Bộ Xây dựng: Cơn sốt đất nền vùng ven TP. HCM đã được kiểm soát
Theo đại diện Bộ Xây dựng, trong gần một năm qua, đất nền vùng ven tại TP. HCM tăng giá mạnh từ 10 - 20%, cá biệt có nơi giá tăng đến 70% so với năm 2016.
Việc công bố bán nền nhà, thu tiền trước của khách hàng tại nhiều "dự án" chưa có đầy đủ thủ tục pháp lý, chưa đủ điều kiện để được huy động vốn đã làm nhiễu loạn thị trường bất động sản và có thể làm thiệt hại đến quyền lợi của khách hàng và nhà đầu tư thứ cấp.
Chỉ hai ngày sau khi đưa ra cảnh báo khẩn cấp về thông tin sai sự thật của Công ty CP Địa ốc Alibaba và Công ty CP Alibaba Tây Bắc thành phố Hồ Chí Minh, Hiệp hội Bất động sản TP. HCM (HoREA) ngày 16/11 lại tiếp tục có văn bản gửi Thường trực Thành Uỷ, UBND, HĐND và các cơ quan như Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên Môi trường và Công an TP. HCM vạch trần những dấu hiệu bất thường của nhóm công ty này.
Theo văn bản do Chủ tịch HoREA Lê Hoàng Châu ký, Công ty CP Địa ốc Alibaba, trụ sở chính tại 353 Điện Biên Phủ, phường 15, quận Bình Thạnh đăng ký kinh doanh lần đầu ngày 5/5/2016 với vốn điều lệ là 1 tỷ đồng. Bảy tháng sau, khi đăng ký thay đổi lần 1, công ty này đã nâng vốn điều lệ lên 20 tỷ đồng.
Tại lần đăng ký thay đổi vốn điều lệ lần 3 ngày 26/9/2017, tức sau chưa đầy 10 tháng, vốn điều lệ của công ty này đã tăng "chóng mặt" đến 800 lần, lên 1.600 tỷ đồng.
Công ty Cổ phần Alibaba Tây Bắc thành phố Hồ Chí Minh, đăng ký kinh doanh lần đầu ngày 12/10/2017, vốn điều lệ: 12.000 tỷ đồng, đăng ký góp vốn bằng tiền mặt, không đăng ký góp vốn bằng tài sản.
Có 3 cổ đông là Công ty TNHH Đầu tư và Xây dựng Ali, đăng ký góp 7.800 tỷ đồng, ông Lê Xuân Sơn 3.600 tỷ đồng và bà Đặng Thị Bích Ngọc 600 tỷ đồng.
HoREA cho rằng, điều không bình thường là một công ty khởi nghiệp lại đăng ký vốn điều lệ tới 12.000 tỷ đồng, trong khi cổ đông lớn nhất là Công ty TNHH một thành viên Đầu tư và Xây dựng Ali chỉ đăng ký vốn điều lệ 100 tỷ đồng, mà lại cam kết góp vốn vào Alibaba Tây Bắc TP. HCM đến 7.800 tỷ đồng.
Nhận định về số vốn điều lệ "khủng" của Công ty CP Địa ốc Alibaba và Công ty CP Alibaba Tây Bắc TP. HCM, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP. HCM cho rằng, điều này là không bình thường thường đối với một công ty mới khởi nghiệp chưa đầy hai năm trên thị trường bất động sản.
Đối chiếu với các tập đoàn bất động sản lớn nhất Việt Nam qua nhiều năm hoạt động tính đến năm 2016 thì cũng chỉ có một tập đoàn có vốn điều lệ trên 19.000 tỷ đồng, ba tập đoàn tiếp theo cũng chỉ có vốn điều lệ trên dưới 8.000 tỷ đồng, ông Châu cho hay.
HoREA cho biết, 10 dự án phân lô bán nền công bố trên trang web của Công ty CP Địa ốc Alibaba không phải do công ty này làm chủ đầu tư.
Đơn cử như dự án Marine City tại Cửa Lấp, xã Phước Tỉnh, huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, diện tích 28,2 ha, với khoảng 1.000 căn nhà phố, biệt thự, chủ đầu tư là Công ty TNHH Xây dựng Nam Hải, trụ sở đặt tại địa chỉ số 16 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường Thắng Tam, thành phố Vũng Tàu.
Dự án Khu nhà ở thấp tầng, dịch vụ đô thị tại Khu VIII - 3 thuộc Khu đô thị Tây Bắc huyện Củ Chi được Công ty CP Địa ốc Alibaba và Công ty CP Alibaba Tây Bắc TP. HCM tự xưng là chủ đầu tư, công bố bán nền nhà, thu tiền đặt chỗ trước của khách hàng thì cho đến nay vẫn đang được Ban Quản lý Khu đô thị Tây Bắc mời gọi đầu tư.
Một dự án khác là Alibaba Long Phước 1, 2, 3, 4, 5... cũng đã được ông Trương Văn Phương, Trưởng phòng Tài nguyên và môi trường huyện Long Thành xác định không có dự án nào do Công ty Địa ốc Alibaba làm chủ đầu tư ở huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai.
Hiệp hội cũng nhận được "Đơn tố giác Công ty Alibaba" của ông Trần Dũng là khách hàng đã mua 3 lô đất liền kề 27, 28, 29 tại dự án Long Phước 5 và có văn bản yêu cầu Công ty Cổ phần Địa ốc Alibaba giải quyết thỏa đáng quyền lợi của ông Trần Dũng, nhưng cho đến nay, Công ty Alibaba chưa phúc đáp cho Hiệp hội biết kết quả giải quyết.
HoREA tiếp tục cảnh báo, việc Công ty Cổ phần Alibaba Tây Bắc thành phố Hồ Chí Minh và Công ty Cổ phần Địa ốc Alibaba tự xưng là chủ đầu tư dự án đất nền 97,58 ha thuộc Khu đô thị Tây Bắc Củ Chi - Khu vực VIII-3 và đang công bố tung ra 1.000 nền nhà và huy động vốn trái phép bằng "Phiếu đặt chỗ" nhận đặt cọc 50 triệu đồng/nền.
Đây là một trong 133 dự án TP. HCM mời gọi đầu tư và được công bố tại Hội nghị xúc tiến đầu tư tổ chức ngày 11/10/2017. Khu đất chưa thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, chưa có quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 nên chưa thể có bản đồ phân lô nền nhà để chào bán.
HoREA khẳng định, dự án này đến nay chưa thực hiện thủ tục lựa chọn chủ đầu tư, nên Công ty Cổ phần Alibaba Tây Bắc thành phố Hồ Chí Minh và Công ty Cổ phần Địa ốc Alibaba không có tư cách để tự xưng là chủ đầu tư.
Theo Ban Quản lý Đầu tư Xây dựng Khu đô thị Tây Bắc, ngày 2/11/2017, Ban nhận được văn bản đề xuất thực hiện dự án của Công ty Cổ phần Địa ốc Alibaba tại Khu đô thị Tây Bắc, nhưng dự án này chưa được Ủy ban nhân dân thành phố chấp thuận chủ trương đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư.
“Vì vậy, trong thời gian qua việc Công ty Cổ phần Địa ốc Alibaba tự xưng là chủ đầu tư, công bố bán nền nhà, thu tiền đặt chỗ trước của khách hàng tại dự án Khu đô thị Tây Bắc theo thông tin của các cơ quan truyền thông báo chí như trên là trái với các quy định của pháp luật hiện hành", văn bản của Ban gửi UBND TP. HCM viết.
Văn bản của HoREA cũng khẳng định, Công ty Cổ phần Địa ốc Alibaba, Công ty Cổ phần Alibaba Tây Bắc thành phố Hồ Chí Minh không có quyền công bố dự án, không có quyền huy động vốn kể cả hình thức đặt cọc giữ chỗ.
Theo đại diện Bộ Xây dựng, trong gần một năm qua, đất nền vùng ven tại TP. HCM tăng giá mạnh từ 10 - 20%, cá biệt có nơi giá tăng đến 70% so với năm 2016.
Ngày 14-11, Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) đã gửi văn bản về việc cảnh báo thông tin sai sự thật của Công ty Cổ phần Alibaba Tây Bắc TP.HCM về dự án Alibaba Tây Bắc (huyện Củ Chi) đến Thành Uỷ, UBND, HĐND thành phố cùng nhiều Sở ban ngành.
Việc các dự án xung quanh sân bay Long Thành hiện chưa có quy hoạch và định hướng cụ thể đang đặt ra những rủi ro rất lớn đối với các nhà đầu tư và đầu cơ bất động sản.
Theo HoREA, cơn sốt giá ảo đất nền vùng ven TP. HCM hiện nay rất nguy hiểm, tiềm ẩn nhiều rủi ro, đe dọa sự phát triển lành mạnh của thị trường bất động sản.
Phố đi bộ bên cạnh quảng trường Vạn Xuân sẽ sớm trở thành biểu tượng giao thương và điểm đến sôi động bậc nhất, giúp gia tăng giá trị bất động sản cho khu vực
LPBank nhận giải "Chất lượng thanh toán quốc tế xuất sắc" từ JPMorgan Chase, khẳng định vị thế dẫn đầu thanh toán quốc tế với giao dịch USD 3 năm liền (2022-2024).
Nhà máy ô tô Thành Công Việt Hưng đặt tại Quảng Ninh có công suất 120.000 xe/năm, sẽ đi vào chạy thử từ cuối năm 2024 và vận hành thương mại từ đầu năm 2025.
Ước tính Vinhomes đã chi gần 10.500 tỷ đồng cho gần 247 triệu cổ phiếu quỹ kể trên nếu tính giá trị giao dịch mỗi phiên theo giá đóng cửa.
Bên cạnh việc có thêm “room” cho vay để đảm bảo mức trần quy định, hàng nghìn tỷ đồng từ các đợt tăng vốn cũng giúp các công ty gia tăng nội lực tài chính.
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được kỳ vọng sẽ đảm bảo tiến độ, chất lượng và hiệu quả thông qua việc áp dụng các cơ chế đặc thù, tập trung huy động nguồn lực trong nước và chuyển giao công nghệ hiện đại.
Lựa chọn thuê môi trường rừng làm du lịch phù hợp với các dự án có quy mô lưu trú nhỏ, tập trung khai thác các hoạt động trải nghiệm trong rừng với vốn đầu tư không quá lớn.