Doanh nghiệp
Hãng hàng không giá rẻ Jetstar Pacific ngập chìm trong thua lỗ
Jetstar Pacific, hãng hàng không giá rẻ đầu tiên của Việt Nam, liên tục báo lỗ những năm qua, hiện số lỗ lũy kế của hãng hàng không này đã lên tới trên 4.286 tỷ đồng, vượt qua cả vốn điều lệ của công ty.
Ngành hàng không Việt Nam tăng trưởng mạnh mẽ trong những năm gần đây mang lại lợi nhuận ấn tượng cho các hãng hàng không và các công ty dịch vụ khác trong ngành. Cả Vietnam Airlines và Vietjet Air, hai hãng hàng không lớn nhất trong nước, đều đạt lợi nhuận cao nhờ tăng số lượt khách phục vụ qua các năm.
Thậm chí, việc giá nhiên liệu máy bay tăng mạnh trong thời gian gần đây cũng không làm giảm lợi nhuận của các hãng bay này. Trong 6 tháng đầu năm nay, Vietnam Airlines cho biết doanh thu đạt 47,5 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng 18% so với cùng kỳ 2017, lợi nhuận đạt 1.500 tỷ đồng, tăng trưởng gần gấp đôi.
Với Vietjet Air, kết quả còn ấn tượng hơn. Lãi từ mảng vận tải hàng không của công ty 6 tháng đầu năm đạt gần 1.700 tỷ đồng, tăng 53,4% so với cùng kỳ năm 2017.
Mặc dù vậy, lợi nhuận chảy vào ngành không dường như không dành cho tất cả các hãng bay. Đi ngược xu hướng chung, Jetstar Pacific, hãng hàng không giá rẻ đầu tiên của Việt Nam, liên tục báo lỗ những năm qua. Tới cuối năm 2017, số lỗ lũy kế của hãng hàng không này đã lên tới trên 4.286 tỷ đồng, vượt qua cả vốn điều lệ của công ty.

Trong 3 năm trở lại đây, Jetstar Pacific có cho thấy sự tăng trưởng cùng chiều với xu thế chung của toàn ngành. Năm 2017, doanh thu của công ty đạt 6.887 tỷ đồng, tăng trưởng gần 60% so với năm 2015 và khoảng 40% so với năm 2016.
Tuy nhiên, vấn đề của Jetstar Pacific trong nhiều năm qua nằm ở chi phí giá vốn (bao gồm chi phí nhiên liệu, chi phí thuê/ mua máy bay...) luôn cao hơn doanh thu khiến hãng hàng không này lỗ ngay trước khi tính đến các chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp.
Năm 2017, lợi nhuận gộp của Jetstar Pacific âm 357 tỷ đồng. Cộng với các khoản chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí tài chính tăng mạnh lên 286 tỷ đồng đẩy tổng lỗ hoạt động kinh doanh của hãng lên con số 1.054 tỷ đồng. Năm 2016, Jetstar Pacific cũng lỗ hoạt động kinh doanh gần 1.000 tỷ đồng.
Nhờ khoản lợi nhuận khác hơn 700 tỷ đồng thu được trong năm 2017, khoản lỗ trước thuế của hãng giảm xuống còn 346 tỷ đồng.
Kết quả kinh doanh tiêu cực phần nào phản ánh việc Jetstar Pacific phải tăng chi phí mua và cho thuê máy bay theo kế hoạch mở rộng đội bay lên 30 chiếc Airbus A320 vào năm 2020.
Việc Jetstar Pacific hoạt động bết bát bất chấp thị trường hàng không tăng trưởng là điều không bất ngờ. Hãng hàng không liên doanh giữa Vietnam Airlines và Qantas Airways từ xưa đến nay đã có tiền sử thua lỗ lớn. Là hãng hàng không giá rẻ đầu tiên tại Việt Nam, song Jetstar Pacific không tận dụng được lợi thế của mô hình này, và nhanh chóng bị đè bẹp khi Vietjet Air xuất hiện.

Kinh doanh thua lỗ, để duy trì hoạt động, Jetstar Pacific sử dụng đòn bẩy tài chính khá lớn. Năm 2016, khoản vay nợ ngắn hạn của công ty là 2.475 tỷ đồng. Khoản này giảm xuống còn 345 tỷ đồng trong năm ngoái.
Tuy vậy công ty tăng mạnh khoản doanh thu chưa thực hiện lên 3.435 tỷ đồng trong năm ngoái. Đây là khoản mục ghi nhận giá trị bán tài sản tái thuê như một khoản nợ, phản ánh nghiệp vụ bán và thuê lại (sale and leasingback) máy bay của các hãng hàng không.
Nghiệp vụ này đã mang lại lợi nhuận lớn cho Vietjet Air, hãng hàng không giá rẻ đã vượt qua cả Vietnam Airlines để dẫn đầu thị trường hàng không nội địa. Ngoài Vietjet Air, Jetstar sắp tới còn phải cạnh tranh với Bamboo Airways đang chờ cấp phép của tập đoàn FLC.
Trên các chặng bay quốc tế tới Việt Nam, Jetstar Pacific sẽ phải đối mặt với các hãng hàng không giá rẻ trong khu vực như Air Asia, Lion Air, Tiger Airways. Cạnh tranh ngày càng gay gắt sẽ khiến Jetstar Pacific mất nhiều năm để bù đắp lại khoản lỗ lũy kế hơn 4.286 tỷ đồng dù thị trường hàng không trong nước vẫn có triển vọng tăng trưởng trong thời gian tới.
Chính phủ chính thức cho phép thành lập Hãng hàng không Bamboo Airways
Giữa làn sóng bất ổn, Chứng khoán SSI nói 'không' với giảm kỳ vọng kinh doanh
Công ty CP Chứng khoán SSI không điều chỉnh kinh doanh dù Chủ tịch HĐQT Nguyễn Duy Hưng có lo ngại về chính sách thuế quan của Mỹ.
Phú Tài 'thay máu' lãnh đạo, ứng phó khẩn với biến động thuế quan từ Mỹ
Thị trường Mỹ chiếm chủ yếu doanh thu của Phú Tài nên ngay khi quốc gia này công bố mức thuế mới, 'ông lớn' ngành gỗ cũng điều chỉnh chiến lược kinh doanh.
Được bật đèn xanh, Tập đoàn Hoà Phát tung kế hoạch doanh thu kỷ lục
Tỷ phú Trần Đình Long khẳng định niềm tin mạnh mẽ vào chính sách hỗ trợ kinh tế tư nhân của Chính phủ, coi đây là “tiền đề rất tốt” cho tương lai phát triển của Hòa Phát. Không dừng ở lời nói, tập đoàn đặt mục tiêu doanh thu kỷ lục bất chấp bối cảnh kinh tế toàn cầu nhiều biến động.
Hoán đổi 30 triệu USD, chủ nợ thành ông chủ tại Phát Đạt
Việc hoàn tất phát hành hơn 34 triệu cổ phiếu với giá 20.000 đồng/cổ phiếu, Phát Đạt đã hoán đổi thành công khoản nợ 30 triệu USD.
Chủ tịch FPT thách thức nghịch cảnh, xây đế chế công nghệ
Tại đại hội đồng cổ đông năm nay, FPT không chỉ trình bày những con số tài chính mà còn giới thiệu chiến lược phát triển như một "quốc gia công nghệ" thu nhỏ, với các trụ cột kinh tế, bộ máy sản xuất tri thức và tầm ảnh hưởng toàn cầu.
Lối đi nào cho Việt Nam xây dựng trung tâm tài chính quốc tế?
Theo ý kiến chuyên gia, Việt Nam nên có mô hình trung tâm tài chính kết hợp, không tách biệt hoàn toàn nhưng có khung pháp lý đặc thù, tập trung vào sử dụng ngoại tệ, luân chuyển lợi nhuận và bảo vệ nhà đầu tư.
AI là 'người hùng thầm lặng' giúp Be Group có lãi
Hành trình "thay máu" bằng AI vào mọi ngóc ngách của hoạt động kinh doanh, vận hành đã giúp Be Group chuyển mình, hướng tới tăng trưởng bền vững.
Đề xuất sửa quy định về kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng
Đề xuất bổ sung việc ghi giảm vốn điều lệ đối với NHTM đang chịu sự kiểm soát đặc biệt là điểm mới quan trọng trong dự thảo thông tư số 39 của NHNN.
Nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất trước ngày khai trương: Có gì đặc biệt trong siêu dự án 11.000 tỷ?
Sau hơn 20 tháng thi công, dự án xây dựng nhà ga hành khách T3 thuộc Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất đã hoàn thành vào dịp kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam.
'Đông nhưng không mạnh', ABBank quyết liệt tái cấu trúc sau năm kinh doanh ảm đạm nhất
Một trong những trụ cột để hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận hơn gấp đôi trong năm 2025 của ABBank là chiến lược cải tổ toàn diện bộ máy tổ chức, hướng đến tinh gọn, hiệu quả và số hóa.
Giữa làn sóng bất ổn, Chứng khoán SSI nói 'không' với giảm kỳ vọng kinh doanh
Công ty CP Chứng khoán SSI không điều chỉnh kinh doanh dù Chủ tịch HĐQT Nguyễn Duy Hưng có lo ngại về chính sách thuế quan của Mỹ.
Lợi nhuận LPBank gần chạm mốc 3.200 tỷ đồng trong quý I
Kết thúc quý I năm 2025, Ngân hàng Lộc Phát (LPBank) ghi nhận mức lợi nhuận trước thuế đạt 3.175 tỷ đồng, tăng hơn 10% so với cùng kỳ năm trước, tạo bước đệm vững chắc để ngân hàng hoàn thành các mục tiêu kinh doanh năm nay trong bối cảnh nền kinh tế đứng trước nhiều thử thách.