Tiêu điểm
Hiểu đúng về tài sản mã hóa và gợi ý cho quản lý trái phiếu ở Việt Nam
Các chuyên gia đánh giá, mã hóa tài sản có thể là một giải pháp để Việt Nam cân nhắc, nhằm nâng cao tính minh bạch và hiệu quả của thị trường trái phiếu.
4 loại tài sản mã hóa
Không có gì đáng ngạc nhiên khi loại tài sản mã hóa (TSMH) được biết đến nhiều nhất là tiền ảo. Trong đó, Bitcoin có lẽ là đại diện tiêu biểu nhất, mặc dù trên thực tế, thị trường tiền ảo đã phát triển nhanh chóng kể từ lần đầu xuất hiện khoảng một thập kỷ trước. Một vài đại diện tiền ảo được biết đến nhiều khác có thể kể đến là Ethereum, Tether, Cardano hay Litecoin.
Tuy nhiên, TSMH cần được hiểu là một khái niệm rộng hơn, là tất cả những tài sản được tạo ra và trao đổi trên các nền tảng chuỗi khối (blockchain), theo phân tích mới nhất từ ông James Estaugh, Giám đốc Khối dịch vụ chứng khoán và bà Nguyễn Minh Châu, Giám đốc Dịch vụ khách hàng, Khối Dịch vụ chứng khoán của HSBC Việt Nam.
Hiện nay, thị trường có bốn loại TSMH không phải là tiền ảo thông dụng nhất, bao gồm tiền điện tử của ngân hàng trung ương (central bank digital currencies - CBDC), tiền ảo neo theo tài sản ổn định (stablecoins), tài sản thực được mã hóa (tokenised assets), và TSMH không thể thay thế (non-fungible tokens - NFT).
Tại Việt Nam, tiền ảo hiện nay không được phép sử dụng để mua hàng hóa, dịch vụ. Tuy nhiên, trong một hội thảo hồi tháng 10/2022 về phòng chống rửa tiền, Thủ tướng đã đề cập đến thực tế các giao dịch tiền ảo vẫn phổ biến, mặc dù không được công nhận, do đó yêu cầu Chính phủ nghiên cứu xây dựng chế tài phù hợp.
Cùng với đó, chưa có cập nhật về đồng CBDC hay tài sản tài chính được mã hóa (tokenized financial asset) nào được phát hành tại Việt Nam, và chỉ mới ghi nhận một số đồng stablecoin neo theo VNĐ được phát hành bởi các tổ chức nước ngoài.
Trong khi đó, thị trường NFT tại Việt Nam lại khá sôi động.
Theo một khảo sát của Finder, Việt Nam thuộc nhóm có số lượng người sở hữu lượng NFT lớn nhất trong số các thị trường được khảo sát vào năm 2021, đứng thứ 4 trong số 20 thị trường nắm giữ nhiều NFT nhất (17,4%).

Giữa năm ngoái, một số nghệ sĩ nổi tiếng trong nước đã đưa các sản phẩm của mình lên thị trường NFT. Một số ngành khác cũng đã thí điểm phát hành NFT như du lịch, bất động sản, game…
Trò chơi điện tử NFT là một trong những câu chuyện thành công đáng nhớ, và đã biến Việt Nam thành một trong những tâm điểm startup trong lĩnh vực mã hóa của thế giới.
Trò chơi Axie Infinity của Việt Nam, ra mắt năm 2018, đã trở thành một hiện tượng và thống trị thị trường NFT trong năm 2022. Từ khi Axie Infinity trở thành một trong những dự án mã hóa giá trị nhất thế giới trong năm 2021, ít nhất 7 trò chơi điện tử blockchain khác đã được triển khai ở Việt Nam, thu hút hàng triệu USD từ các nhà đầu tư nước ngoài.
Nhìn tới tương lai
PWC dự đoán, đến năm 2030, khoảng 5 – 10% tài sản toàn cầu sẽ ở dạng số hóa. Với giá trị tài sản toàn cầu được quản lý đang được kỳ vọng sẽ đạt mức hơn 145 nghìn tỷ USD vào năm 2025, mức tài sản ở dạng số hóa sẽ là một con số khổng lồ, thậm chí còn tiếp tục tăng lên cùng các thay đổi chóng mặt do sự đổi mới, phát triển về công nghệ toàn cầu.
Ngày nay, tiền ảo, stablecoin, CBDC và cơ sở hạ tầng cho phát hành chứng khoán mã hóa vốn đang thay đổi cục diện của thị trường tài chính. Theo hai chuyên gia từ HSBC Việt Nam, bước tiến hóa tiếp theo trong quá trình số hóa sẽ là việc mã hóa các tài sản trong thế giới thực. Điều đó sẽ mang lại lợi ích đáng kể và trực tiếp cho thành viên thị trường, thông qua hiệu quả hoạt động và cơ hội kinh doanh do công nghệ blockchain mang lại.
Đặc biệt, đối với thị trường chứng khoán, ứng dụng hứa hẹn nhất của TSMH sẽ là các tài sản kém thanh khoản có giá trị lớn và vòng đời kéo dài, với các giao dịch tiêu tốn nhiều nguồn lực cho quản lý như trái phiếu.
Bằng cách mã hóa các tài sản này, chủ sở hữu sẽ có thể bán một phần quyền sở hữu tài sản theo cách dễ dàng và với chi phí hợp lý hơn. Cũng nhờ vậy, bên mua có thể tiếp cận và sở hữu một phần của loại tài sản này, thay vì phải chi trả một khoản tiền quá lớn, và đối mặt với tình trạng kém thanh khoản nếu mua toàn bộ tài sản đó.
“Chúng tôi cho rằng, đây có thể là một giải pháp để Việt Nam cân nhắc, nhằm thúc đẩy tăng trưởng, nâng cao tính minh bạch và hiệu quả của thị trường trái phiếu chính phủ và trái phiếu doanh nghiệp trong nước”, ông James Estaugh và bà Châu nhận định.
Tuy nhiên, “mùa đông” của thị trường TSMH trong năm 2022 cũng là lời cảnh báo, rằng dù cuộc cách mạng kỹ thuật số đang mang tới những cơ hội lớn về lợi nhuận vượt trội, những thành viên tham gia thị trường không hề miễn nhiễm với các rủi ro.
Do đó, cần có một nền tảng pháp lý vững chắc để hỗ trợ sự phát triển dài hạn, bền vững của thị trường các TSMH. Việc xây dựng các quy định pháp luật về TSMH và các nền tảng theo công nghệ sổ cái phân tán (Distributed Ledger Technologie – DLT) sẽ là một yếu tố quan trọng, quyết định việc mã hóa tài sản xa và nhanh đến đâu.
Trên khắp thế giới, các cơ quan quản lý đang tham gia tích cực vào các dự án thí điểm, cho thấy các chính phủ đều đánh giá cao vai trò của TSMH trong lĩnh vực đầu tư, nhưng cũng đã nhận thấy những khoảng cách giữa thị trường tài chính truyền thống và thị trường tài chính mã hóa.
Cho dù là do các yêu cầu pháp lý, do sáng kiến của chính phủ và các ban ngành, động lực từ phát triển bền vững, hoặc do sức mạnh của TSMH như một lực đẩy cho sự cải tiến, ngành đầu tư đang tiến về tương lai.
“Đối với Việt Nam, chúng tôi cho rằng, Chính phủ đang có những bước tiến trên con đường hiện thực hóa tầm nhìn về một nền kinh tế kỹ thuật số quốc gia, nhưng cách tiếp cận tương đối thận trọng nhằm bảo vệ thành viên thị trường và đảm bảo tăng trưởng bền vững”, hai chuyên gia của HSBC Việt Nam đánh giá.
Cảnh báo nguy cơ tay trắng khi đầu tư tiền mã hóa
Luật Phòng chống rửa tiền mới vẫn chưa luật hóa tiền ảo, tài sản ảo
Quốc hội đề nghị Chính phủ sớm xây dựng hành lang pháp lý đối với tiền ảo, tài sản ảo khi Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua chưa luật hóa các hoạt động này.
Tiền ảo, Bitcoin có thể bị lợi dụng để rửa tiền ở Việt Nam
NHNN đang nghiên cứu, dự thảo quy định điều khoản mang tính chất khung sửa đổi Luật Phòng, chống rửa tiền và trên cơ sở quy định khung này sẽ xây dựng những quy định cụ thể để quản lý những sản phẩm tài chính hiện nay, cũng như sử dụng công nghệ, Bitcoin, tiền ảo.
Việt Nam xây khung pháp lý về tài sản ảo, tiền ảo
Trước đó, Thủ tướng Chính phủ đã giao Ngân hàng Nhà nước chủ trì nghiên cứu, xây dựng và thí điểm sử dụng tiền ảo dựa trên công nghệ chuỗi khối (blockchain), với thời gian thực hiện là năm 2021 - 2023.
Bộ Tài chính thành lập Tổ nghiên cứu về tiền ảo, tài sản ảo
Theo pháp luật chứng khoán, tiền ảo không phải là một loại chứng khoán. Hiện nay, Việt Nam chưa có quy định pháp lý điều chỉnh hoạt động phát hành, mua bán, trao đổi tiền ảo, tài sản ảo.
Trung Quốc có thể tung ra tiền ảo riêng trong 3 tháng tới
Việc chuẩn bị từ pháp lý tới hệ thống công nghệ cho thấy Trung Quốc đang ngày càng tiến gần đến ngày ra mắt đồng tiền kỹ thuật số riêng.
Nghị định 91 gỡ vướng dự án BT Thủ Thiêm của Đại Quang Minh, CII
Những vướng mắc về xác định giá đất để thanh toán cho nhà đầu tư đã bỏ vốn xây dựng hạ tầng cho khu đô thị mới Thủ Thiêm đã được tháo gỡ.
Thủ tướng: Thiết kế chính sách để phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn
Thủ tướng khẳng định phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn, yêu cầu khẩn trương hoàn thiện cơ chế, chính sách để tạo đà tăng trưởng bền vững.
Đàm phán thương mại với Mỹ về thuế đối ứng, Việt Nam cần lưu ý gì?
Ngoài vấn đề minh bạch nguồn gốc xuất xứ, Việt Nam cần tính đến khả năng những thỏa thuận trong đàm phán thương mại với Mỹ ảnh hưởng tới các cam kết với những nước khác.
Sumitomo đầu tư khu công nghiệp 2.900 tỷ đồng tại Thanh Hóa
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa chấp thuận chủ trương đầu tư và chấp thuận nhà đầu tư cho dự án KCN Thăng Long Thanh Hóa.
Điều hành giá điện hợp lý: Bài toán khó bao giờ mới có lời giải?
Cân bằng giữa tính giá điện theo cơ chế thị trường và ổn định xã hội vẫn luôn là bài toán khó tồn tại nhiều năm qua, nhưng bắt buộc phải giải trong thời gian tới.
Rủi ro đã ngấm giá, chứng khoán có hấp dẫn?
Với định giá thấp và các chính sách hỗ trợ mạnh mẽ, SGI Capital tin rằng đây là thời điểm để nhà đầu tư cân nhắc cơ hội.
'Bóng ma' nợ xấu ám ảnh ngành ngân hàng
Phần lớn ngân hàng đã ghi nhận số dư nợ xấu tăng trong quý I/2025, trong đó hơn một nửa số ngân hàng niêm yết chứng kiến mức tăng hai chữ số.
Làm sao thương hiệu ngân hàng nổi bật khi khách chỉ chọn gần nhất?
Các chuyên gia cho rằng, một thương hiệu ngân hàng tốt không chỉ nằm ở logo hay khẩu hiệu, mà là sự cam kết bền vững, được xây dựng từ niềm tin.
Công bố đường bay thẳng Hà Nội - Moscow
Ngày 9/5, dưới sự chứng kiến của Tổng bí thư Tô Lâm và lãnh đạo cấp cao 2 nước, Vietnam Airlines đã công bố đường bay thẳng từ thủ đô Hà Nội đến Moscow, Nga.
Giá vàng hôm nay 10/5: Bật tăng liên tiếp 4 nhịp
Giá vàng hôm nay 10/5 tăng 500 nghìn đồng ở cả hai chiều đối với vàng miếng và vàng nhẫn SJC ở thị trường trong nước.
Di sản của Warren Buffett và những bài học vượt thời gian
Warren Buffett không chỉ là một nhà đầu tư xuất sắc mà còn là một nhà tư tưởng tài chính với tầm ảnh hưởng vượt ra ngoài lĩnh vực đầu tư.
Nghị định 91 gỡ vướng dự án BT Thủ Thiêm của Đại Quang Minh, CII
Những vướng mắc về xác định giá đất để thanh toán cho nhà đầu tư đã bỏ vốn xây dựng hạ tầng cho khu đô thị mới Thủ Thiêm đã được tháo gỡ.