Quốc tế
Huawei đăng kí thương hiệu hệ điều hành riêng sau lệnh cấm của Mỹ
Động thái mới nhất của Huawei cho thấy phương án dự phòng trong trường hợp xấu nhất sau lệnh cấm của Washington.

Dữ liệu từ Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới (WIPO) thuộc Liên hiệp quốc cho biết, Huawei đã đăng ký thương hiệu hệ điều hành Hongmeng tại châu Âu và ít nhất 9 nước khác, bao gồm Campuchia, Canada, Hàn Quốc và New Zealand, Reuters đưa tin.
Động thái này cho thấy nhà sản xuất thiết bị mạng viễn thông lớn nhất thế giới đang chuẩn bị cho một kế hoạch dự phòng tại các thị trường trọng điểm giữa bối cảnh mô hình kinh doanh bị đe dọa bởi lệnh trừng phạt của Mỹ.
Huawei cũng đã nộp hồ sơ đăng ký thương hiệu hệ điều hành mới tại Peru vào hôm 27/5 vừa qua.
Trong cuộc phỏng vấn với tờ báo Đức Die Welt đầu năm nay, Giám đốc điều hành mảng tiêu dùng của Huawei Richard Yu cho biết doanh nghiệp này có hệ điều hành dự bị cho trường hợp bị cắt quyền sử dụng phần mềm của Mỹ.
Ông Richard Yu cho biết Huawei có thể sở hữu hệ điều hành riêng cho điện thoại thông minh và máy tính xách tay sử dụng tại Trung Quốc vào mùa thu năm nay.
Tuy nhiên, điều này chỉ xảy ra nếu công ty này bị cấm hoàn toàn việc sử dụng phần mềm của Google và Microsoft, theo CNBC.
“Huawei hiện vẫn cam kết sử dụng Microsoft Windows và Google Android. Nhưng nếu không thể tiếp tục sử dụng, Huawei sẽ chuẩn bị kế hoạch B để sử dụng hệ điều hành của riêng mình”, CNBC dẫn lời ông Yu.
Thông tin đăng ký thương hiệu Hongmeng cho thấy thương hiệu này muốn sử dụng hệ điều hành Hongmeng cho các thiết bị từ điện thoại thông minh (smartphone), máy tính xách tay cho tới người máy và TV trên xe hơi.
Theo dữ liệu trên trang web của cơ quan tài sản trí tuệ Trung Quốc, Huawei đăng ký thương hiệu Hongmeng tại nước này vào tháng 8 năm ngoái và đã được cấp phép tháng trước.
Dữ liệu của WIPO cho thấy Huawei bắt đầu đăng ký thương hiệu Hongmeng ở nước ngoài ngày 14/5 tại Liên minh châu Âu (EU) và Hàn Quốc, ngay sau tín hiệu đưa Huawei vào danh sách cấm của Mỹ.
Giữa tháng trước, Bộ Thương mại Mỹ liệt Huawei và 70 chi nhánh vào "Entity List" - danh sách những doanh nghiệp bị cấm mua linh kiện và công nghệ từ công ty Mỹ khi không có sự chấp thuận từ Chính phủ.
Điều này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp Mỹ phải có giấy phép đặc biệt mới được bán sản phẩm cho thương hiệu đến từ Trung Quốc này.
Trước đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký sắc lệnh cấm các doanh nghiệp Mỹ sử dụng thiết bị viễn thông từ những nguồn được cho là mối đe dọa an ninh quốc gia.
Động thái của Mỹ đã kéo theo hàng loạt cái tên lớn như Google, Qualcomm, Intel, Panasonic, ARM dừng cung cấp cho Huawei.
Tuần trước, mạng xã hội lớn nhất thế giới Facebook đã ngừng hợp tác với Huawei, không cho phép sản phẩm của thương hiệu này cài đặt sẵn các ứng dụng như Facebook, WhatsApp và Instagram.
Lệnh cấm này có hiệu lực đối với các mẫu smartphone sắp xuất xưởng của Huawei, trong khi đó những người dùng đang sở hữu các mẫu smartphone của Huawei đang bán ra trên thị trường vẫn có thể tiếp tục sử dụng và nâng cấp các ứng dụng của Facebook trên smartphone của mình.
Lệnh trừng phạt của Mỹ được cho sẽ tạo ra ảnh hưởng lớn đến doanh số smartphone của Huawei. Doanh nghiệp này đã tuyên bố tạm gác mục tiêu trở thành nhà sản xuất smartphone lớn nhất thế giới trong quý cuối năm nay.
Nga tung phao cứu Huawei giữa chiến tranh thương mại
Huawei tăng trưởng lợi nhuận khủng bất chấp bị Mỹ phong tỏa
Lợi nhuận ròng của gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc Huawei năm 2018 tăng trưởng tới hơn 25% so với năm trước đó, bất chấp sự phong tỏa của Mỹ.
Huawei kiện chính phủ Mỹ, đáp trả lệnh cấm sử dụng thiết bị
Gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc Huawei mới đây tuyên bố đệ đơn kiện Mỹ liên quan đến lệnh cấm sử dụng thiết bị của hãng này trong một số hệ thống mạng vì lý do an ninh.
Vận hạn của Boeing kéo dài sau vụ rơi máy bay tại Iran
2020 bắt đầu không mấy suôn sẻ với nhà sản xuất máy bay Boeing khi thêm một vụ tai nạn máy bay nữa diễn ra.
Năm ‘vỡ mộng’ của những ‘kỳ lân’ khởi nghiệp
Được định giá từ 1 tỷ USD trở nên, các doanh nghiệp khởi nghiệp kỳ lân mang theo nhiều tham vọng thay đổi cách thức thế giới vận hành nhưng thị trường lại chẳng hề đơn giản.
Giá dầu tiếp tục tăng, chờ diễn biến mới từ căng thẳng Mỹ - Iran
Giá dầu thô tiếp tục tăng sau vụ không kích của Mỹ tiêu diệt tướng Iran. Đà tăng có thể kéo dài hay không phụ thuộc vào diễn biến của căng thẳng trong tương lai.
Giá dầu, giá vàng tăng mạnh sau vụ Mỹ tiêu diệt tướng Iran
Căng thẳng gia tăng giữa Mỹ và Iran khiến giá dầu, giá vàng và các đồng tiền 'rung lắc'.
Giá vàng liệu có tiếp tục tăng trong năm 2020?
Giá vàng 2019 đã có mức tăng trưởng năm cao nhất trong khoảng một thập kỷ qua và xu hướng tăng được dự báo sẽ tiếp tục trong năm tới.
Thành lập khu thương mại tự do Đà Nẵng hơn 1.881ha
Khu thương mại tự do Đà Nẵng có quy mô khoảng 1.881 ha, phân bổ tại nhiều vị trí không liền kề trên địa bàn quận Liên Chiểu và huyện Hòa Vang, TP. Đà Nẵng.
Vietnam Airlines đầu tư 2 dự án hạ tầng gần 1.800 tỷ đồng tại sân bay Long Thành
Vietnam Airlines cùng các đơn vị thành viên đã khởi công dự án cung cấp suất ăn hàng không và dịch vụ bảo dưỡng tàu bay.
Tiền đề đột phá cho trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam
Dự thảo nghị quyết về trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam được kỳ vọng sẽ mở ra cánh cửa để đất nước bứt tốc trong kỷ nguyên mới.
Chủ tịch Bamboo Airways xin từ nhiệm
Chủ tịch Bamboo Airways Phan Đình Tuệ đã gửi đơn xin từ nhiệm và sẽ được trình cổ đông thông qua vào phiên họp bất thường ngày 5/7 tới đây.
Giáo viên được xếp cao nhất trong thang bậc lương hành chính sự nghiệp
Luật Nhà giáo mới quy định giáo viên được hưởng mức lương cao nhất trong khối sự nghiệp, cùng nhiều chính sách ưu đãi khác.
Quốc hội thông qua nghị quyết sửa Hiến pháp
Với 100% đại biểu có mặt tán thành, Quốc hội đã thông qua nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.
Hộ kinh doanh 'cạnh tranh không lành mạnh' bằng thuế khoán
Hộ kinh doanh chỉ nộp trung bình 686.000 đồng/tháng theo hình thức thuế khoán, thấp gấp 5 lần so với nộp thuế theo hình thức kê khai.