Hết tháng 1, nhà đầu tư ngoại đã rót 1,55 tỷ USD vào Việt Nam
An Nhiên
Thứ hai, 28/01/2019 - 17:41
Theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong tháng 1/2019, ước tính các dự án FDI đã giải ngân 1,55 tỷ USD, tăng 9,2% so với cùng kỳ năm 2017.
Tổng vốn đăng ký cấp mới, tăng thêm và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư ngoại đạt 1,9 tỷ USD, tăng 51,9% so với cùng kỳ năm 2018.
Xuất khẩu của khu vực đầu tư nước ngoài (ĐTNN) kể cả dầu thô đạt 13,58 tỷ USD, bằng 94,9% so với cùng kỳ năm 2018 và chiếm 67,9% kim ngạch xuất khẩu. Xuất khẩu không kể dầu thô đạt 13,4 tỷ USD, bằng 95% so với cùng kỳ 2018 và chiếm 67% kim ngạch xuất khẩu.
Nhập khẩu đạt 11,75 tỷ USD, bằng 98,7% so với cùng kỳ năm 2018 và chiếm 56,4% kim ngạch nhập khẩu. Kim ngạch xuất nhập khẩu của khu vực ĐTNN giảm so với cùng kỳ, song tính chung vẫn xuất siêu 1,83 tỷ USD kể cả dầu thô và xuất siêu 1,65 tỷ USD không kể dầu thô.
Tính đến ngày 20/01/2019, có 226 dự án mới được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (GCNĐKĐT) với tổng vốn đăng ký cấp mới 805 triệu USD, tăng 81,9% so với cùng kỳ năm 2018, có 72 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm 340,2 triệu USD, bằng 74,5% so với cùng kỳ năm 2018.
Cũng trong tháng 01/2019, có 489 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài với tổng giá trị vốn góp 761,8 triệu USD, tăng 114% so với cùng kỳ 2018.
Xét theo lĩnh vực đầu tư, nhà ĐTNN đã đầu tư vào 18 ngành lĩnh vực, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo là lĩnh vực thu hút được nhiều nhất sự quan tâm của nhà ĐTNN. Lĩnh vực hoạt động chuyên môn, khoa học công nghệ đứng thứ hai, đứng thứ ba là hoạt động kinh doanh bất động sản.
Theo đối tác đầu tư, có 51 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam, trong đó Nhật Bản đứng thứ nhất, Hàn Quốc đứng thứ hai và Trung Quốc đứng vị trí thứ ba.
Theo địa bàn đầu tư, nhà ĐTNN đã đầu tư vào 39 tỉnh thành phố, trong đó TP.HCM thu hút nhiều vốn ĐTNN nhất, theo sau là Bình Dương, Hải Dương.
Một số dự án lớn được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trong tháng 01/2019:
Dự án Công ty TNHH Kyoshin (Việt Nam), cấp GCNĐKĐT điều chỉnh ngày 17/01/2019 tăng vốn đầu tư thêm 134,7 triệu USD. Đây là dự án được nhà đầu tư Nhật Bản đầu tư tại thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1995 với mục tiêu sản xuất, gia công và xuất khẩu các linh kiện đồ điện, khuôn mẫu.
Dự án Katolec Global Logistics Việt Nam, cấp GCNĐKĐT ngày 18/01/2019, tổng vốn đầu tư 65 triệu USD do Katolec Corporation (Nhật Bản) đầu tư với mục tiêu kho bãi và lưu giữ hàng hóa tại Hà Nam.
Dự án Nhà máy Sews-Components Việt Nam II, cấp GCNĐKĐT ngày 11/01/2019 với tổng vốn đầu tư đăng ký 64,89 triệu USD do nhà đầu tư Nhật Bản đầu tư tại Hưng Yên với mục tiêu xây dựng nhà máy sản xuất các linh kiện điện và điện tử cho ô tô và mô tô, sản xuất trụ nối dây điện cho ô tô và mô tô.
Dự án Nhà máy sản xuất hoá chất dệt nhuộm Huanyu, cấp GCNĐKĐT ngày 02/01/2019, tổng vốn đầu tư đăng ký 60 triệu USD do nhà đầu tư Trung Quốc đầu tư tại Tây Ninh với mục tiêu sản xuất chất dệt nhuộm.
Dự án Nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt Phú Sơn, cấp GCNĐKĐT ngày 11/01/2019 do nhà đầu tư Trung Quốc đầu tư với mục tiêu xử lý, tiêu hủy rác thải tại Thừa Thiên Huế.
TS. Nguyễn Đức Thành cho rằng, triển vọng tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong dài hạn sẽ tiếp tục phụ thuộc vào FDI, kết quả gỡ bỏ rào cản thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước.
Trong giai đoạn phát triển mới, đòi hỏi nguồn lực FDI phải có chất lượng cao hơn, cụm từ mới “FDI 4.0” – nhằm xác định rõ tên của một loại FDI mới, và xác định sự cần thiết phải tập trung ưu tiên cho dòng vốn FDI 4.0 này ở mọi lĩnh vực và địa bàn của nền kinh tế.
Theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, năm 2018 ước tính các dự án FDI đã giải ngân 19,1 tỷ USD, tăng 9,1% so với cùng kỳ năm 2017.
Bên lề chuyến thăm cấp nhà nước tới Việt Nam, Tổng thống Sri Lanka Anura Kumara Dissanayake cùng đoàn đại biểu cấp cao đã đến thăm trụ sở Tập đoàn Vingroup tại Hà Nội. Ông đánh giá cao tiềm năng đầu tư đa ngành của Vingroup tại Sri Lanka, đặc biệt là trong lĩnh vực bất động sản và du lịch.
Nghị quyết số 68 xác định khu vực tư nhân là động lực quan trọng nhất của nền kinh tế, đặt mục tiêu có ít nhất 3 triệu doanh nghiệp, đóng góp trên 60% GDP vào năm 2045.
Không chỉ số lượng đơn đặt hàng mới sụt giảm đáng kể, ngành sản xuất Việt Nam còn chứng kiến niềm tin kinh doanh rơi về một trong những mức thấp nhất lịch sử.
Tại trung tâm tài chính sôi động bậc nhất thế giới - Manhattan, một mét vuông bất động sản thương mại có thể trị giá bằng cả một gia sản. Ở Dubai, vị trí vàng trong những khu thương mại sầm uất đang là cuộc đua khốc liệt giữa các thương hiệu toàn cầu. Tại Việt Nam, “cuộc săn” mặt bằng bán lẻ tại vùng lõi trung tâm TP.HCM hay Hà Nội cũng ngày càng cam go.
Quần thể nghỉ dưỡng và thể thao Ruby Tree Golf Villas tại Đồ Sơn, Hải Phòng vừa công bố chương trình ưu đãi đặc quyền cho du khách đặt phòng đến hết tháng 5/2025.
Bên lề chuyến thăm cấp nhà nước tới Việt Nam, Tổng thống Sri Lanka Anura Kumara Dissanayake cùng đoàn đại biểu cấp cao đã đến thăm trụ sở Tập đoàn Vingroup tại Hà Nội. Ông đánh giá cao tiềm năng đầu tư đa ngành của Vingroup tại Sri Lanka, đặc biệt là trong lĩnh vực bất động sản và du lịch.
Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội (SHB) chính thức ra mắt thẻ tín dụng doanh nghiệp SHB Mastercard Business Platinum - giải pháp tài chính linh hoạt, thiết kế riêng cho nhu cầu dòng tiền cấp thiết của các doanh nghiệp tại Việt Nam.
Tháng 5/2025, The Pathway - tổ hợp căn hộ cao tầng sát biển đầu tiên tại Sầm Sơn, thuộc quần thể Sun Grand Boulevard, chính thức ra mắt các tòa tháp mới P2, P3. Đây là bước đi chiến lược, hoàn thiện hệ sinh thái du lịch – nghỉ dưỡng – giải trí đẳng cấp của Sun Group tại đô thị biển hiện đại đang trên đà bứt phá mạnh mẽ.
Gói vay “Chắp cánh giấc mơ an cư” của SeABank được thiết kế giúp thế hệ trẻ Việt Nam hiện thực hóa giấc mơ sở hữu ngôi nhà đầu tiên, ổn định cuộc sống và vững bước tương lai với lãi suất chỉ từ 5,8%/năm, thời gian vay tới 55 năm và ân hạn trả nợ gốc 5 năm.