JICA: Việt Nam cần tiếp tục nâng cao cơ sở hạ tầng
Hương Giang
Thứ sáu, 14/10/2022 - 09:17
Ông Shimizu Akira, Trưởng đại diện Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) bày tỏ mong muốn Việt Nam sẽ tiếp tục coi ODA là một phương thức để huy động vốn và nhận chuyển giao công nghệ tiên tiến một cách thuận tiện, hiệu quả.
Nhiều kết quả đạt được trong hợp tác hai bên
Ông Akira, Trưởng đại diện của JICA Việt Nam, cho biết, trong năm tài chính 2021, JICA Việt Nam đã đạt được một số thành tích nổi bật.
Trong lĩnh vực y tế, JICA đã cung cấp các sinh phẩm y tế, trang thiết bị y tế như máy tim phổi nhân tạo ECMO nhằm phục vụ chẩn đoán và điều trị, với tổng trị giá 850 triệu yên nhằm hỗ trợ Việt Nam chiến đấu đẩy lùi đại dịch COVID-19.
Thêm vào đó, JICA Việt Nam cũng đã chuyển giao công nghệ và bàn giao các thiết bị chính cho Phòng xét nghiệm an toàn sinh học cấp III (BSL-3) tại Viện Pasteur Tp.HCM, trị giá hơn 200 triệu yên. Những gói hỗ trợ này nhằm góp phần nâng cao năng lực xét nghiệm chẩn đoán COVID-19, tăng cường khả năng ứng phó của Việt Nam đối với các bệnh truyền nhiễm.
Trong lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực, JICA đã hợp tác với trường Đại học Việt Nhật từ năm 2015. Hiện tại, trường có hơn 200 sinh viên và học viên đang theo học. Và kể từ khi thành lập đến nay, đã có 260 học viên tốt nghiệp chương trình đào tạo Thạc sỹ tại trường.
Bên cạnh đó, hiệp định vay vốn ODA thứ 4 cho “Dự án cải thiện môi trường nước Thành phố Hồ Chí Minh Giai đoạn 2” đã được ký kết vào tháng 12/2021. Thông qua hỗ trợ phát triển hệ thống thoát nước và xử lý nước thải tại Tp. HCM, JICA mong muốn cải thiện môi trường sống cho người dân nhờ việc nâng cao năng lực xử lý nước thải và giảm thiểu thiệt hại do mưa lũ.
Trong lĩnh vực năng lượng, JICA đã ký thỏa thuận cho vay trị giá 25 triệu USD với công ty tư nhân phát triển điện gió của Việt Nam trên đất liền tại tỉnh Quảng Trị.
Về công trình đường sắt đô thị Tp. HCM tuyến số 1, JICA Việt Nam cho biết toàn bộ 51 toa tàu metro sản xuất tại Nhật Bản đã được vận chuyển đến Việt Nam với tiến độ hoàn thành của công trình đạt khoảng 90%.
Việt Nam cần tiếp tục chú trọng xây dựng cơ sở hạ tầng
Trong 4 năm trở lại đây, các khoản vay của Việt Nam từ các tổ chức quốc tế, trong đó có JICA giảm 16-20% so với trước đây. Đây là dấu hiệu đáng mừng cho thấy kinh tế Việt Nam tiếp tục tăng trưởng và có ảnh hưởng trên trường quốc tế.
Tuy vậy, để có thể phát triển bền vững, một quốc gia vẫn cần phải chú trọng đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng. Ông Akira cho rằng Việt Nam hoàn toàn có thể sử dụng khoản vay ODA cho phép hoàn trả trong dài hạn, 30 đến 40 năm, với lãi suất thấp và cố định, làm công cụ huy động vốn trong phát triển cơ sở hạ tầng và tận dụng công nghệ nước ngoài.
Cho đến nay, Việt Nam luôn duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định, tuy nhiên động lực thúc đẩy tốc độ tăng trưởng này là nhờ mở rộng xuất khẩu và đầu tư trực tiếp. Một xã hội ổn định, nguồn nhân lực chất lượng cao và phát triển cơ sở hạ tầng là những yếu tố không thể thiếu tại mỗi quốc gia.
Vì vậy, ông Akira tin rằng, trong thời gian tới, ODA sẽ vẫn tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong phát triển cơ sở hạ tầng - động lực tăng trưởng của Việt Nam. Đồng thời, ông cũng bày tỏ mong muốn Việt Nam sẽ tiếp tục sử dụng ODA một cách hiệu quả và coi đây là một phương thức huy động vốn thuận tiện.
Thứ hai, về lĩnh vực phát triển nguồn nhân lực, JICA tiếp tục hợp tác thông qua hình thức hợp tác kỹ thuật và vốn vay, nhằm hỗ trợ trường Đại học Việt Nhật mở thêm chương trình đào tạo tiến sỹ, thiết lập cơ sở mới tại Hòa Lạc từ năm 2023 với mục tiêu đưa trường Đại học Việt Nhật trở thành trường đại học tổng hợp với quy mô 6.000 sinh viên.
Ngoài ra, JICA dự kiến sẽ tăng cường kết nối việc làm cho thực tập sinh kỹ năng. Dự án nhằm tạo môi trường làm việc tốt hơn cho lao động Việt Nam làm việc tại Nhật Bản thông qua việc xóa bỏ môi giới việc làm bất hợp pháp, vốn là vấn đề tồn tại trong những năm gần đây.
Thứ ba, trong lĩnh vực y tế, JICA đã đưa ra "Sáng kiến Y tế toàn cầu". Mặc dù dịch COVID-19 đã lắng xuống, JICA cam kết sẽ hợp tác hơn nữa trong công cuộc xây dựng một xã hội với khả năng ứng phó mạnh mẽ với các mối đe dọa từ các bệnh truyền nhiễm mới nổi. Trong đó, Việt Nam là quốc gia kiểu mẫu trong “Sáng kiến” này.
Cụ thể, JICA sẽ tiếp tục thông qua ba bệnh viện trung ương đã có lịch sử hợp tác trong thời gian dài là Bệnh viện Bạch Mai tại Hà Nội, Bệnh viện Trung ương Huế tại Huế, Bệnh viện Chợ Rẫy tại Tp.HCM nhằm thiết lập hệ thống đào tạo từ xa cho y tế tuyến dưới.
Bên cạnh đó, JICA sẽ tiếp tục hợp tác, liên kết với các doanh nghiệp tư nhân Nhật Bản, các tổ chức phi chính phủ, các trường đại học... nhằm cải tiến kỹ thuật phục hồi chức năng, chăm sóc điều dưỡng… nhằm hỗ trợ Việt Nam ứng phó với những thách thức mới như tình trạng già hóa dân số nhanh.
Về vấn đề trung hòa carbon, ngoài thỏa thuận cho vay phát triển dự án điện gió tại tỉnh Quảng Trị, JICA cũng đang xem xét cho vay mới đối với một số dự án sản xuất điện mặt trời và điện gió khác.
Ngoài ra, JICA đang triển khai một số hợp tác phù hợp với nhu cầu của Việt Nam như: hỗ trợ ban hành và sửa đổi Luật bảo vệ môi trường; tiếp tục cử chuyên gia về tăng trưởng xanh và chuyên gia về chính sách thoát nước; triển khai dự án khu công nghiệp thông minh sinh thái tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu; thúc đẩy kinh tế tuần hoàn; thúc đẩy những biện pháp đối phó với biến đổi khí hậu hướng tới trung hòa carbon vào năm 2050… như mục tiêu mà Chính phủ Việt Nam đang nhắm tới.
Năm 2023, Việt Nam và Nhật Bản kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao. Hướng tới dấu mốc quan trọng này, JICA sẽ tiếp tục nỗ lực để đóng góp nhiều hơn nữa vào sự phát triển của Việt Nam thông qua ODA, đồng thời tăng cường kết nối người dân hai nước, góp phần củng cố và phát triển quan hệ hữu nghị 50 năm giữa hai nước, để quan hệ Nhật Bản - Việt Nam tiếp tục phát triển và có bước tiến nhảy vọt trong thời gian tới.
Trưởng đại diện Văn phòng JICA Việt Nam Shimizu Akira cho biết, các hợp tác, hỗ trợ Việt Nam thời gian tới của cơ quan này sẽ đi theo mục tiêu kép với các dự án tập trung vào lĩnh vực y tế, đầu tư cơ sở hạ tầng và phát triển nguồn nhân lực.
Tăng cường hơn nữa hệ thống y tế, tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, duy trì mối quan hệ giữa Việt Nam và Nhật Bản là ba mối quan tâm hàng đầu của ông Shimizu Akira, Trưởng đại diện văn phòng JICA Việt Nam trong dịp đầu xuân năm mới.
Theo ông Shimizu Akira, Trưởng đại diện văn phòng JICA Việt Nam, các dự án vốn vay mới được ký kết và tỷ lệ giải ngân vốn ODA trong năm tài chính có xu hướng giảm trong những năm gần đây, tuy nhiên, việc sớm thúc đẩy đầu tư công có thể là chất xúc tác góp phần sớm phục hồi và phát triển kinh tế.
Với chủ đề “Vật liệu cho tương lai bền vững”, tọa đàm của Quỹ VinFuture với các nhà khoa học hàng đầu thế giới, mang tới góc nhìn sâu sắc về vật liệu bền vững.
SeABank triển khai chương trình cho vay mua nhà lãi suất 0% tại dự án NewTown Diamond với mức lãi suất cho vay 0% và ân hạn trả nợ gốc lên tới 36 tháng.
Công ty CP Mù Cang Chải Discovery vừa ký kết thỏa thuận để Radisson Hotel Group quản lý vận hành khu nghỉ dưỡng ở địa danh nổi tiếng với ruộng bậc thang.
SHB lần thứ tư được vinh danh trong Top 10 doanh nghiệp có báo cáo thường niên tốt nhất nhóm ngành tài chính, minh chứng cho những nỗ lực về phát triển bền vững.
Bamboo Capital được vinh danh là doanh nghiệp có báo cáo thường niên và tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên tốt nhất tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024.