JICA lý giải nguyên nhân chậm thanh toán 56 tỷ đồng cho metro Bến Thành - Suối Tiên

Đặng Hoa Thứ năm, 10/05/2018 - 15:06

Ông Konaka Tetsuo, Trưởng đại diện Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) cho biết các vấn đề chung trong quá trình thực hiện của nhiều dự án ODA trong đó có dự án đường sắt đô thị TP. HCM tuyến số 1 đoạn Bến Thành - Suối Tiên vẫn là sự chậm trễ trong quá trình phê duyệt từ các cơ quan Chính phủ Việt Nam.

Chậm trễ về thủ tục là một trong những nguyên nhân chậm thanh toán 270 triệu yên cho Metro Bến Thành - Suối Tiên.

Đây là dự án vốn vay ODA khởi công từ tháng 8/2012 dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2020, áp dụng điều khoản đặc biệt dành cho đối tác kinh tế (STEP), sử dụng các công nghệ tiên tiến của Nhật Bản; trong đó máy đào hầm TBM đã được lắp đặt để thi công đoạn công trình metro đi ngầm trong lòng đất dự kiến hoàn thành vào tháng 6 tới. 

Được phê duyệt từ năm 2005 - 2006 với tổng mức đầu tư ban đầu 17.000 tỷ đồng, đến năm 2010, dự án được phê duyệt lại trên cơ sở điều chỉnh, tính toán lại thiết kế cơ sở, tăng thêm quy mô thiết kế, cộng với sự thay đổi tỷ giá đồng Yên đã khiến tổng mức đầu tư dự án tăng lên 47.000 tỷ đồng.

Tính đến cuối tháng 2/2018, dự án chỉ mới đạt khoảng hơn 50% khối lượng và giải ngân đạt khoảng hơn 30% vốn.

Ông Konaka Tetsuo cho biết, hiện nay, điều chỉnh tổng mức đầu tư cho dự án đường sắt đô thị TP. HCM tuyến số 1 vẫn chưa được Quốc hội phê duyệt. Do vậy, ngân sách 2.860 tỷ đồng (tương đương 14 tỷ yên) dành cho các khoản vay ODA trong năm 2018 của TP. HCM chưa bao gồm vốn dành cho đường sắt đô thị. Việc điều chỉnh mức đầu tư sẽ được trình Quốc hội xem xét tại kỳ họp tháng 5/2018.

Lý giải nguyên nhân chậm thanh toán 270 triệu yên cho Metro Bến Thành - Suối Tiên
Ông Konaka Tetsuo, trưởng đại diện JICA

Tuy nhiên TP. HCM đã ứng trước tiền ngân sách lần thứ ba nên việc chậm trễ thanh toán cho nhà đầu tư đã được giải quyết phần nào. 

Việc ứng trước lần thứ tư (khoảng 5 tỷ yên) cũng đã được UBND TP. HCM chấp thuận và lãnh đạo JICA hy vọng có thể giải quyết được sớm khoản chậm thanh toán 270 triệu yên (tính đến cuối tháng 3/2018). 

Lý giải về sự chậm thanh toán tại các dự án ODA, lãnh đạo JICA cho rằng tại Việt Nam, Quốc hội đã ra quyết định về mức trần giới hạn tỷ lệ nợ công (65% GDP) vào năm 2012. Từ năm 2015, Chính phủ đã đặt mức giới hạn vay tối đa trong 1 năm đối với các dự án vốn vay ODA. 

Thêm vào đó, kế hoạch đầu tư công trung hạn được phê duyệt vào tháng 11/2016 thể hiện chính sách tăng cường kiểm soát nợ công ở mức cao hơn, dẫn đến việc chậm thanh toán cho các dự án vốn vay ODA, trong đó có các dự án của JICA, và tình hình ngày càng trở nên trầm trọng hơn.

Bên cạnh đó, phó trưởng đại diện JICA Việt Nam Takahashi Junko lý giải, việc chậm trễ tiến hành thi công tuyến Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên cũng như nhiều dự án ODA khác (bao gồm dự án vốn vay, dự án viện trợ không hoàn lại và dự án hợp tác kỹ thuật) là do sự chậm trễ trong giải quyết các thủ tục hành chính và tiến hành đấu thầu.

Ông Konaka Tetsuo cho biết, Chính phủ Nhật Bản cùng với các nhà tài trợ lớn khác đã có các cuộc đối thoại cấp cao với Chính phủ Việt Nam và vẫn đang tiếp tục đề nghị Việt Nam phân bổ thêm ngân sách cho một số dự án hiện đang thiếu vốn như dự án đường sắt đô thị TP.HCM, tuyến số 1 hay một số dự án khác do Bộ Giao thông vận tải làm chủ quản.

Được biết trong năm tài chính 2017 (1/4/2017 - 31/3/2018), JICA cùng Việt Nam đã ký kết ba hiệp định với tổng số vốn vay ODA là 61,8 tỷ yên. Tổng giá trị vốn vay đã giải ngân là 105,4 tỷ yên trong đó giá trị ròng là 53,9 tỷ yên. 

Hiện nay, Việt Nam cùng với Ấn Độ là hai quốc gia nhận số vốn vay ODA lớn nhất từ Nhật Bản. 

Hỗ trợ vốn đối ứng ODA cho các địa phương

Hỗ trợ vốn đối ứng ODA cho các địa phương

Tiêu điểm -  7 năm
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Chương trình mục tiêu Hỗ trợ vốn đối ứng ODA cho các địa phương, giai đoạn 2016 - 2020.
Hỗ trợ vốn đối ứng ODA cho các địa phương

Hỗ trợ vốn đối ứng ODA cho các địa phương

Tiêu điểm -  7 năm
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Chương trình mục tiêu Hỗ trợ vốn đối ứng ODA cho các địa phương, giai đoạn 2016 - 2020.
Dự án đường sắt đô thị Bến Thành - Suối Tiên mới đi được nửa đường

Dự án đường sắt đô thị Bến Thành - Suối Tiên mới đi được nửa đường

Đầu tư -  6 năm

Cả hai tuyến đường sắt đô thị đầu tiên của TP. HCM là Bến Thành - Suối Tiên và Bến Thành - Tham Lương đều đội vốn khủng và chậm tiến độ.

Việt Nam là nước nhận viện trợ ODA lớn nhất của Hàn Quốc

Việt Nam là nước nhận viện trợ ODA lớn nhất của Hàn Quốc

Đầu tư -  6 năm

Hàn Quốc tiếp tục đứng đầu trong các quốc gia đầu tư vào Việt Nam và đứng thứ 2 trong các đối tác cung cấp vốn ODA (sau Nhật Bản). Trong khi đó, về du lịch, những năm gần đây, Hàn Quốc cũng nổi lên là một trong những thị trường cung cấp khách du lịch trọng điểm của Việt Nam (lớn thứ 2 sau Trung Quốc).

Metro Bến Thành - Suối Tiên ‘đội vốn’ 30.000 tỉ đồng do thiếu giám sát

Metro Bến Thành - Suối Tiên ‘đội vốn’ 30.000 tỉ đồng do thiếu giám sát

Tiêu điểm -  6 năm

Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho rằng, việc điều chỉnh tổng vốn dự án metro tuyến Bến Thành - Suối Tiên tăng 30.000 tỉ đồng có trách nhiệm thiếu giám sát của các Bộ và TP.HCM.

Hỗ trợ vốn đối ứng ODA cho các địa phương

Hỗ trợ vốn đối ứng ODA cho các địa phương

Tiêu điểm -  7 năm

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Chương trình mục tiêu Hỗ trợ vốn đối ứng ODA cho các địa phương, giai đoạn 2016 - 2020.

Hành trình 28 năm VIB sáng tạo và hướng tới triệu khách hàng Việt

Hành trình 28 năm VIB sáng tạo và hướng tới triệu khách hàng Việt

Nhịp cầu kinh doanh -  1 giờ

Suốt gần ba thập kỷ đồng hành, VIB luôn lấy khách hàng làm trọng tâm cho mọi sự nỗ lực sáng tạo về sản phẩm dịch vụ để luôn là một phần trong đời sống và những câu chuyện độc bản của hàng triệu khách hàng.

Phát biểu khai mạc của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại Hội nghị Trung ương 10 khoá XIII

Phát biểu khai mạc của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại Hội nghị Trung ương 10 khoá XIII

Tiêu điểm -  2 giờ

Sáng 18/9/2024, Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII khai mạc tại Hà Nội. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu khai mạc hội nghị. TheLEADER trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm.

Sáu giải pháp của Chính phủ nhằm khắc phục hậu quả bão Yagi

Sáu giải pháp của Chính phủ nhằm khắc phục hậu quả bão Yagi

Tiêu điểm -  2 giờ

Chính phủ ban hành giải pháp khắc phục bão Yagi như giảm lãi suất, miễn giảm thuế, hỗ trợ tài chính, khôi phục sản xuất và đảm bảo an sinh.

Rào cản thu hút lao động nước ngoài tại Việt Nam

Rào cản thu hút lao động nước ngoài tại Việt Nam

Leader talk -  2 giờ

Quy trình cấp giấy phép lao động phức tạp cản trở việc thu hút nhân sự nước ngoài tại Việt Nam, theo các chuyên gia trong ngành.

Quảng Ninh dành 1.000 tỷ đồng từ ngân sách khắc phục hậu quả bão Yagi

Quảng Ninh dành 1.000 tỷ đồng từ ngân sách khắc phục hậu quả bão Yagi

Tiêu điểm -  3 giờ

Quảng Ninh quyết định dành 1.000 tỷ đồng từ ngân sách để khắc phục hậu quả bão Yagi, hỗ trợ người dân ổn định cuộc sống và phục hồi sản xuất.

VRG hưởng lợi từ thiếu hụt cao su và đất khu công nghiệp

VRG hưởng lợi từ thiếu hụt cao su và đất khu công nghiệp

Doanh nghiệp -  5 giờ

Với những dữ liệu tích cực tới từ mảng cao su và bất động sản công nghiệp, giới phân tích đánh giá Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam có thể hoàn thành kế hoạch kinh doanh năm nay.

Tổ chức triển lãm về đổi mới sáng tạo ngành du lịch - khách sạn

Tổ chức triển lãm về đổi mới sáng tạo ngành du lịch - khách sạn

Nhịp cầu kinh doanh -  5 giờ

Triển lãm và diễn đàn công nghệ đổi mới sáng tạo ngành khách sạn Horecfex Việt Nam 2024 diễn ra từ 23 - 24/9, tại Đà Nẵng.