Tài chính
Hơn 730.000 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp phải lên sàn trong 3 tháng tới
Trong ngày đầu tiên đi vào hoạt động, mới chỉ có 19 mã trái phiếu được phát hành từ Tracodi, Vietcombank và Vinfast đã được đăng ký, với tổng giá trị là 9.000 tỷ đồng. Ước tính, tổng cộng 733 nghìn tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ sẽ phải đăng ký ở HNX trong vòng ba tháng tới.
Ngày 19/7 vừa qua, sàn giao dịch trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ thứ cấp chính thức đi vào hoạt động. Đây bước tiến quan trọng cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam sau một quãng thời gian biến động tiêu cực.
Theo quy định, các tổ chức phát hành trái phiếu doanh nghiệp kể từ Nghị Định 153/2020 trở đi sẽ có tối đa ba tháng để bắt buộc đăng ký niêm yết với Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam (VSD). Sàn giao dịch này chỉ cho phép các giao dịch thỏa thuận đối với các trái phiếu doanh nghiệp đã đăng ký niêm yết và người mua phải là nhà đầu tư chuyên nghiệp trong khi đối với người bán thì chưa có quy định cụ thể do vẫn còn những khoảng cách pháp lý giữa Nghị định 153 và Nghị định 65.
Trong ngày đầu tiên đi vào hoạt động, mới chỉ có 19 mã phát hành từ Tracodi, Vietcombank và Vinfast đã được đăng ký, với tổng giá trị là 9.000 tỷ đồng. Ước tính của Công ty Chứng khoán SSI ghi nhận sẽ có tổng cộng 733 nghìn tỷ đồng trái phiếu của 455 tổ chức phát hành phải đăng ký ở HNX trong vòng ba tháng tới.
Về lợi ích của sàn giao dịch thứ cấp, đầu tiên, là sự minh bạch cho thị trường. Trước đây, mặc dù các tổ chức phát hành có nghĩa vụ báo cáo thông tin các đợt phát hành cho HNX, việc tiếp cận đến các thông tin về đợt phát hành như mục đích phát hành, tài sản đảm bảo, lãi suất phát hành hay tổ chức tham gia lưu ký hay thông tin về dư nợ trái phiếu doanh nghiệp còn lại hoặc tính hình tài chính của tổ chức phát hành là khá khó khăn.
Bên cạnh đó, các giao dịch thứ cấp và việc quan sát được dòng tiền trên thị trường thứ cấp là điều gần như không thể trong thời gian qua do thiếu thị trường công khai. Do đó, sàn giao dịch này có thể cung cấp cho các nhà đầu tư một cách tiếp cận dễ dàng và chính thức hơn để nghiên cứu và theo dõi đường cong lợi suất/biến động giá, đặc biệt là với các tổ chức phát hành chưa niêm yết.
Thứ hai, mục tiêu chính của sàn giao dịch trái phiếu thứ cấp là cung cấp thanh khoản cho các nhà đầu tư. Chỉ khi giữ được quy mô thanh khoản tốt, với nhiều mã trái phiếu được giao dịch… thì mới là điều cốt lõi cho việc có thể duy trì được lợi ích vốn có của một sàn giao dịch thứ cấp đối với thị trường nói chung.
Thứ ba, trong một thị trường hiệu quả, các giao dịch của người mua và người bán trên thị trường thứ cấp sẽ quyết định xu hướng của lợi suất trái phiếu doanh nghiệp và đó sẽ là những chỉ báo mang tính định hướng để xác định các rủi ro về sức khỏe tài chính của nhà phát hành hay các biến động vĩ mô trên thị trường.
SSI đánh giá, việc xuất hiện của sàn giao dịch trái phiếu doanh nghiệp thứ cấp sẽ giúp nhu cầu trái phiếu doanh nghiệp có thể phục hồi, trước hết là từ các nhà đầu tư tổ chức với nguồn vốn dồi dào và nhu cầu đa dạng hóa danh mục đầu tư.
Đối với các nhà đầu tư cá nhân, có lẽ còn nhiều việc phải làm để khôi phục lại niềm tin và tâm lý đầu tư. Một điểm hỗ trợ cho thị trường này là môi trường lãi suất hiện tại đang có xu hướng giảm sẽ phần nào cải thiện nhu cầu đối với trái phiếu doanh nghiệp.
Đối với các giải pháp khôi phục niềm tin trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp, theo SSI Research một số vấn đề cần lưu ý như sau: Trong ngắn hạn, Chính phủ tiếp tục nghiên cứu thêm các giải pháp để giải quyết các vấn đề đang tồn tại, chẳng hạn như xếp hạng trái phiếu doanh nghiệp dựa trên khả năng thanh toán do Bộ Tài chính đánh giá hoặc ban hành các nghị định, thông tư đối với những vấn đề Thông tư 02 chưa quy định cho trái phiếu DN hoặc sửa đổi Nghị định 155/2020 để rút ngắn quy trình phê duyệt phát hành ra công chúng.
Việc nhanh chóng đưa ra danh sách xếp hạng trái phiếu doanh nghiệp dựa trên khả năng thanh toán sẽ là một cách tiếp cận hợp lý nhằm phân loại các tổ chức phát hành theo rủi ro và từ đó có các cách hỗ trợ khác nhau.
Thứ hai, để khôi phục nhu cầu trái phiếu và niềm tin của nhà đầu tư cá nhân, nhóm phân tích cho rằng việc định hình lại cấu trúc thị trường, giảm thiểu tỷ lệ tham gia trực tiếp của các nhà đâu tư cá nhân sẽ cần được xem xét. Trong đó các bên tổ chức trung gian (ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ trái phiếu) sẽ cần tuân thủ các tiêu chuẩn và trách nhiệm cao hơn phân phối. Việc điều phối dòng vốn từ các nhà đầu tư cá nhân sang một kênh bảo vệ và chuyên nghiệp hơn, thay vì chỉ dựa vào một kênh phân phối đơn giản và trực tiếp như hiện tại.
Cuối cùng, cần ban hành thêm các chính sách và văn bản quy phạm pháp luật để hoàn thiện khuôn khổ về việc xử lý tài sản đảm bảo và các quy định về công bố vỡ nợ, cũng như các biện pháp xử lý tiếp theo.
Chia sẻ về vấn đề này, ông Nguyễn Quang Thuân, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc FiinGroup cho rằng ngoài việc chuẩn hóa điều kiện phát hành (theo Nghị định 65) thì việc rà soát và tháo gỡ các hạn chế đầu tư nhằm phát triển cơ sở nhà đầu tư tham gia vào thị trường này còn quan trọng hơn. Hiện có khá nhiều hạn chế với quỹ đầu tư chứng khoán, quỹ trái phiếu, công ty bảo hiểm, và cả ngân hàng thương mại khi tham gia thị trường trái phiếu. Bên cạnh đó, chúng ta vẫn còn thiếu vắng sự tham gia của nhiều định chế quan trọng như quỹ hưu trí tư nhân, bảo hiểm xã hội Việt Nam… trên thị trường này.
Bên cạnh đó, kênh trái phiếu chào bán rộng rãi ra công chúng cần khôi phục hơn nữa để các nhà đầu tư cá nhân dù chuyên nghiệp hay chưa chuyên nghiệp có thể tham gia vào kênh dẫn vốn đòi hỏi sự minh bạch cao này. Hoặc họ sẽ tham gia vào trái phiếu riêng lẻ qua các quỹ trái phiếu hoặc các sản phẩm được quản lý bởi các định chế tài chính đầu tư chuyên nghiệp.
Lạc quan thận trọng với sàn giao dịch trái phiếu riêng lẻ
Techcombank tiến sâu vào thị trường bảo hiểm
Techcombank đánh giá thị trường bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam còn nhiều dư địa phát triển, kinh tế trên đà hồi phục mạnh mẽ.
TPS mạnh tay đầu tư trái phiếu dưới thời Chủ tịch Đỗ Anh Tú
Đóng góp chính vào kết quả kinh doanh của TPS chủ yếu đến từ lãi bán các tài sản tài chính và thu nhập hoạt động khác, chiếm 65% tổng doanh thu hoạt động.
TPBank thông tin về việc từ nhiệm của ông Đỗ Anh Tú
Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank - HOSE: TPB) đưa ra thông tin nhận được đơn từ nhiệm của ông Đỗ Anh Tú – Phó chủ tịch hội đồng quản trị.
Nới room ngoại tối đa cho 4 ngân hàng nhận chuyển giao bắt buộc
Với quy định mới này, các ngân hàng vừa nhận chuyển giao bắt buộc trong thời gian qua như MB, HDBank, VPBank sẽ được nới room lên 49% kể từ ngày 19/5 tới.
Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.
MB thu xếp 12.500 tỷ đồng cho dự án điện phân nhôm Đắk Nông
Điện phân nhôm Đắk Nông, dự án sản xuất nhôm kim loại đầu tiên của Việt Nam với hàng loạt ưu đãi đang nhen hy vọng về đích trong năm tới, sau 10 năm chờ đợi tháo gỡ.
Taseco Land mở rộng đầu tư bất động sản công nghiệp
Taseco Land mở rộng đầu tư bất động sản công nghiệp trong bối cảnh lĩnh vực này tiếp tục được dự báo có nhiều tiềm năng tăng trưởng.
TP.HCM đưa triển lãm số vào xúc tiến thương mại
TP.HCM lần đầu tiên đưa triển lãm số vào hội chợ xuất khẩu, mở rộng cơ hội kết nối giao thương cho doanh nghiệp trên nền tảng số Arobid.
Doanh nghiệp đua nhau ứng dụng AI, rào cản không dễ hoá giải
AI không còn là lựa chọn mà đã trở thành xu thế tất yếu, những doanh nghiệp và người lao động không bắt kịp công nghệ sẽ bị bỏ lại phía sau.
Chiến lược mới của ASUS ở Việt Nam
ASUS lên kế hoạch hợp tác với nhiều đại lý phân phối để mở rộng mô hình cửa hàng trải nghiệm trên toàn quốc nhằm gia tăng trải nghiệm mua sắm cho khách hàng.
Vinhomes Đan Phượng hút khách
Chỉ sau hơn 10 ngày, kể từ 10/03 khi Vinhomes chính thức ra mắt đại đô thị Vinhomes Wonder City Đan Phượng, 90% bảng hàng tại phân khu Hừng Đông đã có thanh khoản.
Sân chơi mới của 'đại bàng': Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam trỗi dậy
Thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ chính là chìa khoá giúp bất động sản công nghiệp Đồng bằng sông Hồng phát triển mạnh mẽ.