Doanh nghiệp
Jetstar sẽ chịu cạnh tranh gay gắt trong các năm tới
Các hãng hàng không mới gia nhập thị trường như Bamboo Airways và liên doanh Air Asia - Thiên Minh sẽ khiến hãng hàng không giá rẻ Jetstar Pacific gặp nhiều khó khăn hơn.
2018 không phải là năm thực sự thành công của ngành hàng không dù lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng kỷ lục, đặc biệt là nhóm du khách từ Đông Á, bao gồm các quốc gia như Nhật Bản, Nga, Trung Quốc, Hàn Quốc.
Việc giá dầu đạt kỷ lục trong vài năm qua khiến lợi nhuận của các hãng hàng không bị bào mòn. Bình quân, giá nhiên liệu chiếm gần 50% chi phí hoạt động của một hãng máy bay, chỉ cần giá dầu nhích lên vài phần trăm, các hãng hàng không có thể mất sạch lợi nhuận.
Thực tế giá dầu đã “nhích” lên tới vài chục phần trăm trong năm nay. Điều này khiến các hãng hàng không đều công bố kết quả kinh doanh kém tích cực hơn các năm trước khi mà giá dầu duy trì ở mức thấp.
Với một số hãng hàng không ‘khéo chống’ như Vietjet Air, tình hình vẫn khả quan. Nhờ lượng khách du lịch tăng mạnh, Vietjet Air có thể bù đắp chi phí tăng giá nhiên liệu từ việc tăng giá vé máy bay hay đẩy mạnh doanh thu phụ trợ, qua đó giúp kế hoạch lợi nhuận được đảm bảo.
Tuy nhiên, với việc thị trường hàng không Việt Nam xuất hiện thêm những hàng bay mới như Bamboo Airways (sắp cất cánh chuyến bay đầu tiên), liên doanh Air Asia - Thiên Minh (xuất hiện trong năm 2019) và Vietstar Airlines (chờ cấp phép), cạnh tranh sẽ càng gay gắt hơn và dẫn đến suy giảm lợi nhuận.
Mới đây, Công ty chứng khoán Bản Việt (VCSC) đã giảm dự báo về tốc độ tăng trưởng giá vé máy bay trong trung hạn của Vietnam Airlines nhằm phản ánh sức cạnh tranh từ các hãng hàng không mới. Hãng hàng không quốc gia được dự báo sẽ giảm giá vé để giữ thị phần.
Trong khi đó Jetstar Pacific, hãng hàng không giá rẻ liên doanh giữa Vietnam Airlines và Qantas của Úc được dự báo sẽ chịu cạnh tranh lớn do sự có mặt của Air Asia, sau khi đã để VietJet Air thống lĩnh thị trường hàng không giá rẻ trong nước.
Mặc dù vậy, sau nhiều năm thua lỗ, giữa năm nay, Jetstar tuyên bố lãi sau thuế 7 tháng đạt 278 tỷ đồng. Đại diện của Jetstar cho biết kết quả kinh doanh của hãng hàng không này đang rất tích cực, và công ty sẽ sớm công bố lợi nhuận năm 2018 trong thời gian tới.
Hoạt động từ năm 2008, Jetstar là hãng hàng không đầu tiên của Việt Nam hoạt động theo mô hình giá rẻ với khẩu hiệu “Giá rẻ hàng ngày, mọi người cùng bay”. Mặc dù vậy, trong giai đoạn 2008 - 2009, Jetstar báo lỗ tới gần 700 tỷ đồng trên doanh thu chỉ 1.700 tỷ đồng.
Khi đó, Jetstar lý giải, công ty lỗ là từ bảo hiểm xăng dầu (fuel hedging) và chi phí phạt do hủy hợp đồng thuê máy bay đã ký trong năm 2008. Việc một doanh nghiệp hàng không lại lỗ lớn từ hoạt động bảo hiểm giá nhiên liệu thường đến từ việc công ty không dự báo đúng nhu cầu sử dụng xăng dầu trong năm.
Tuy nhiên, nếu nhìn vào doanh thu và số hành khách phục vụ của Jetstar vẫn giữ ở mức ổn định qua các năm, khoản lỗ tới hàng trăm tỷ đồng đặt dấu hỏi về khả năng đầu cơ vào giá nhiên liệu của Jetstar.
Trải dài theo quá trình hoạt động, mỗi khi thị trường hàng không có biên động là Jetstar gặp khó khăn nhiều nhất. Nếu giai đoạn năm 2008 – 2009, JPA gặp gấn đề về giá nhiên liệu, năm 2010 – 2011, gặp vấn đề với đội bay quá cũ kỹ thì đến nay là vấn đề về mở rộng đội bay. Jetstar có kế hoạch mở rộng đội bay lên 30 chiếc Airbus A320 vào năm 2020, và chi phí cho việc thuê và mua máy bay khiến công ty đối mặt với áp lực tài chính lớn.
Trong 2 năm gần nhất, Jetstar báo lỗ ngày một lớn. Cụ thể, hãng hàng không giá rẻ báo lỗ sau thuế gần 900 tỷ đồng trong năm 2016, và lỗ hoạt động kinh doanh 1.000 tỷ đồng trong năm 2017. Nhờ khoản lợi nhuận khác hơn 700 tỷ đồng, lỗ của Jetstar trong năm ngoái giảm xuống còn 346 tỷ đồng. Tính tới cuối năm 2017, lỗ lũy kế của Jetstar đã lên tới trên 4.286 tỷ đồng, vượt qua cả vốn điều lệ của công ty.
Chưa biết công ty mẹ Vietnam Airlines sẽ đưa ra chiến lược cụ thể nào để Jetstar có thể xử lý khoản lỗ lũy kế khổng lồ này. Hãng hàng không quốc gia Việt Nam dự kiến sẽ chuyển niêm yết lên sàn HOSE trong quý 1/2019. Là doanh nghiệp đứng đầu ngành hàng không, vốn hóa lớn và room khối ngoại còn trống nhiều, cổ phiếu của Vietnam Airlines có thể thu hút một số quỹ ngoại đầu tư. Tuy nhiên ‘quả tạ’ Jetstar có thể là trở ngại lớn ngăn bước dòng tiền chảy vào Vietnam Airlines.
Hãng hàng không giá rẻ Jetstar Pacific ngập chìm trong thua lỗ
Tập đoàn Sanofi nỗ lực đẩy lùi bệnh cúm mùa
Tập đoàn Sanofi đã tổ chức chuỗi hội thảo khoa học nhằm nâng cao nhận thức về bệnh cúm và giải pháp tiêm ngừa.
Công nghệ số giải bài toán chuyển đổi xanh
Công nghệ số được ứng dụng trong sản xuất, kinh doanh giúp doanh nghiệp thúc đẩy hiệu quả các giải pháp chuyển đổi xanh.
Phát triển bền vững có tính kế thừa giữa các 'ông chủ' doanh nghiệp
Phát triển bền vững tại nhiều doanh nghiệp xuất phát từ mối liên kết chặt chẽ giữa các thế hệ lãnh đạo, nhân sự với nhau, song hành với công nghệ và văn hóa.
Doanh nghiệp nhà nước phải vận hành theo cơ chế thị trường
Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh yêu cầu doanh nghiệp nhà nước phải hoạt động theo cơ chế thị trường, khi thảo luận về dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Kotler Award Việt Nam 2024 vinh danh nhà tiếp thị xuất sắc
Kotler Awards Việt Nam 2024 vinh danh 27 nhà tiếp thị kinh doanh, chuyên gia tiếp thị, nhà quản trị chiến lược và doanh nghiệp xuất sắc.
Cú bẻ lái của Hateco Group và dấu ấn của doanh nhân Trần Văn Kỳ
Khởi đầu rồi phát triển mạnh nhờ bất động sản, doanh nhân Trần Văn Kỳ tiếp tục dẫn dắt Hateco Group đầu tư mạnh vào hạ tầng cảng biển.
Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững
Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.