Diễn giả quốc tế: VinFuture thúc đẩy tiến bộ khoa học công nghệ toàn cầu
Với chủ đề “Vật liệu cho tương lai bền vững”, tọa đàm của Quỹ VinFuture với các nhà khoa học hàng đầu thế giới, mang tới góc nhìn sâu sắc về vật liệu bền vững.
Tập trung phát triển trở thành trung tâm kinh tế biển lớn của cả nước là định hướng phát triển của Khánh Hòa theo quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn tới năm 2050 đang được thẩm định.
Tại phiên họp Hội đồng thẩm định quy hoạch tỉnh Khánh Hòa thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 vừa diễn ra, một số vấn đề đặt ra với quy hoạch tỉnh Khánh Hòa là nhận diện được thách thức, cơ hội về không gian phát triển, thực hiện mục tiêu, mô hình mới một cách bền vững nhất; phân tích và đưa ra định hướng mới; hình thành kết cấu hạ tầng thích ứng với tình hình mới; giải pháp huy động nguồn lực...
Được biết, Khánh Hòa đã tổ chức xây dựng các quy hoạch, trong đó quan trọng nhất là quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 nhằm hiện thực hóa mục tiêu đến năm 2030, Khánh Hòa là thành phố trực thuộc Trung ương trên cơ sở phát huy cao độ tiềm năng và lợi thế về biển, là đô thị thông minh, bền vững, bản sắc và kết nối quốc tế.
Là trung tâm dịch vụ, du lịch biển quốc tế; một cực tăng trưởng, trung tâm của khu vực duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và cả nước về kinh tế biển, công nghiệp công nghệ cao, khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo, đào tạo nguồn nhân lực và chăm sóc sức khỏe chất lượng cao...
Báo cáo quy hoạch tỉnh Khánh Hòa thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đưa ra quan điểm phát triển đảm bảo tính khả thi và phát triển lâu dài, tạo nền tảng cho các giai đoạn tiếp theo; đảm bảo tỷ trọng hợp lý giữa các thành phần kinh tế và bảo vệ nền kinh tế khỏi các tác động toàn cầu bất lợi trong tương lai, tập trung vào đổi mới và đa dạng hóa; đảm bảo chuẩn bị sẵn sàng ứng phó với biến đổi khí hậu, tận dụng cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Tầm nhìn của Khánh Hòa đến năm 2050 có thể được hỗ trợ bởi 3 trụ cột chính là dịch vụ, công nghiệp và nông nghiệp; mục tiêu tăng trưởng GRDP đạt khoảng 8% giai đoạn 2021-2030 và 5% giai đoạn 2030-2050, GRDP bình quân đầu người đạt khoảng 8.000 USD vào năm 2030.
Quy hoạch Khánh Hòa đưa ra 4 phân vùng quy hoạch chính gồm: Khu kinh tế Vân Phong là khu vực chưa phát triển với tiềm năng chưa được khai thác; Vùng trọng điểm gồm TP. Nha Trang và phía Nam Ninh Hòa và huyện Diên Khánh - khu vực đô thị và điểm nóng phát triển du lịch và dịch vụ lâu năm; Vùng phía Nam gồm TP. Cam Ranh và đô thị Cam Lâm - trung tâm quốc phòng và logistics địa phương; Vùng phía Tây gồm khu vực nội địa và miền núi - khu vực nông thôn cách biệt và đất chủ yếu là nông nghiệp thuộc các huyện Khánh Vĩnh, Khánh Sơn và phía Tây thị xã Ninh Hòa.
Theo ý kiến của các bộ, ngành, chuyên gia, nội dung quy hoạch cần làm rõ thêm các điểm nghẽn phát triển, nguyên nhân của việc phát triển có xu hướng chậm lại; về hạ tầng giao thông, liên kết vùng, nội vùng, liên vùng vẫn còn bất cập; quản lý tiềm năng nguồn lực như đất đai, nhân lực trong thời kỳ quy hoạch; bổ sung thêm về sự phân bổ phát triển không gian, hiện trạng hạ tầng xã hội, đô thị.
Về phương án phát triển các khu công nghiệp, bổ sung các khu công nghiệp, cần rà soát và luận chứng rõ, đặc biệt là việc sử dụng đất và chuyển đổi mục đích sử dụng rừng đảm bảo theo quy định.
Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa Nguyễn Tấn Tuân khẳng định, không thể phát triển kinh tế mà hủy hoại môi trường và tỉnh đã đưa ra các kế hoạch cụ thể. Đồng thời sẽ làm rõ thêm một số nội dung về kịch bản tăng trưởng; các ngành, lĩnh vực ưu tiên; phát triển đô thị;…
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đề nghị UBND tỉnh Khánh Hòa chỉ đạo cơ quan lập quy hoạch nghiêm túc nghiên cứu tiếp thu, giải trình các ý kiến; bổ sung và làm rõ một số nội dung như: các điểm nghẽn, vấn đề có tính đột phá, bứt phá, khai thác được tiềm năng lợi thế; đặc biệt, lưu ý cơ cấu ngành kinh tế; thu hút nhà đầu tư lớn, nhà đầu tư chiến lược, tạo hiệu ứng lan tỏa, cần phải thay đổi cơ cấu, thu hút đầu tư; liên kết phát triển các vùng động lực, hành lang ưu tiên; nhu cầu sử dụng đất; lưu ý về môi trường biển và an ninh nguồn nước.
Theo Nghị quyết 42/NQ-CP (Chính phủ ban hành ngày 21/3/2022), đến năm 2030, Khánh Hòa sẽ là thành phố trực thuộc Trung ương trên cơ sở phát huy cao độ tiềm năng và lợi thế biển, là đô thị thông minh, bền vững, bản sắc và kết nối quốc tế; là trung tâm dịch vụ, du lịch biển quốc tế...
Với chủ đề “Vật liệu cho tương lai bền vững”, tọa đàm của Quỹ VinFuture với các nhà khoa học hàng đầu thế giới, mang tới góc nhìn sâu sắc về vật liệu bền vững.
SeABank triển khai chương trình cho vay mua nhà lãi suất 0% tại dự án NewTown Diamond với mức lãi suất cho vay 0% và ân hạn trả nợ gốc lên tới 36 tháng.
Công ty CP Mù Cang Chải Discovery vừa ký kết thỏa thuận để Radisson Hotel Group quản lý vận hành khu nghỉ dưỡng ở địa danh nổi tiếng với ruộng bậc thang.
SHB lần thứ tư được vinh danh trong Top 10 doanh nghiệp có báo cáo thường niên tốt nhất nhóm ngành tài chính, minh chứng cho những nỗ lực về phát triển bền vững.
Hà Nội đã họp bàn triển khai đầu tư xây dựng một số cầu lớn qua sông Hồng bằng nguồn vốn công.
Xây dựng một nền quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả, linh hoạt chính là nền móng để hiện thực hóa khát vọng phát triển của Việt Nam.
Bamboo Capital được vinh danh là doanh nghiệp có báo cáo thường niên và tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên tốt nhất tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024.