Hết 'room' margin, công ty chứng khoán dồn dập tăng vốn
Bên cạnh việc có thêm “room” cho vay để đảm bảo mức trần quy định, hàng nghìn tỷ đồng từ các đợt tăng vốn cũng giúp các công ty gia tăng nội lực tài chính.
Các nhà đầu tư đang đặt niềm hy vọng vào việc đẩy mạnh kế hoạch tư nhân hoá của Nhà nước để đạt được mục tiêu 5 tỷ USD giá trị M&A trong năm 2017.
Theo dữ liệu được chia sẻ tại Diễn đàn M&A Việt Nam 2017, chỉ có 14 thỏa thuận đạt giá trị 500 triệu USD vào năm 2016.
Các thỏa thuận mua bán và sáp nhập tại Việt Nam đã đạt được tổng trị giá 5,8 tỷ USD thông qua 530 hợp đồng vào năm 2016, tăng 12% so với mức 5,3 tỷ USD của năm trước, chủ yếu gồm các giao dịch trong phạm vi dưới 20 triệu USD.
Các thương vụ M&A lớn trong năm 2016 bao gồm khoản sáp nhập trị giá 1,05 tỷ USD của Tập đoàn Central (Thái Lan) với Big C Việt Nam và thương vụ Tập đoàn Thái Lan - Singha Group - đầu tư 1,1 tỷ USD vào Masan Group.
Xét về lĩnh vực hoạt động, doanh nghiệp bán lẻ thu hút nhiều thương vụ M&A nhất với tổng giá trị 2,5 tỷ USD, theo sau là các doanh nghiệp công nghiệp với 1,1 tỷ USD.
Thái Lan dẫn đầu về giá trị đầu tư với các giao dịch từ Tập đoàn Central và Singha, chiếm hơn 2 tỷ USD.
Các nhà đầu tư từ Singapore, Hàn Quốc, Trung Quốc và Hồng Kông chiếm các vị trí tiếp theo, sau Thái Lan. Các nhà đầu tư nước ngoài chiếm gần 80% giá trị đầu tư trong năm ngoái.
Tuy nhiên, các nhà quan sát cảnh báo rằng động lực không thể được duy trì nếu Chính phủ không đẩy nhanh quá trình thoái vốn trong các doanh nghiệp nhà nước. Trong quý I/2017, giá trị các hoạt động M&A ở Việt Nam đã giảm xuống còn 1,1 tỷ USD.
Các nhà đầu tư đang đặt niềm hy vọng vào việc đẩy mạnh kế hoạch tư nhân hoá của Nhà nước để đạt được mục tiêu 5 tỷ USD giá trị M&A trong năm 2017.
Nếu chính phủ đẩy mạnh kế hoạch của mình, Việt Nam có thể huy động hàng trăm triệu USD từ việc bán cổ phần tại Vinamilk, Habeco và Sabeco và một số đơn vị của Petro Việt Nam.
Diễn đàn M&A Việt Nam dự báo rằng kế hoạch tư nhân hóa có thể thúc đẩy giá trị M &A năm 2017 lên đến 6,5 tỷ USD.
Mặc dù kịch bản M&A ở Việt Nam có vẻ đầy hứa hẹn với sự gia tăng giá trị giao dịch và khối lượng qua hàng năm, nhưng quy mô thị trường vẫn còn nhỏ so với các nước trong cùng khu vực.
Số liệu từ diễn đàn cho thấy giá trị các thỏa thuận M&A trong năm 2016 của Việt Nam thấp hơn so với mức 6,8 tỷ USD của Philipines, trong khi Indonesia, Thái Lan, và Malaysia đều đạt được tổng giá trị trong khoảng từ 11 đến 16 tỷ USD, và con số này của Singapore là 62,3 tỷ USD.
Bên cạnh việc có thêm “room” cho vay để đảm bảo mức trần quy định, hàng nghìn tỷ đồng từ các đợt tăng vốn cũng giúp các công ty gia tăng nội lực tài chính.
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được kỳ vọng sẽ đảm bảo tiến độ, chất lượng và hiệu quả thông qua việc áp dụng các cơ chế đặc thù, tập trung huy động nguồn lực trong nước và chuyển giao công nghệ hiện đại.
Lựa chọn thuê môi trường rừng làm du lịch phù hợp với các dự án có quy mô lưu trú nhỏ, tập trung khai thác các hoạt động trải nghiệm trong rừng với vốn đầu tư không quá lớn.
Tổ hợp căn hộ đa tiện ích Hanoi Melody Residences tại khu vực Tây Nam Linh Đàm đang đón lượng khách tăng vọt trong những ngày gần đây.
PVcomBank khuyến nghị khách hàng cập nhật giấy tờ tùy thân và đối chiếu sinh trắc học trước 1/1/2025 để đảm bảo giao dịch an toàn, liên tục.
Quản trị số sẽ không chỉ là một công cụ hỗ trợ, mà còn là "linh hồn" của nền kinh tế số Việt Nam, giúp đất nước chuyển mình mạnh mẽ trong bối cảnh mới.
Với chủ đề “Vật liệu cho tương lai bền vững”, tọa đàm của Quỹ VinFuture với các nhà khoa học hàng đầu thế giới, mang tới góc nhìn sâu sắc về vật liệu bền vững.