Tiêu điểm
Kết quả đầu tư công là căn cứ đánh giá đề bạt, xử lý cán bộ
Kết quả giải ngân vốn đầu tư công là căn cứ để đánh giá, khen thưởng, bồi dưỡng, đề bạt cán bộ, cũng như xử lý những trường hợp không hoàn thành nhiệm vụ…, nhất là hiện nay có những cán bộ e ngại, sợ trách nhiệm, dẫn tới việc giải ngân vốn đầu tư công chậm, theo Phó thủ tướng Lê Minh Khái.
TP.HCM, Trà Vinh, An Giang, Vĩnh Long và Sóc Trăng là 5 địa phương có tỉ lệ giải ngân vốn đầu tư công trong quý I đạt 2,74% kế hoạch được giao, thấp hơn rất nhiều so với bình quân chung của cả nước (10,35%). Trong đó, TP.HCM giải ngân chỉ đạt 0,89%; 4 tỉnh còn lại trên 5%.
Trước tình trạng này, Phó thủ tướng Lê Minh Khái, Tổ trưởng Tổ công tác số 1, hôm nay đã có cuộc họp với 5 địa phương này. Ông nhấn mạnh trong điều kiện các ngành kinh tế đang gặp khó khăn, cả nước phải tập trung đẩy nhanh tiến độ đầu tư công để tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng, bù đắp lại mức tăng trưởng của các lĩnh vực khác.
Kế hoạch vốn của 5 địa phương trên rất lớn, hơn 92 nghìn tỷ đồng, chiếm hơn 10% tổng số vốn đầu tư công năm 2023 của cả nước.
Trong khi đó, theo báo cáo của địa phương, Phó thủ tướng cho rằng có những nguyên nhân cho việc giải ngân chậm vốn đầu công "nêu cho có chứ không sát thực".
Chẳng hạn như: "Địa phương gặp khó khăn vì không thể chủ động quyết định việc nâng trần kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách địa phương theo khả năng thu thực tế, dẫn đến không thể chủ động bố trí kế hoạch đầu tư công trung hạn cho các dự án mới để làm cơ sở bố trí kế hoạch đầu tư công hằng năm".
Luật Đầu tư công đã có, kế hoạch đầu công trung hạn 5 năm Quốc hội đã phê duyệt danh mục cụ thể. Thủ tướng Chính phủ đã phân bổ vốn, phê duyệt chủ trương đầu tư. Phần việc còn lại về mặt thủ tục phê duyệt dự án, kế hoạch đấu thầu… là của địa phương.
Trong khi đó, cùng một môi trường pháp lý như nhau, Chính phủ chỉ đạo công bằng, công khai, minh bạch, "không ưu ái riêng 1 địa phương nào" mà có địa phương giải ngân tốt, thậm chí thiếu tiền xin thêm không được, trong khi đó, nhiều địa phương lại thấp hơn mặt bằng chung, Phó thủ tướng đặt vấn đề.
Ông yêu cầu các địa phương phải tìm được nguyên nhân thực chất. “Tiền có rồi, kế hoạch có rồi mà không giải ngân được, để tồn đọng vốn sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới tăng trưởng và thanh khoản của nền kinh tế".
Tại cuộc họp, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi thẳng thắn nhận trách nhiệm giải ngân vốn đầu tư công tại TP.HCM chậm thuộc về "UBND TPHCM và của tôi là Chủ tịch UBND TPHCM".
Đồng thời, ông Mãi nêu các nguyên nhân thuộc về chủ quan như: Khâu chuẩn bị hồ sơ, giải phóng mặt bằng và di dời các công trình hạ tầng kỹ thuật. Trong khâu tổ chức thực hiện cũng có một số trường hợp chủ đầu tư thiếu sự phối hợp với nhà thầu và địa phương để triển khai công việc.
Để giải quyết, Thường vụ Thành ủy TP.HCM vừa qua đã thành lập 13 tổ kiểm tra, đôn đốc 38 công trình, dự án trọng điểm nhằm đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công trong thời gian tới. Mục tiêu đề ra là giải ngân không dưới 95% trong năm 2023.
Trong khi đó, An Giang, Sóc Trăng đều cam kết phấn đấu giải ngân 100% kế hoạch đầu tư công năm 2023 được giao. Tỉnh Trà Vinh cam kết giải ngân trên 98% kế hoạch và Vĩnh Long cam kết giải ngân vốn ngân sách trung ương đạt 100% kế hoạch và vốn ngân sách địa phương là 95% kế hoạch.
Phó thủ tướng nhấn mạnh việc chuẩn bị đầu tư phải được thực hiện sớm. Bởi trong công tác đầu tư công khâu "chuẩn bị đầu tư là khó nhất", phải lường trước tất cả các vấn đề để đưa vào kế hoạch như: khâu giải phóng mặt bằng; di dời hạ tầng kỹ thuật; đấu thầu, lựa chọn nhà thầu; giao thầu, triển khai dự án; năng lực của các ban quản lý dự án…
Trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, các địa phương phải hết sức sát sao, quyết liệt. Đối với các nguyên nhân chủ quan, phải tập trung khắc phục triệt để mới có thể đẩy nhanh được tiến độ dự án.
Các địa phương phải xác định đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công là nhiệm vụ chính trị quan trọng trong năm 2023. Phó thủ tướng nhấn mạnh: kết quả giải ngân vốn đầu tư công là căn cứ để đánh giá, khen thưởng, bồi dưỡng, đề bạt cán bộ, cũng như xử lý những trường hợp không hoàn thành nhiệm vụ…, nhất là trong thời điểm hiện nay, có những cán bộ e ngại, sợ trách nhiệm.
Ông đề nghị các địa phương phải phát huy vai trò của cán bộ, phân công công việc rõ ràng, rõ người, rõ việc, rõ tiến độ, chất lượng công việc để kiểm tra, giám sát, đôn đốc thực hiện.
‘Bộ, ngành và địa phương không được trả lại kế hoạch vốn đầu tư công’
‘Bộ, ngành và địa phương không được trả lại kế hoạch vốn đầu tư công’
Các bộ, ngành, địa phương chủ động rà soát điều chuyển vốn theo thẩm quyền giữa các dự án chậm giải ngân sang các dự án có khả năng giải ngân tốt hơn, còn thiếu vốn theo quy định; kiên quyết không được trả lại kế hoạch vốn đầu tư công năm 2023, Thủ tướng yêu cầu.
Thủ tướng: Phải giải ngân ít nhất 675 nghìn tỷ đồng vốn đầu tư công năm nay
Trong bối cảnh khó khăn, thách thức, thúc đẩy đầu tư công, giải ngân đầu tư công vừa là nguồn lực, vừa là động lực phát triển. Do đó, Thủ tướng nêu rõ mục tiêu phải giải ngân đạt ít nhất 95% trong tổng số hơn 711 nghìn tỷ đồng vốn đầu tư công năm 2023.
Hơn 700 nghìn tỷ đồng vốn đầu tư công trong 2023: Động lực hay sức ép?
Trong bối cảnh điều hành chính sách gặp nhiều khó khăn, kế hoạch đầu tư công 2023 với hơn 700 nghìn tỷ đồng sẽ là một trong những động lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế.
Lưu ý trong giải ngân đầu tư công giai đoạn cuối năm
Theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư, các bộ, ngành và địa phương cần chuẩn bị trước các thủ tục hành chính để tránh tình trạng dồn dập vào dịp cuối kỳ.
UBND tỉnh Vĩnh Phúc và Vingroup hợp tác toàn diện về chuyển đổi xanh
UBND tỉnh Vĩnh Phúc cùng Vingroup nghiên cứu, xây dựng chương trình chuyển đổi xanh, tăng trưởng xanh, phát triển bền vững tỉnh giai đoạn 2025 - 2030.
SeABank được vinh danh nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024
SeABank vừa được vinh danh nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024 do Anphabe cùng Liên đoàn Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố.
Đầu tư bền vững: Bảo vệ tương lai từ những quyết định hôm nay
Đầu tư bền vững tương tự cách chúng ta chọn lọc, chỉ đánh bắt con cá đã đủ trưởng thành làm thực phẩm, để lại các con cá nhỏ để chúng tiếp tục sinh trưởng.
Kim chỉ nam cho thương hiệu Việt trên sân chơi toàn cầu
Dẫn dắt người tiêu dùng đồng hành cùng phát triển bền vững chính là kim chỉ nam cho các thương hiệu Việt tạo sự khác biệt và nâng tầm trên sân chơi toàn cầu.
Buýt 'xanh' sẽ phủ kín Hà Nội vào năm 2035
Xe buýt điện, năng lượng xanh sẽ thay thế toàn bộ xe buýt diezel để vận tải hành khách công cộng Thủ đô vào năm 2035.
Cách doanh nghiệp thúc đẩy tăng trưởng thông qua tác động xã hội
Mục đích thương hiệu không chỉ giúp xây dựng niềm tin với khách hàng, mà còn thúc đẩy tăng trưởng và tạo ra những giá trị bền vững cho xã hội và môi trường.
Tăng trưởng vượt bậc, Chứng khoán Kafi đẩy mạnh tăng vốn
Từ năm 2022, sự góp mặt của cổ đông Uniben và đợt tăng vốn lên 1.000 tỷ đồng đã đem tới "bước ngoặt" cho sự phát triển của Chứng khoán Kafi.