Diễn đàn quản trị
Hiến kế xây dựng thương hiệu quốc gia cho nông sản Việt
Vụ việc gạo ST25 mất bốn năm mới đăng ký được thương hiệu là bài học xương máu trong việc xây dựng thương hiệu cho nông sản Việt.

Ông Hồ Quang Cua, “cha đẻ” giống gạo ST25 đạt giải gạo ngon nhất thế giới năm 2019, cho biết, chỉ khoảng nửa năm sau khi gạo này được vinh danh, một doanh nghiệp ở Mỹ đã nộp đơn đăng ký bảo hộ độc quyền thương hiệu gạo ST25.
Tiếp đó, hàng loạt doanh nghiệp đến từ Mỹ, Úc và cả Việt Nam nộp đơn đăng ký bảo hộ độc quyền chữ “ST25”.
Ông Cua cho biết, những doanh nghiệp này không muốn làm thương hiệu gạo mà muốn bảo hộ độc quyền chữ ST25 để bán lại cho các đơn vị kinh doanh, xuất khẩu.
Tháng 9/2022, hồ sơ đăng ký bảo hộ độc quyền thương hiệu ST25 bị khóa. Đến tháng 12/2023, tức là mất 4 năm, ông Cua và đội ngũ mới đăng ký thành công nhãn hiệu cho giống lúa ST25, giúp các doanh nghiệp Việt có thể xuất khẩu gạo ST25 dưới tên sản phẩm của mình.
“Đó là khóa học kéo dài 4 năm, tốn kém và đầy gian nan”, ông Cua nói tại hội thảo tham vấn hoàn thiện chính sách, pháp luật xây dựng thương hiệu nông sản Việt Nam.
Nói về câu chuyện này, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Trần Thanh Nam cho biết, bộ rất muốn đăng ký thương hiệu cho gạo ST25 nhưng vướng nhiều vấn đề nên chưa triển khai được, dẫn đến doanh nghiệp phải tự đứng lên bảo vệ quyền lợi của mình.
Ông Nam khẳng định, câu chuyện gạo ST25 là “bài học xương máu” trong xây dựng thương hiệu nông sản Việt. Đáng chú ý, không chỉ gạo ST25 mà nhiều lần nông sản Việt đã bị xâm phạm về thương hiệu ở nước ngoài, ảnh hưởng tiêu cực đến doanh nghiệp xuất khẩu.
Để hạt gạo, con tôm, trái sầu riêng… mang thương hiệu quốc gia
TS. Trần Công Thắng, Viện trưởng Viện Chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn cho biết, dù có nhiều lợi thế về nông nghiệp nhưng 90% nông sản Việt Nam xuất khẩu dưới dạng thô, giá bán thấp hơn so với nông sản cùng loại của nhiều quốc gia đối thủ.
Nghịch lý này đến từ việc đa số nông sản, kể cả những loại xuất khẩu chủ lực có tổng kim ngạch xuất khẩu tỷ USD, vẫn chưa có thương hiệu, chưa có dấu hiệu nhận biết riêng để người tiêu dùng biết đến rộng rãi.
Trên thực tế, đã có 10 chương trình xây dựng thương hiệu quốc gia đối với nông sản. Tuy nhiên, ông Thắng thông tin, các chương trình này nằm rải rác ở nhiều quyết định nhưng chưa có sự kết nối giữa các bên liên quan, do đó chưa đem lại kết quả.
Từ góc nhìn doanh nghiệp xuất khẩu nông sản, bà Tô Thị Tường Lan, Phó tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) nhấn mạnh vai trò xây dựng thương hiệu quốc gia đối với nông sản để đảm bảo lợi thế xuất khẩu cho doanh nghiệp.
Bà Lan nhìn nhận, Việt Nam có thể thí điểm xây dựng thương hiệu quốc gia với ba sản phẩm “đạt mức độ độc đáo” là gạo, cà phê và thủy sản.
Trong đó, đối với thủy sản, nên lựa chọn tôm sú vì đây là loại tôm đặc hữu của Việt Nam, không phải cạnh tranh với Ấn Độ, Ecuador như tôm thẻ.
Ông Cua cũng khẳng định tính cấp thiết của việc thành lập thương hiệu quốc gia cho nông sản nói chung và hạt gạo nói riêng.
Theo ông Cua, quốc gia đối thủ về xuất khẩu gạo của Việt Nam là Thái Lan đã làm thương hiệu quốc gia từ năm 1998, đến nay đã nâng cấp, sửa đổi nhiều lần, tạo ra quy chuẩn chặt chẽ.
Doanh nghiệp đáp ứng những quy chuẩn sẽ được sử dụng thương hiệu quốc gia. Như vậy, thương hiệu quốc gia vừa tăng lợi thế xuất khẩu, vừa trở thành quy chuẩn bắt buộc doanh nghiệp tuân thủ các quy trình đảm bảo chất lượng.
Đồng tình với quan điểm cần xây dựng thương hiệu nông sản, Thứ trưởng Trần Thanh Nam nhìn nhận, đây là vấn đề nhức nhối, cần phải làm ngay.
Tuy nhiên, để xây dựng thương hiệu cho một loại nông sản, cần phải giải quyết được ba câu hỏi: nông sản đó trong chiến lược tổng thể quốc gia như thế nào, phát huy giá trị thương hiệu và đơn vị nào quản lý thương hiệu đó.
Mặt khác, để xây dựng thương hiệu, một vấn đề quan trọng cần phải lưu ý là đảm bảo chất lượng nông sản.
Thứ trưởng cho biết, một số doanh nghiệp đang phản ánh về tình trạng nông sản có chất lượng không đồng đều khi thu mua từ nông dân, tiềm ẩn nguy cơ đánh mất hình ảnh của nông sản Việt trên trường quốc tế.
Nhiều thách thức trong xây dựng, bảo hộ nhãn hiệu nông sản Việt
Tương lai đầy hứa hẹn cho xuất khẩu nông sản
Kim ngạch xuất khẩu nông sản tăng mạnh ngay trong tháng đầu năm hứa hẹn tạo ra bước đà thuận lợi giúp ngành nông nghiệp Việt chinh phục kỷ lục trong năm mới.
Trung Quốc sắp ‘mở cửa’ cho hàng loạt nông sản Việt
Các sản phẩm nông sản Việt có cơ hội lớn tại thị trường Trung Quốc thời gian tới gồm dừa tươi, sản phẩm trái cây đông lạnh, hoa quả có múi, bơ, na, roi, dược liệu đông y có nguồn gốc thực vật…
Giải bài toán tín dụng cho doanh nghiệp nông sản
Hỗ trợ tiếp cận tín dụng không chỉ giúp doanh nghiệp đảm bảo nguồn vốn để kinh doanh, xuất khẩu mà còn giúp bà con nông dân bán được nông sản với mức giá tốt hơn.
Xuất khẩu nông sản sẽ đối mặt với thách thức mới
Xu thế phát triển bền vững đặt ra những yêu cầu mới đối với hàng nông sản Việt Nam ở hầu như tất cả các thị trường xuất khẩu chính.
Quản trị rủi ro thế nào để sống chung với thế giới ngày càng biến động?
Những tổ chức có văn hóa quản trị rủi ro mạnh mẽ sẽ vượt trội hơn hẳn các đối thủ cạnh tranh về lâu dài trong việc điều hướng các cú sốc.
Cú nhảy ESG: Khởi động hành trình bền vững cho SMEs
ESG không còn là cuộc chơi riêng của các tập đoàn lớn. Cú nhảy ESG chính là sự kiện giúp SMEs Việt chủ động tiếp cận ESG một cách linh hoạt.
Chất lượng quản trị doanh nghiệp trong cuộc đua hút vốn
Nâng cao chất lượng quản trị là yếu tố then chốt, quyết định việc doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn dài hạn trên thị trường chứng khoán.
Hóa giải khủng hoảng truyền thông với doanh nghiệp thực phẩm
Khủng hoảng truyền thông với các doanh nghiệp thực phẩm đang ngày càng dữ dội và khó kiểm soát trong thời đại mạng xã hội lên ngôi.
Pizza 4P’s và 4 mảnh ghép tạo 'trải nghiệm WOW' khác biệt
Văn hóa là yếu tố quan trọng bậc nhất ở Pizza 4P’s nhưng chỉ từng đó là không đủ, khiến thương hiệu này từng rơi vào thế khó khi mở rộng quy mô.
Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường: Vẫn còn nhiều vướng mắc
Nhiều ý kiến cho rằng, việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường khó đạt được mục tiêu giảm tỷ lệ thừa cân, béo phì.
Samsung chung tay phát triển nhân lực, đưa Việt Nam bứt phá trên bản đồ công nghệ toàn cầu
Đào tạo nhân tài là một nội dung quan trọng tạo nền móng cho quốc gia. Đặc biệt trong thời đại hiện nay, đào tạo nhân tài công nghệ là chìa khóa chủ lực để tiến tới nước phát triển.
Doanh nghiệp nỗ lực 'mở lối đi riêng' ở Hàn Quốc
Triển lãm Thực phẩm quốc tế Seoul Food 2025 ngày 10/6 đã khai mạc tại Trung tâm Triển lãm quốc tế Hàn Quốc (KINTEX) ở Goyang, phía Tây Bắc thủ đô Seoul (Hàn Quốc). Năm nay, Việt Nam ghi dấu ấn với một số sản phẩm thực phẩm, đồ uống mới, mở lối đi riêng cho các dòng sản phẩm lần đầu “mang chuông đi đánh xứ người”.
Quản trị rủi ro thế nào để sống chung với thế giới ngày càng biến động?
Những tổ chức có văn hóa quản trị rủi ro mạnh mẽ sẽ vượt trội hơn hẳn các đối thủ cạnh tranh về lâu dài trong việc điều hướng các cú sốc.
Syre rót 1 tỷ USD xây nhà máy tái chế dệt may tại Việt Nam
Nhà máy tái chế dệt may của Syre với tổng vốn đầu tư 1 tỷ USD vừa được Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Bình Định cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Ngân hàng chuyển giao bắt buộc có thể bị giảm hết vốn điều lệ
Trong quy định mới, Ngân hàng Nhà nước sẽ giảm toàn bộ vốn của ngân hàng được chuyển giao bắt buộc nếu lỗ lũy kế lớn hơn 100% vốn điều lệ và quỹ dự trữ.
Cơn khát môi giới giữa thời bùng nổ dự án bất động sản
Khi nguồn cung tăng tốc, bài toán ai sẽ bán và bán được hàng đang tái định hình lại vai trò chiến lược của các sàn môi giới bất động sản trên thị trường.