Tiêu điểm
Hành động khẩn trương để du lịch đông vui trở lại
Một trong những giải pháp được chỉ ra là tăng cường sự sáng tạo trong các sản phẩm du lịch.
Chuỗi du lịch vẫn đóng băng nhiều phần
Bà Nguyễn Thị Phương Thảo, Chủ tịch HĐQT Sovico Holdings, đánh giá, mặc dù ngành du lịch đã có những nỗ lực và kết quả nhất định trong năm 2023, nhưng đây cũng là giai đoạn đầy biến động, thách thức.
Trong đó, hàng không chưa có lợi nhuận và du lịch, khách sạn, nhà hàng hoạt động cầm chừng.
Trước dịch, mỗi ngày Vietjet có tới 40 chuyến bay quốc tế tới Nha Trang, đồng nghĩa khoảng 8.000 phòng khách sạn được lấp đầy. Con số tương tự cũng diễn ra ở Đà Nẵng, Phú Quốc.
Tuy nhiên, những điểm đến nổi bật của Việt Nam từng được vinh danh cũng đang là những nơi đang đóng băng vài chục ngàn phòng khách sạn. Dịch vụ giải trí, nhà hàng đều ngưng trệ.
“Chúng ta cần hành động khẩn trương để những điểm đến đông vui trở lại”, bà Thảo nhấn mạnh tại hội nghị phát triển du lịch do Thủ tướng chủ trì mới đây.
Tổng giám đốc Vietnam Airlines Lê Hồng Hà, cho biết thêm, sau dịch Covid-19 và chính sách mở cửa của Chính phủ, thị trường đã có sự tăng trưởng trở lại, nhưng tăng trưởng vận tải hàng không Việt Nam vẫn đang ở mức thấp.
Đến hết tháng 10/2023, thị trường vận tải hàng không quốc tế đã quay lại 97% so với trước dịch nhưng khu vực châu Á – Thái Bình Dương chỉ mới đạt được mức 73% còn Việt Nam cũng đang ở mức 72%.
Ngoài khách quốc tế, theo PGS.TS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, du lịch nội địa cũng đóng vai trò đặc biệt quan trọng thời gian qua, nhất là những thời điểm khó khăn. Nhưng du lịch nội địa có lúc bùng lên rồi lại xẹp xuống, như tình trạng diễn ra tại Phú Quốc.
“Chúng ta phải kiểm điểm lại tại sao du lịch đã bùng lên, có lúc rất tốt, tưởng rằng sẽ bứt phá rồi lại suy giảm như vậy? Không chỉ riêng ngành du lịch, mỗi hệ thống có lẽ phải có trách nhiệm với vấn đề này”, ông Thiên nhấn mạnh.
Du lịch là ngành công nghiệp sáng tạo
Bà Ngô Hương, Phó tổng giám đốc Kinh doanh và tiếp thị Vinpearl cho rằng, thiên nhiên tươi đẹp, di sản văn hóa phong phú chưa đủ để Việt Nam trở thành điểm "phải đến" của du khách quốc tế trong khi các đối thủ liên tục đổi mới và sáng tạo.
Do đó, Việt Nam cần kiến tạo những những điểm đến vừa mang bản sắc Việt, vừa có tính quốc tế cao, phù hợp với xu hướng toàn cầu hóa của ngành du lịch.
Đó chính là xu thế phát triển điểm đến đẳng cấp và đa trải nghiệm với những sản phẩm du lịch sáng tạo, độc đáo, có khả năng thu hút và giữ chân du khách liên tục trong nhiều năm, thậm chí trở thành điểm "phải đến" tại châu Á.
Đồng quan điểm, bà Thảo nhấn mạnh: “Hãy để Việt Nam thành điểm đến của du lịch quốc tế đầy bản sắc về văn hoá, ẩm thực, nghỉ dưỡng”.
Bà khuyến nghị, để tạo điều kiện cho hàng không thu hút nhanh nhất, ngay dịp tháng 12/2023 và đầu năm 2024, cần đưa du lịch, giao thương, đầu tư quốc tế đến Việt Nam, đến tất cả các sân bay quốc tế ngoài TP. HCM, Hà Nội.
Ở trong nước, cần phát động chương trình hành động quốc gia đẩy mạnh du lịch tới các sân bay, các điểm đến địa phương.
“Chúng tôi sẵn sàng đưa ra các sáng kiến phát triển du lịch trên nền tảng giá trị văn hoá, lịch sử truyền thống Việt Nam và tinh thần sáng tạo của thời đại mới. Cùng với đó, xây dựng các chương trình quảng bá du lịch Việt Nam ở tầm quốc gia”, bà Thảo khẳng định.
Theo chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành, du lịch là ngành kinh doanh, ngành kiếm tiền rất quan trọng.
“Chúng ta hay nói cả hệ thống chính trị vào cuộc, nhưng tôi nhấn mạnh đòi hỏi giới chuyên môn của rất nhiều lĩnh vực phải vào cuộc, các nhà văn hóa, kinh tế, kinh doanh, kiến trúc, lịch sử, môi trường, giáo dục, chứ chúng ta không nói chung chung hệ thống chính trị vào cuộc”, ông phân tích.
Du lịch là ngành kinh doanh dịch vụ tinh xảo nhất, tinh tế nhất bởi nó chạm đến trái tim, lấy con người làm trung tâm. Đằng sau đó là cảm nhận, trải nghiệm, hiểu biết, khám phá, tận hưởng và giao hòa của con người.
Vị chuyên gia nhấn mạnh, sản phẩm du lịch là chân trời sáng tạo vô biên, là sự tổ hợp của rất nhiều thứ, bao gồm quá khứ, hiện tại, tương lai, kinh tế văn hóa, kinh tế sáng tạo, truyền thống lịch sử.
Kết luận tại hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá, các sản phẩm du lịch chưa thực sự có trọng tâm, trọng điểm, không có nhiều sản phẩm đặc sắc Việt Nam theo tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh.
Nhiều sản phẩm du lịch được sao chép từ địa phương này sang địa phương khác, từ doanh nghiệp này sang doanh nghiệp khác dẫn đến chất lượng không cao, thiếu tinh tế, thiếu sáng tạo, thiếu tính bền vững, thiếu bản sắc.
Cùng với đó, Việt Nam chưa có nhiều sự kiện văn hóa, thể thao, du lịch mang tầm quốc tế, được tổ chức chuyên nghiệp cao, thường xuyên, để trở thành thương hiệu sản phẩm du lịch của Việt Nam.
Do đó, Thủ tướng nhấn mạnh cộng đồng doanh nghiệp du lịch cần phát huy tính năng động, sáng tạo và vai trò động lực của doanh nghiệp trong phục hồi du lịch.
Không chỉ vậy, cần đổi mới mô hình kinh doanh, tái cấu trúc doanh nghiệp gắn với chuyển đổi số và đổi mới, sáng tạo; chủ động nâng cao năng lực quản trị, chất lượng sản phẩm dịch vụ; tích cực tham gia các chương trình xúc tiến du lịch quốc gia.
Cộng đồng doanh nghiệp du lịch cũng cần đề cao ý thức, trách nhiệm với xã hội, với cộng đồng; tham gia bảo vệ môi trường, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
Điểm yếu cố hữu của du lịch Việt
Thị trường khách du lịch Mỹ còn dư địa rất lớn
Trung bình mỗi năm có tới hơn 90 triệu người Mỹ đi du lịch quốc tế nhưng chưa có năm nào mà Việt Nam đón đủ 1 triệu du khách đến từ quốc gia này, dù đã tính cả Việt kiều về thăm quê.
Làm du lịch dưới tán rừng: Xin đừng tham lam
Đưa vào rừng quá nhiều công trình xây dựng sẽ khiến sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng không những bị khách hàng quay lưng mà tài nguyên rừng cũng bị tàn phá, khó phục hồi.
Dự án dịch vụ, du lịch được cho thuê đất trả tiền một lần
Đây là thay đổi đáng chú ý trong dự thảo Luật Đất đai sửa đổi trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 6. Theo đó, doanh nghiệp sử dụng đất làm dự án thương mại, dịch vụ, du lịch, kinh doanh thuộc nhóm các dự án cho thuê đất trả tiền một lần cho cả thời gian thuê.
Cộng sinh làm du lịch 'chuẩn vị' miền Tây
Du lịch miền Tây đang “cất cánh” nhưng “bay từ từ” để đảm bảo sự ổn định, hài hòa với bản sắc văn hóa, nét đẹp thiên nhiên cũng như đem lại lợi ích tối đa cho cộng đồng.
Tập đoàn Sanofi nỗ lực đẩy lùi bệnh cúm mùa
Tập đoàn Sanofi đã tổ chức chuỗi hội thảo khoa học nhằm nâng cao nhận thức về bệnh cúm và giải pháp tiêm ngừa.
Công nghệ số giải bài toán chuyển đổi xanh
Công nghệ số được ứng dụng trong sản xuất, kinh doanh giúp doanh nghiệp thúc đẩy hiệu quả các giải pháp chuyển đổi xanh.
Phát triển bền vững có tính kế thừa giữa các 'ông chủ' doanh nghiệp
Phát triển bền vững tại nhiều doanh nghiệp xuất phát từ mối liên kết chặt chẽ giữa các thế hệ lãnh đạo, nhân sự với nhau, song hành với công nghệ và văn hóa.
Doanh nghiệp nhà nước phải vận hành theo cơ chế thị trường
Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh yêu cầu doanh nghiệp nhà nước phải hoạt động theo cơ chế thị trường, khi thảo luận về dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Kotler Award Việt Nam 2024 vinh danh nhà tiếp thị xuất sắc
Kotler Awards Việt Nam 2024 vinh danh 27 nhà tiếp thị kinh doanh, chuyên gia tiếp thị, nhà quản trị chiến lược và doanh nghiệp xuất sắc.
Cú bẻ lái của Hateco Group và dấu ấn của doanh nhân Trần Văn Kỳ
Khởi đầu rồi phát triển mạnh nhờ bất động sản, doanh nhân Trần Văn Kỳ tiếp tục dẫn dắt Hateco Group đầu tư mạnh vào hạ tầng cảng biển.
Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững
Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.