Tiêu điểm
‘Bộ, ngành và địa phương không được trả lại kế hoạch vốn đầu tư công’
Các bộ, ngành, địa phương chủ động rà soát điều chuyển vốn theo thẩm quyền giữa các dự án chậm giải ngân sang các dự án có khả năng giải ngân tốt hơn, còn thiếu vốn theo quy định; kiên quyết không được trả lại kế hoạch vốn đầu tư công năm 2023, Thủ tướng yêu cầu.
Giải ngân vốn đầu tư công hai tháng đầu năm nay đạt hơn 49,25 nghìn tỷ đồng, thấp hơn cùng kỳ năm trước 2%. 90% bộ, cơ quan trung ương và 30% địa phương có tỷ lệ giải ngân dưới 5%, trong đó 44 bộ, cơ quan trung ương chưa giải ngân; 26 bộ, cơ quan trung ương và 50 địa phương chưa phân bổ hết vốn đầu tư công.
Trong khi đó, kế hoạch vốn Quốc hội giao năm nay trên 711,7 nghìn tỷ đồng và Thủ tướng yêu cầu phải giải ngân trên 95% số này. Điều này cho thấy áp lực giải ngân vốn đầu công trong các tháng tới là rất lớn.
Trước tình trạng này, Chính phủ đã lập 5 tổ công tác tháo gỡ giải ngân vốn đầu tư công trong tháng này.
Đồng thời, ngày 23/3, Thủ tướng cũng đã ban hành Chỉ thị 08 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm đẩy mạnh phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công, 3 chương trình mục tiêu quốc gia và phục hồi kinh tế xã hội.
Chỉ thị nêu các cấp, ngành, địa phương cần lập kế hoạch giải ngân chi tiết từng dự án và tuân thủ nghiêm kế hoạch theo từng tháng, quý; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hiện trường, đôn đốc các nhà thầu, tư vấn đẩy nhanh tiến độ; đưa ra tiêu chuẩn định mức để làm cơ sở lập báo cáo đề xuất chủ trương, quyết định đầu tư cho các dự án không có cấu phần xây dựng.
Đồng thời phân công cụ thể lãnh đạo chịu trách nhiệm theo dõi tiến độ thực hiện; bám sát, kịp thời tháo gỡ khó khăn và chịu trách nhiệm về kết quả giải ngân của từng dự án, coi đây là căn cứ đánh giá xếp loại mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao trong năm 2023.
Các bộ, ngành và địa phương cần rà soát, phát hiện, xử lý nhanh, kịp thời, hiệu quả các khó khăn, vướng mắc về pháp lý, chủ động xử lý theo thẩm quyền, nếu vượt thẩm quyền thì báo cáo cấp trên trực tiếp; trong đó, lựa chọn đúng các điểm nghẽn, nút thắt để tập trung giải quyết, bảo đảm trọng tâm, trọng điểm, mang lại hiệu quả, tác động rõ rệt.
Các hình thức đấu thầu được áp dụng phù hợp với tính chất dự án, đúng quy định pháp luật, lựa chọn nhà thầu có đủ năng lực thi công, lựa chọn hình thức Hợp đồng phù hợp, tránh để tình trạng các nhà thầu có tâm lý chờ điều chỉnh giá đối với Hợp đồng trọn gói thi công.
Tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong giải ngân vốn đầu tư công; tập trung đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, tiến độ thi công, tháo gỡ các khó khăn vướng mắc về đất đai, tài nguyên…; có chế tài xử lý nghiêm khắc theo quy định pháp luật các chủ đầu tư, Ban quản lý dự án, tổ chức, cá nhân cố tình gây khó khăn, cản trở, làm chậm tiến độ giao vốn, thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công.
Thủ tướng yêu cầu thay thế kịp thời những cán bộ, công chức, viên chức yếu kém về năng lực, trì trệ, gây nhũng nhiễu, phiền hà, kiên quyết xử lý các hành vi tiêu cực trong quản lý đầu tư công; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin.
Việc tạm ứng, thu hồi tạm ứng, nghiệm thu, thanh toán vốn đầu tư phải thực hiện ngay khi có khối lượng; chủ động rà soát điều chuyển vốn theo thẩm quyền giữa các dự án chậm giải ngân sang các dự án có khả năng giải ngân tốt hơn, còn thiếu vốn theo quy định; chủ động bố trí vốn, tránh tình trạng có vốn mới làm công tác chuẩn bị đầu tư, vốn chờ dự án phê duyệt, vốn chờ thủ tục.
Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành và địa phương kiên quyết không trả lại kế hoạch vốn năm 2023.
.jpg)
UBND các tỉnh, thành phố giao trực tiếp mỏ vật liệu xây dựng thông thường cho ban quản lý dự án, chủ đầu tư, nhà thầu thi công, không để xảy ra việc giao không đúng đối tượng, mua đi bán lại; xác định vị trí, diện tích bãi đổ thải sử dụng cho các dự án; cập nhật, điều chỉnh công bố giá vật liệu xây dựng, chỉ số giá xây dựng.
Người đứng đầu Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và đầu tư tổng hợp các dự án đủ thủ tục đầu tư, điều kiện giao vốn trung hạn 2021 - 2025 và đề xuất phương án xử lý với số vốn đã phân bổ nhưng không thể giao chi tiết nhiệm vụ, dự án.
Bộ này theo dõi giải ngân, khả năng cân đối vốn các dự án nhóm A do Thủ tướng quyết định chủ trương đầu tư. Bộ cũng hướng dẫn các đơn vị lập, thẩm định các quy hoạch theo Luật Quy hoạch và xử lý khó khăn về quy hoạch, đấu thầu.
Với các dự án dùng vốn ODA, vay ưu đãi, Bộ Tài chính xử lý khó khăn về quy trình thủ tục đàm phán, ký hiệp định, rút vốn, giải ngân các dự án theo từng nhóm nhà tài trợ.
Bộ cũng rà soát, đề xuất sửa một số quy định tại Luật Ngân sách nhà nước như chi ngân sách địa phương để đầu tư dự án trên 2 địa bàn, hay điều kiện các đơn vị sự nghiệp vay lại vốn ODA, vay ưu đãi nước ngoài.
Kho bạc Nhà nước được giao đảm bảo nguồn, thanh toán qua dịch vụ công trực tuyến để tiết kiệm thời gian, chi phí đi lại cho các chủ đầu tư.
Bộ Tài nguyên và môi trường hướng dẫn, tháo gỡ khó khăn phát sinh về cấp phép mỏ, khai thác nguyên vật liệu đá, cát, đất, sỏi cho dự án đầu tư công. Việc đánh giá tài nguyên khoáng sản để khai thác cát biển dùng cho san lấp dự án cao tốc, hạ tầng giao thông, đô thị vùng đồng bằng sông cửu Long cần được hoàn thành vào cuối năm nay.
Bộ Xây dựng theo dõi diễn biến thị trường vật liệu xây dựng, đề xuất và báo cáo Thủ tướng các giải pháp gỡ khó khăn bảo đảm cung cầu, kiểm soát giá vật liệu.
Các bộ, ngành áp dụng các hình thức đấu thầu phù hợp với tính chất dự án để chọn nhà thầu đủ năng lực; tránh để tình trạng các nhà thầu có tâm lý chờ điều chỉnh giá với hợp đồng trọn gói thi công.
Các địa phương giao trực tiếp mỏ vật liệu xây dựng cho ban quản lý dự án, chủ đầu tư, không để xảy ra việc giao không đúng đối tượng, mua đi bán lại. Địa phương cập nhật, điều chỉnh công bố giá vật liệu, chỉ số giá xây dựng làm cơ sở điều chỉnh gói thầu, tổng mức đầu tư dự án. Địa phương kiểm soát biến động giá, xử lý hành vi đầu cơ, nâng giá trục lợi.
Chủ đầu tư, ban quản lý dự án cố tình cản trở, làm chậm tiến độ giao, giải ngân vốn đầu tư công sẽ bị thay thế và có chế tài xử lý phù hợp.
Về chương trình phục hồi kinh tế, hiện vướng mắc chủ yếu là gói vay hỗ trợ 2% lãi suất. Đến cuối tháng 2 mới giải ngân được 134 tỷ đồng, tức hơn 0,3% tổng quy mô gói (40.000 tỷ đồng). Tại chỉ thị này, Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước báo cáo phương án điều chuyển với số tiền còn lại không sử dụng hết trước 25/3.
Bộ Lao động, thương binh và xã hội báo cáo Chính phủ số tiền còn dư sau khi thực hiện chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động, phương án xử lý trước 25/3.
Bộ Kế hoạch và đầu tư cùng Bộ Tài chính rà soát các dự án hoàn thiện thủ tục đầu tư, đủ điều kiện giao vốn còn lại của chương trình phục hồi kinh tế.
Với ba chương trình mục tiêu quốc gia, Bộ Kế hoạch và đầu tư thống nhất với Bộ Tài chính và các cơ quan phương án xử lý vướng mắc về giao kế hoạch vốn sự nghiệp nguồn ngân sách trung ương 2021 - 2025, báo cáo Chính phủ trước ngày 25/3.
Bộ Tài chính sớm trình Chính phủ cho ý kiến để báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội việc bổ sung dự toán ngân sách nhà nước năm 2023 chính sách về cải thiện dinh dưỡng và hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, cận nghèo. Các địa phương rà soát danh mục dự án đầu tư theo thứ tự ưu tiên, tránh dàn trải, manh mún.
Thủ tướng: Phải giải ngân ít nhất 675 nghìn tỷ đồng vốn đầu tư công năm nay
Thủ tướng: Phải giải ngân ít nhất 675 nghìn tỷ đồng vốn đầu tư công năm nay
Trong bối cảnh khó khăn, thách thức, thúc đẩy đầu tư công, giải ngân đầu tư công vừa là nguồn lực, vừa là động lực phát triển. Do đó, Thủ tướng nêu rõ mục tiêu phải giải ngân đạt ít nhất 95% trong tổng số hơn 711 nghìn tỷ đồng vốn đầu tư công năm 2023.
Hơn 700 nghìn tỷ đồng vốn đầu tư công trong 2023: Động lực hay sức ép?
Trong bối cảnh điều hành chính sách gặp nhiều khó khăn, kế hoạch đầu tư công 2023 với hơn 700 nghìn tỷ đồng sẽ là một trong những động lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế.
Lưu ý trong giải ngân đầu tư công giai đoạn cuối năm
Theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư, các bộ, ngành và địa phương cần chuẩn bị trước các thủ tục hành chính để tránh tình trạng dồn dập vào dịp cuối kỳ.
Ì ạch giải ngân vốn đầu tư công
Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công 10 tháng năm 2022 ước đạt 46,4% kế hoạch. Nếu so với kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, thì tỷ lệ giải ngân đạt 51,3%, thấp hơn so với cùng kỳ năm 2021.
Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Nguồn tiền cho phát triển khoa học công nghệ, chuyển đổi số
Chính phủ dành 51.000 tỷ đồng cùng 1% chi thường xuyên, đồng thời đẩy mạnh hợp tác công tư để tài trợ vốn cho các mục tiêu khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.
Trump Organization muốn đẩy nhanh tiến độ dự án 1,5 tỷ USD ở Hưng Yên
Mong muốn này được ông Charles James Boyd Bowman, Tổng giám đốc dự án của Tập đoàn Trump Organization tại Việt Nam, chia sẻ trong cuộc gặp với Thủ tướng Phạm Minh Chính.
Tiến tới Chính phủ không giấy tờ, quản trị thông minh
Chính phủ đẩy mạnh chuyển đổi số, hướng tới Chính phủ không giấy tờ và điều hành trên môi trường điện tử dựa trên dữ liệu.
KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.