Aqua City của Novaland được gỡ vướng
Sau hơn hai năm đình trệ xây dựng do vướng vấn đề pháp lý, dự án Aqua City do Tập đoàn Novaland phát triển tại Đồng Nai đã thoát bế tắc.
Trên địa bàn tỉnh Hải Dương còn 26 dự án khu đô thị, dân cư đã được giao đất nhưng chưa xác định tiền sử dụng đất, trong đó, 14 dự án giao đất trước năm 2021. Ngoài ra, 16 dự án khác gặp nhiều vi phạm liên quan tới giá đất, quy hoạch.
Quá trình thanh tra trách nhiệm của UBND tỉnh Hải Dương trong công tác quản lý sử dụng đất đai giai đoạn 2016-2020 cho thấy, 16 dự án sử dụng đất (bao gồm cả dự án đối ứng trong dự án BT) còn một số hạn chế, vi phạm.
Điển hình là 7 trường hợp liên quan đến công tác quy hoạch như: thời điểm phê duyệt quy hoạch chi tiết có chức năng sử dụng đất chưa phù hợp, đồng bộ với quy hoạch chung, quy hoạch phân khu, kế hoạch sử dụng đất…
Trong số này, dự án khu dân cư, dịch vụ thương mại phía Bắc thị trấn Ninh Giang có chất lượng quy hoạch chi tiết bất cập, phải điều chỉnh nhiều lần, việc lập, thẩm định và phê duyệt đồ án điều chỉnh chậm, kéo dài ảnh hưởng lớn đến tiến độ xây dựng. Dự án khu dân cư Đại An II (tại TP. Hải Dương) cho thấy thực trạng chậm lựa chọn chủ đầu tư, làm giảm hiệu quả sử dụng đất.
Liên quan tới giá đất, 13 dự án gặp tình trạng: chậm phê duyệt giá đất, xác định bổ sung tiền sử dụng đất khi điều chỉnh quy hoạch hoặc giao đất bổ sung; xác định tiền sử dụng đất, tiền thuê đất là tạm tính, phê duyệt giá đất cho cả phần diện tích chưa được giao…
Trong số đó, 4 dự án được giao đất trên 1 năm nhưng chưa phê duyệt giá đất, xác định nghĩa vụ tài chính về đất như: Khu đô thị Đại Sơn, khu dân cư, dịch vụ, thương mại phía Bắc thị trấn Ninh Giang, Khu dân cư, dịch vụ, thương mại phía Bắc thị trấn Phú Thứ, Khu dân cư phía Đông đường Trần Hưng Đạo.
Ngoài ra, cơ quan thanh tra nêu rõ, 7 dự án có vi phạm khi phê duyệt giá đất, xác định nghĩa vụ tài chính về đất như: Xác định tổng mức đầu tư dự án có một số chi phí chưa phù hợp hoặc vẫn để khoản thuế VAT trong tổng chi phí hạ tầng kỹ thuật của chi phí phát triển giả định để tính tiền sử dụng đất theo phương pháp thặng dự, làm phát sinh bổ sung tiền sử dụng đất phải nộp; không có hợp đồng thuê đất dẫn đến không xác định và thu hồi tiền thuê đất kịp thời…
Trong đó, có trường hợp xác định tiền sử dụng đất không đúng thời điểm giao đất hoặc bàn giao đất thực tế như dự án Khu dân cư Bắc đường 52m (thuộc dự án khu thương mại – du lịch – văn hóa và đô thị mới phía Tây, TP. Hải Dương) theo hình thức sử dụng quỹ đất để tạo vốn xây dựng cơ sở hạ tầng.
4 dự án ghi nhận hạn chế, vi phạm về trật tự xây dựng (chủ đầu tư tổ chức thi công khi chưa được cấp phép xây dựng; không thực hiện thủ tục thăm dò, khai thác khoáng sản hoặc đóng cửa mỏ tại khu vực dự án). Trong đó, tại dự án khu dân cư Đại An II, Công ty CP Đại An đang tạm quản lý đất khu vực dự án, chưa được lựa chọn chính thức làm chủ đầu tư đã thi công công trình hạ tầng kỹ thuật, tiến hành xây dựng nhà trên một số ô đất vi phạm quy định quản lý, sử dụng đất và trật tự xây dựng.
Ngoài ra, tại dự án xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Đại An mở rộng, Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Hải Dương cấp và cấp thay đổi giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư nhưng chưa ghi đầy đủ nội dung về tiến độ dự án, ưu đãi đầu tư theo quy định.
Cũng có trường hợp dự án cấp chứng nhận quyền sử dụng đất đối với phần diện tích đất ở cho chủ đầu tư với thời hạn sử dụng đất lâu dài không đúng quy định, hoặc dự án chậm thực hiện kết luận, kiến nghị của cơ quan thanh tra, kiểm toán…
Căn cứ kết quả thanh tra, Tổng Thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo UBND tỉnh Hải Dương thực hiện một số nội dung cụ thể như sau.
Đôn đốc và kiểm tra việc chủ đầu tư 10 dự án đầu tư xây dựng để khắc phục các tồn tại, xác định bổ sung số tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa vào tổng mức đầu tư của dự án xây dựng đường dẫn nối cầu Hàn với QL37 (dự án BT).
Khẩn trương chỉ đạo các cơ quan chức năng xác định tiền sử dụng đất tại các dự án khu dân cư phía Đông đường Trần Hưng Đạo (TP.Chí Linh), khu đô thị Đại Sơn.
Kiểm tra, rà soát lại Quy hoạch chi tiết xây dựng KCN Đại An mở rộng đảm bảo về diện tích, chỉ tiêu sử dụng đất, loại đất, loại bỏ đất y tế trong cơ cấu đất KCN, xác định cụ thể diện tích đất phải trả tiền thuê tại KCN Đại An mở rộng.
Đối với dự án khu dân cư, dịch vụ, thương mại phía Bắc thị trấn Ninh Giang, kiểm tra, rà soát lại việc thu hồi khoảng 1.400m2 đất quốc phòng của Lữ đoàn 513 và khoảng 3.200m2 đất bến xe Ninh Giang và thực hiện giao đất theo quy định pháp luật. Rà soát và chịu trách nhiệm trong xác định tiền sử dụng đất tại dự án theo quy định, trong đó loại bỏ khoản thuế VAT trong chi phí hạ tầng kỹ thuật, đảm bảo tính đúng, tính đủ, không để thất thoát ngân sách nhà nước.
Liên quan tới dự án khu dân cư Bắc đường 52m, rà soát phần diện tích đất đã thu hồi của Công ty Nam Cường, xác định giá trị đền bù theo quy định pháp luật tại các thời điểm thu hồi đất; chỉ đạo cơ quan chức năng khẩn trương xác định lại giá đất đối với khu dân cư này; rà soát chính xác diện tích đã bàn giao thực tế cho chủ đầu tư để xác định giá trị quỹ đất đối ứng làm cơ sở thanh toán với chủ đầu tư khi quyết toán tổng thể giá trị công trình.
Về xử lý kinh tế, đối với các dự án đất đai, Thanh tra Chính phủ kiến nghị UBND tỉnh Hải Dương rà soát, thu hồi tiền sử dụng đất, thuê đất, tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa với tổng số tiền tạm tính khoảng 50 tỷ đồng.
Cụ thể một số trường hợp như: khu dân cư, nhà ở công nhân và dịch vụ KCN Tân Trường số tiền gần 19,8 tỷ đồng; khu dân cư tập trung thị trấn Thanh Miện (khoảng 10 tỷ đồng), khu đô thị sinh thái Thành Công (khoảng 8 tỷ đồng), khu đô thị Phú Quý (Goldenland) khoảng 520 triệu đồng tiền sử dụng đất và khoảng 3,4 tỷ đồng tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa…
Được biết, tháng 5 vừa qua, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đã chỉ đạo về kết luận thanh tra trách nhiệm của UBND tỉnh Hải Dương trong công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản và quản lý, sử dụng đất đai giai đoạn 2016-2020. Trong đó, có nội dung: UBND tỉnh Hải Dương tổ chức thực hiện các kiến nghị của Thanh tra Chính phủ tại Kết luận thanh tra 856 ngày 31/3/2023, không để xảy ra vi phạm, thất thoát tài sản, ngân sách nhà nước.
Sau hơn hai năm đình trệ xây dựng do vướng vấn đề pháp lý, dự án Aqua City do Tập đoàn Novaland phát triển tại Đồng Nai đã thoát bế tắc.
Việc chủ động phát triển bản thân, xây dựng và duy trì các mối quan hệ cùng thái độ cởi mở với thay đổi là những yếu tố quan trọng.
Hội thảo “Hạnh phúc trong Giáo dục” 2024 là cơ hội để nhà lãnh đạo giáo dục, giáo viên, và phụ huynh cùng thảo luận, khám phá những giải pháp xây dựng môi trường học đường tích cực, bền vững.
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được kỳ vọng sẽ thay đổi diện mạo hạ tầng giao thông và tạo cú hích lớn cho nền kinh tế. Tuy nhiên, dự án này cũng đặt ra nhiều câu hỏi về khả năng tham gia của nhà thầu xây dựng trong nước.
VinFast Energy, Schneider Electric và ESEC hợp tác thúc đẩy giải pháp pin lưu trữ và quản lý năng lượng, hướng đến một tương lai bền vững.
WinMart kỷ niệm 10 năm với đại sứ WINNIE, ưu đãi hấp dẫn từ 11 thương hiệu lớn trong Tuần lễ thương hiệu diễn ra từ ngày 21/11 đến 4/12.
Xây dựng môi trường làm việc đa dạng và hòa nhập không chỉ mang đến nhiều cơ hội cho tất cả mà còn tác động tích cực đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.