Quốc tế
Trung Quốc có thể tung ra tiền ảo riêng trong 3 tháng tới
Việc chuẩn bị từ pháp lý tới hệ thống công nghệ cho thấy Trung Quốc đang ngày càng tiến gần đến ngày ra mắt đồng tiền kỹ thuật số riêng.
Trung Quốc đã phát triển khung pháp lý có tên Thanh toán tiền điện tử kỹ thuật số (DCEP), cho phép ngân hàng trung ương nước này phát hành một loại tiền kỹ thuật số để các ngân hàng thương mại cũng như mạng lưới thanh toán của bên thứ ba sử dụng Alipay và WeChat Pay.
“Họ đã có toàn bộ hệ thống và mạng lưới sẵn sàng. Tôi cho rằng bạn sẽ thấy những điều này sớm thôi, trong khoảng hai đến ba tháng tới”, ông Jack Lee, đối tác quản lý của HCM Capital trả lời CNBC.
Cuối tháng trước, tờ Tân Hoa xã đưa tin cho biết Trung Quốc đã thông qua luật mới về mã hóa, đánh dấu bước hoàn thiện cơ sở pháp lý để chuẩn bị ra mắt tiền kỹ thuật số.
Luật này nhằm mục đích chuẩn hóa ứng dụng và quản lý mật mã, thúc đẩy phát triển kinh doanh mật mã, bảo đảm an ninh không gian mạng và thông tin, cải thiện trình độ quản lý mật mã được chuẩn hóa và hợp pháp hóa.
Theo kế hoạch, luật mã hóa trên sẽ có hiệu lực vào ngày 1/1/2020.
Năm 2014, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đã thành lập một nhóm nghiên cứu khảo sát việc tung ra đồng tiền kỹ thuật số riêng nhằm cắt giảm chi phí lưu thông tiền giấy truyền thống và tăng cường kiểm soát nguồn cung tiền của các nhà hoạch định chính sách.
Ông Jack Lee cho rằng giai đoạn ra mắt có thể chỉ là thử nghiệm chứ không thay thế hoàn toàn tiền mặt.
Không ít chuyên gia từng cảnh báo tiền ảo có thể làm tăng nguy cơ lừa đảo, đặc biệt là rửa tiền và tài trợ khủng bố. Tuy nhiên, nhiều chính phủ vẫn loay hoay chưa thể tìm ra cách giải quyết vấn đề này.
Bộ trưởng Tài chính quốc tế của Thụy Sĩ Daniela Stoffel đánh giá việc Trung Quốc tung ra đồng tiền ảo riêng có thể khiến các nhà cầm quyền trên thế giới quyết định cách thức sử dụng và điều chỉnh loại công nghệ mới.
Ngoài quy định và luật lệ, sự nổi lên trong tương lai của các loại tiền kỹ thuật số khác sẽ đặt ra câu hỏi về vai trò của đồng tiền quốc gia và ngân hàng trung ương – vấn đề cần được thảo luận trên phạm vi quốc tế.
Trung Quốc không phải là quốc gia duy nhất xem xét phát hành đồng tiền kỹ thuật số. Tại Thụy Sĩ, Ngân hàng quốc gia Thụy Sĩ cho biết tháng trước đã làm việc với sàn giao dịch chứng khoán nước này để kiểm tra khả năng sử dụng các loại tiền số trong giao dịch.
Giữa năm nay, dư luận không khỏi xôn xao với đồng tiền ảo Libra được tung ra bởi Facebook và đáng chú ý hơn là một loạt cái tên lớn, từ công ty thanh toán tới các dịch vụ phổ biến.
Tuy nhiên, dự án này của Facebook vấp phải những rào cản về vấn đề pháp lý cũng như sự ra đi của một loạt đối tác.
Đằng sau sự lung lay trong dự án tiền ảo Libra của Facebook
Phát hiện gần 90 triệu USD có khả năng bị rửa thông qua 46 sàn giao dịch tiền ảo
Thông tin này không phải là cú sốc đầu tiên với thị trường tiền ảo khi hàng loạt các vụ rửa tiền và cả tấn công đã xảy ra.
Châu Á đua nhau trở thành ‘thung lũng tiền ảo’
Cuộc cạnh tranh để trở thành thung lũng tiền ảo của châu Á đang ngày càng khốc liệt giữa các quốc gia khu vực này.
Vận hạn của Boeing kéo dài sau vụ rơi máy bay tại Iran
2020 bắt đầu không mấy suôn sẻ với nhà sản xuất máy bay Boeing khi thêm một vụ tai nạn máy bay nữa diễn ra.
Năm ‘vỡ mộng’ của những ‘kỳ lân’ khởi nghiệp
Được định giá từ 1 tỷ USD trở nên, các doanh nghiệp khởi nghiệp kỳ lân mang theo nhiều tham vọng thay đổi cách thức thế giới vận hành nhưng thị trường lại chẳng hề đơn giản.
Giá dầu tiếp tục tăng, chờ diễn biến mới từ căng thẳng Mỹ - Iran
Giá dầu thô tiếp tục tăng sau vụ không kích của Mỹ tiêu diệt tướng Iran. Đà tăng có thể kéo dài hay không phụ thuộc vào diễn biến của căng thẳng trong tương lai.
Giá dầu, giá vàng tăng mạnh sau vụ Mỹ tiêu diệt tướng Iran
Căng thẳng gia tăng giữa Mỹ và Iran khiến giá dầu, giá vàng và các đồng tiền 'rung lắc'.
Giá vàng liệu có tiếp tục tăng trong năm 2020?
Giá vàng 2019 đã có mức tăng trưởng năm cao nhất trong khoảng một thập kỷ qua và xu hướng tăng được dự báo sẽ tiếp tục trong năm tới.
Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.
Sở hữu 'thần dược', The Komorebi dẫn đầu xu hướng sống nghỉ dưỡng xa xỉ gắn với chăm sóc sức khỏe
Tại phân khu phong cách Nhật The Komorebi (Vinhomes Royal Island, Hải Phòng), đặc quyền tắm khoáng nóng Onsen suốt bốn mùa mang đến cho cư dân trải nghiệm nghỉ dưỡng đỉnh cao ngay tại nhà, đồng thời đưa phân khu trở thành điểm đến dẫn đầu xu hướng du lịch chăm sóc sức khỏe tại miền Bắc.
SeABank triển khai gói vay tín chấp 300 tỷ đồng lãi suất ưu đãi dành cho phụ nữ
Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) triển khai gói vay tín chấp 300 tỷ đồng cho các nữ hội viên Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam giúp nâng cao vai trò của phụ nữ trong xã hội hiện đại, tạo điều kiện cho phụ nữ phát triển kinh tế, mang đến một cuộc sống sung túc và hạnh phúc dài lâu.
Chuyển nhượng vốn: Những lưu ý để tránh bị phạt thuế
Chuyển nhượng vốn tiềm ẩn nhiều rủi ro thuế, từ việc xác định đúng loại thuế, tính toán thuế suất, đến các quy định về khai báo và tránh bị truy thu, phạt.