Tiêu điểm
Hưng Yên hút đầu tư vào công nghiệp phụ trợ
Với cơ sở hạ tầng giao thông kết nối ngày càng hoàn thiện, lợi thế về giá thuê đất cạnh tranh và lực lượng lao động lớn, Hưng Yên đang ngày càng trở thành điểm đến hấp dẫn với các doanh nghiệp, nhà đầu tư ngành công nghiệp phụ trợ.
Sức nóng dần tăng nhiệt
Hàng loạt dự án khu công nghiệp, cụm công nghiệp lớn được khởi công tại Hưng Yên trong thời gian gần đây đã cho thấy sức nóng rất lớn của địa phương này.
Mới đây nhất, giữa tháng 4 vừa qua, UBND tỉnh Hưng Yên đã tổ chức lễ khởi công dự án Cụm công nghiệp Minh Khai với diện tích hơn 50ha, thuộc địa bàn xã Lạc Đạo và thị trấn Như Quỳnh, huyện Văn Lâm, tổng mức đầu tư gần 500 tỷ đồng.
Đây không phải là dự án công nghiệp đầu tiên được khởi công trong năm nay tại Hưng Yên. Một tháng trước đó, vào ngày 14/3, tỉnh này đã khởi công Khu công nghiệp số 5 thuộc Khu công nghiệp và đô thị dịch vụ Lý Thường Kiệt.
Dự án có diện tích hơn 192ha, tổng mức đầu tư 2.385 tỷ đồng, nằm trên địa bàn xã Xuân Trúc, xã Quảng Lãng, huyện Ân Thi và xã Nghĩa Dân, huyện Kim Động.
Được biết, Khu công nghiệp và đô thị dịch vụ Lý Thường Kiệt là dự án khu công nghiệp lớn nhất Bắc Bộ với diện tích 1.988 ha. Dự án sở hữu vị trí thuận tiện, giao thông đồng bộ, hạ tầng hiện đại và đầy đủ tiện ích với 457 ha khu đô thị, dịch vụ, 148 ha cảng thông quan nội địa.
Cũng tại huyện Ân Thi, giai đoạn tháng 4 đến tháng 8, dự án Cụm công nghiệp Vân Du - Quang Vinh (45 ha, 566 tỷ đồng) sẽ tiến hành san lấp mặt bằng và đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật; từ tháng 8/2023 dự kiến đi vào hoạt động, tiếp nhận các nhà đầu tư thứ cấp.
Cũng trong quý II năm nay, tại huyện Yên Mỹ, Cụm công nghiệp Đồng Than dự kiến bắt đầu triển khai thi công hạ tầng kỹ thuật, quý III/2025 sẽ bắt đầu thu hút đầu tư. Cụm công nghiệp Đồng Than có quy mô gần 75ha, thuộc địa bàn xã Đồng Than, tổng mức đầu tư khoảng 2.920 tỷ đồng.
Trong quý IV, Cụm công nghiệp Yên Mỹ tại thị trấn Yên Mỹ dự kiến sẽ hoàn tất đầu tư và đưa vào khai thác sử dụng. Dự án này cung cấp khoảng 48ha đất công nghiệp với tổng mức đầu tư 830 tỷ đồng.
Từ nay đến cuối năm 2023, ít nhất sẽ có 4 dự án công nghiệp sẽ được khởi công và hoàn thành ở Hưng Yên. Đáng chú ý, trong dự thảo quy hoạch các tỉnh thành thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Hưng Yên là tỉnh có quỹ đất dự kiến cho phát triển công nghiệp lớn nhất cả nước với 15.798ha.
Con số này lớn hơn Bình Dương là tỉnh có diện tích khu công nghiệp lớn nhất cả nước hiện nay với tổng diện tích 12.721ha từ 31 khu công nghiệp - chiếm 1/4 diện tích khu công nghiệp toàn miền Nam và 13% diện tích khu công nghiệp Việt Nam.
Xét về số lượng khu công nghiệp, top 5 tỉnh, thành có nhiều khu công nghiệp đang hoạt động nhất là Đồng Nai, Bình Dương, TP. HCM, Long An và Bắc Ninh. Trong đó, Đồng Nai là tỉnh có số khu công nghiệp đang hoạt động nhiều nhất cả nước với 31 khu công nghiệp, tỷ lệ lấp đầy khoảng 84%.
Tại khu vực phía Bắc, Bắc Ninh là tỉnh có số khu công nghiệp đang hoạt động nhiều nhất với 15 khu công nghiệp, Hải Phòng là địa phương có tổng diện tích khu công nghiệp lớn nhất khu vực với 14 khu công nghiệp và cụm công nghiệp.
Tuy nhiên, đến năm 2030, Hưng Yên dự kiến sẽ vượt xa con số này với quy hoạch 29 khu công nghiệp, tổng diện tích hơn 9.240 ha. Trong đó, 15 khu công nghiệp đã có trong quy hoạch đến năm 2020 với diện tích 3.887 ha và quy hoạch mới 14 khu công nghiệp với tổng diện tích 5.045 ha. Ngoài ra, tỉnh có hai khu công nghiệp sẽ được mở rộng với diện tích 307,5 ha.
Với diện tích đất dành cho công nghiệp rất lớn, Hưng Yên đang cho thấy sự tăng tốc mạnh mẽ với tham vọng trở thành "thủ phủ công nghiệp" của cả nước trong tương lai.
Điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư
Tại sự kiện xúc tiến đầu tư tỉnh Hưng yên, cơ hội kết nối với chuỗi cung ứng công nghiệp tại Hưng Yên cho ngành công nghiệp hỗ trợ do DTJ Group tổ chức, ông Nguyễn Quốc Khánh, Chủ tịch DTJ Group cho rằng, Hưng Yên đang trở thành điểm đến tuyệt vời cho các nhà đầu tư trong ngành công nghiệp hỗ trợ.
Theo ông Khánh, Hưng Yên sở hữu vị trí rất thuận lợi cho việc kết nối với các địa phương khác trong khu vực và quốc tế. Nếu như trước đây, giao thông còn nhiều khó khăn thì những năm vừa qua, hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông đã ngày càng hoàn thiện đang làm tăng sức hấp dẫn về đầu tư phát triển ngành công nghiệp của địa phương này.
Với các tuyến đường lớn như cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, đường vành đai 4 Thủ đô, đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên, đường nối 2 cao tốc Hà Nội - Hải Phòng và Cầu Giẽ - Ninh Bình, quốc lộ 38 và quốc lộ 38B mới..., hệ thống giao thông kết nối của Hưng Yên đang ngày càng đồng bộ.
Từ Hưng Yên, đơn cử như tại Khu công nghiệp số 5 di chuyển đến Hà Nội chỉ mất 25 phút, đến Sân bay Nội Bài 60 phút, Bắc Ninh 35 phút, Thái Nguyên 50 phút, Vĩnh Phúc 45 phút, Cửa khẩu Hữu Nghị 2 giờ 50 phút, Cửa khẩu Móng Cái 3 giờ 11phút, Cảng Quảng Ninh 1 giờ 30 phút, Cảng Hải Phòng 1 giờ 15 phút.
Bên cạnh đó, theo ông Khánh, môi trường đầu tư tại tỉnh Hưng Yên cũng rất cởi mở với chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh tăng 28 bậc trong năm 2022, đứng thứ 14/63 tỉnh thành trên cả nước. Lãnh đạo tỉnh, địa phương rất quan tâm, hỗ trợ các nhà đầu tư.
Đặc biệt, lợi thế cạnh tranh và môi trường đầu tư tại Hưng Yên là vô cùng hấp dẫn bởi giá đất thuê còn rẻ, nguồn nhân lực trẻ và có kỹ thuật tốt, ông Khánh nhận định.
Đồng quan điểm, bà Giang Nguyễn, Phó giám đốc đầu tư, Việt Nam Oman Investment cũng nhấn mạnh rằng, "thời khắc" của Hưng Yên trong phát triển ngành công nghiệp đã tới. Mạng lưới cao tốc vùng Đồng bằng sông Hồng phát triển đang làm tiền đề cho phát triển các khu công nghiệp tại Bắc Ninh, Bắc Giang, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Hải Phòng và Quảng Ninh.
Với vị trí chiến lược, trung tâm kết nối, giá thuê còn thấp và dân số vàng, Hưng Yên đang sở hữu tiềm năng rất lớn trở thành trung tâm công nghiệp của miền Bắc trong tương lai.
Nhận định về tiềm năng đầu tư và cơ hội cho ngành công nghiệp hỗ trợ, kết nối vào chuỗi cung ứng công nghiệp tại Hưng Yên, ông Lê Minh Sơn, Ban tư vấn DTJ Industrial cũng cho rằng, Hưng Yên có vị trí "đất vàng" nằm tại trung tâm của nền kinh tế sản xuất công nghiệp miền Bắc. Hệ thống giao thông đồng bộ, hiện đại giúp địa phương này kết nối với 10 thủ phủ phát triển công nghiệp miền Bắc chỉ dưới một tiếng đồng hồ chạy xe.
Trong khi đó, khu vực Đồng bằng Sông Hồng tập trung các dự án đầu tư lớn của Samsung, LG, Intel, Foxconn, Vinfast, Honda..., khoảng cách rất gần của Hưng Yên tới các nhà máy này là điều kiện rất thuận tiện để phát triển công nghiệp phụ trợ.
Hiện tỉnh cũng có nhiều ưu đãi cho phát triển công nghiệp như thuế thu nhập doanh nghiệp 10% trong 15 năm; miễn thuế cho bốn năm đầu, và giảm 50% thuế cho 9 năm tiếp theo cho các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ, công nghệ cao. Toàn bộ tỉnh đang có gần 10 khu công nghiệp và các cụm công nghiệp nhỏ đã hình thành và sản xuất gần 20 năm.
Đi cùng với sự phát triển của ngành công nghiệp, ông Sơn cũng cho rằng, tiềm năng đầu tư bất động sản công nghiệp tại Hưng Yên là rất lớn. Bất động sản công nghiệp tại Hưng Yên sở hữu vị trí thuận lợi, tài sản tốt với giá hợp lý, mang lại dòng tiền tốt từ việc cho thuê và phù hợp với xu hướng phát triển bền vững.
Cơ hội gia nhập chuỗi cung ứng ngành điện tử
Thêm 'đại bàng' đổ bộ, bất động sản công nghiệp Việt Nam đã sẵn sàng?
Thị trường bất động sản công nghiệp Việt Nam đang chứng kiến sự quan tâm mạnh mẽ từ các nhà sản xuất toàn cầu với nhu cầu đầu tư lớn, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ, năng lượng xanh, logistics.
Dòng vốn lớn vẫn đổ vào logistics và bất động sản công nghiệp
Bất chấp nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu và lạm phát tại nhiều nền kinh tế, các nhà đầu tư bất động sản vẫn rót vốn mạnh vào các dự án bất động sản công nghiệp và logistics.
Bất động sản công nghiệp đối mặt nhiều thách thức trong năm 2023
Thị trường bất động sản công nghiệp Việt Nam sẽ đối mặt với nhiều thách thức trong năm 2023 do bối cảnh kinh tế thế giới đang có dấu hiệu chững lại và áp lực lớn từ nguồn cung dồi dào.
Vì sao bất động sản công nghiệp miền Bắc hấp dẫn các nhà đầu tư?
Sở hữu vị trí địa lý thuận lợi, hệ thống hạ tầng giao thông phát triển cùng các chính sách đầu tư hấp dẫn, bà Trang Bùi, Tổng giám đốc Cushman & Wakefield cho rằng, miền Bắc Việt Nam hoàn toàn có khả năng trở thành trung tâm sản xuất linh kiện điện tử của toàn cầu.
Aqua City của Novaland được gỡ vướng
Sau hơn hai năm đình trệ xây dựng do vướng vấn đề pháp lý, dự án Aqua City do Tập đoàn Novaland phát triển tại Đồng Nai đã thoát bế tắc.
Để không phải hối tiếc trong sự nghiệp sau tuổi 35
Việc chủ động phát triển bản thân, xây dựng và duy trì các mối quan hệ cùng thái độ cởi mở với thay đổi là những yếu tố quan trọng.
Hạnh phúc trong giáo dục: Xu hướng toàn cầu và ứng dụng tại Việt Nam
Hội thảo “Hạnh phúc trong Giáo dục” 2024 là cơ hội để nhà lãnh đạo giáo dục, giáo viên, và phụ huynh cùng thảo luận, khám phá những giải pháp xây dựng môi trường học đường tích cực, bền vững.
Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cơ hội lớn hay thách thức vượt tầm doanh nghiệp Việt?
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được kỳ vọng sẽ thay đổi diện mạo hạ tầng giao thông và tạo cú hích lớn cho nền kinh tế. Tuy nhiên, dự án này cũng đặt ra nhiều câu hỏi về khả năng tham gia của nhà thầu xây dựng trong nước.
VinFast Energy, Schneider Electric và ESEC cùng thúc đẩy pin lưu trữ
VinFast Energy, Schneider Electric và ESEC hợp tác thúc đẩy giải pháp pin lưu trữ và quản lý năng lượng, hướng đến một tương lai bền vững.
WinMart cùng 11 thương hiệu 'tung' ưu đãi khủng mừng sinh nhật 10 tuổi
WinMart kỷ niệm 10 năm với đại sứ WINNIE, ưu đãi hấp dẫn từ 11 thương hiệu lớn trong Tuần lễ thương hiệu diễn ra từ ngày 21/11 đến 4/12.
Sức hút của môi trường làm việc đa dạng và hòa nhập
Xây dựng môi trường làm việc đa dạng và hòa nhập không chỉ mang đến nhiều cơ hội cho tất cả mà còn tác động tích cực đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.