Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều tại Việt Nam đã được dự báo từ cách đây 1 năm
Thứ ba, 26/02/2019 - 11:50
Trong một bài viết đăng trên trang Diễn đàn Đông Tây (Eastwest Forum) hồi tháng 3/2018, PGS.TS Vũ Minh Khương, Trường Lý Quang Diệu (Đại học Quốc gia Singapore) cho rằng, Hà Nội là một địa điểm lý tưởng để tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên.
Ba lý do chính PGS.TS Vũ Minh Khương đưa ra là: Thứ nhất, nó là thông điệp chiến lược chứng tỏ lãnh đạo hai bên thực sự cam kết tạo ra bước ngoặt trong cải thiện quan hệ Mỹ - Triều; thứ hai, nó cho thấy, Việt Nam là một mô hình tốt để cả Triều tiên và Mỹ tham khảo trong nỗ lực biến thù cũ thành đồng minh chiến lược; và cuối cùng, nó mở ra khả năng Triều Tiên có thể tham khảo kinh nghiệm của Việt Nam cho quá trình hòa nhập vào cộng đồng quốc tế và cải cách kinh tế.
Những nhận định của PGS.TS Vũ Minh Khương lúc đó từng gây ra nhiều phản ứng trái chiều, và Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều lần thứ nhất cũng đã diễn ra tại Singapore vào tháng 6/2018. Tuy nhiên, tám tháng sau, Hà Nội, Việt Nam giờ đây đứng trước cơ hội làm nên lịch sử khi được chọn làm địa điểm tổ chức Thượng đỉnh Mỹ - Triều lần thứ hai.
Mới đây, chia sẻ với báo điện tử Tổ quốc, PGS.TS Vũ Minh Khương tiếp tục nêu ý kiến của ông về những cơ hội của Việt Nam khi được chọn làm nước chủ nhà cho Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều lần này.
Theo ông, với việc được chọn là nước chủ nhà cho Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều lần thứ hai, Việt Nam đứng trước khả năng tạo nên bước tiến vượt bậc trên ba phương diện.
Thứ nhất, vị thế và hình ảnh Việt Nam được nâng cao rõ rệt trên trường quốc tế. Nó thể hiện không chỉ ở năng lực tổ chức các sự kiện ở đẳng cấp cao nhất mà cả ở giá trị chiến lược mà Việt Nam, bằng lịch sử bi hùng của mình, có thể đóng góp làm thế giới tốt đẹp hơn.
Thứ hai, với thương hiệu Việt Nam nổi lên qua sự kiện lịch sử và đầy nhân văn này, Việt Nam chắc chắn sẽ trở thành một nơi lựa chọn đặc sắc mà khách du lịch và nhà đầu tư quốc tế quan tâm.
Thứ ba, tổ chức thành công hội nghị thượng đỉnh này sẽ thôi thúc Việt Nam cải cách mạnh mẽ hơn nữa để thực sự là tấm gương không chỉ ở vượt lên quá khứ mà cả ở kiến tạo tương lai.
Từ sự kiện lần này, theo PGS.TS Vũ Minh Khương,Việt Nam có tiềm năng vô cùng lớn để việc tổ chức các sự kiện mang tầm cỡ quốc tế, đặc biệt trong các lĩnh vực liên quan đến đổi thay và phát triển. Để thành công trong khai thác tiềm năng này, Việt Nam cần lưu ý mấy vấn đề lớn sau.
Thứ nhất, phải coi đây là một nỗ lực phát triển, nâng tầm vóc và vị thế đất nước, chứ không chỉ là nhằm thu hút du lịch. Làm sao để mọi người dân đều thấy cảm kích và có trách nhiệm với từng bước đi lên của đất nước mình.
Thứ hai, cần có chiến lược rõ ràng: xác định rõ mục tiêu, biết rõ hiện giờ mình đang ở đâu và đâu là trở ngại chính mình cần phải vượt qua để đi đến đích mong muốn.
Thứ ba, cần tạo ra một nền tương tác đề mọi cá nhân và tổ chức đều có thể tham gia đóng góp và không ngừng học hỏi vươn lên trong nỗ lực này.
Vào lúc 8 giờ sáng nay (26/2), ông Kim Jong-un, Chủ tịch Đảng Lao động Triều Tiên, Chủ tịch Ủy ban Quốc vụ nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên, đã đến thị trấn biên giới Đồng Đăng, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn trên đoàn tàu hỏa đặc biệt, bắt đầu chuyến tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên lần thứ hai tại Hà Nội trong 2 ngày 27 - 28/2 và thăm hữu nghị chính thức Việt Nam.
30 trạm phát sóng di động lắp thêm, 3.000 bộ quà tặng trống đồng Đông Sơn, 30.000 m2 Cung Văn hoá hữu nghị Việt Xô đầy đủ tiện ích và hàng trăm hạng mục khác đã sẵn sàng.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un sẽ tới Việt Nam bằng tàu hỏa còn Tổng thống Mỹ Donald Trump lựa chọn chuyên cơ riêng cho hội nghị thượng đỉnh sắp tới tại Hà Nội.
PGS.TS Vũ Minh Khương, thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, các đặc khu kinh tế phải là điểm hút về công nghệ, nhân tài và là nơi để khẳng định đẳng cấp với thế giới.
Hội thảo “Hạnh phúc trong Giáo dục” 2024 là cơ hội để nhà lãnh đạo giáo dục, giáo viên, và phụ huynh cùng thảo luận, khám phá những giải pháp xây dựng môi trường học đường tích cực, bền vững.
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được kỳ vọng sẽ thay đổi diện mạo hạ tầng giao thông và tạo cú hích lớn cho nền kinh tế. Tuy nhiên, dự án này cũng đặt ra nhiều câu hỏi về khả năng tham gia của nhà thầu xây dựng trong nước.
Xây dựng môi trường làm việc đa dạng và hòa nhập không chỉ mang đến nhiều cơ hội cho tất cả mà còn tác động tích cực đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.