từ bài học 'co lại trước khi mở rộng' và 'toàn cầu hóa tên thương hiệu'.
Trung tâm dữ liệu (Data Center) thông minh với khả năng tối ưu hóa nguồn lực, đang trở thành nền tảng then chốt thúc đẩy sự phát triển và ứng dụng của trí tuệ nhân tạo (AI) tự động.
Chuỗi dự án lô B – Ô Môn và Cá Voi Xanh nếu tham gia trực tiếp thị trường điện, sẽ khiến cả ngân sách nhà nước và Petrovietnam hụt thu nhiều tỷ USD.
Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là chiến lược quan trọng để ngành nông nghiệp và môi trường thực hiện hóa dư địa tăng trưởng, kiến tạo giá trị bền vững.