Lưu ý trong giải ngân đầu tư công giai đoạn cuối năm
Theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư, các bộ, ngành và địa phương cần chuẩn bị trước các thủ tục hành chính để tránh tình trạng dồn dập vào dịp cuối kỳ.
Trong bối cảnh điều hành chính sách gặp nhiều khó khăn, kế hoạch đầu tư công 2023 với hơn 700 nghìn tỷ đồng sẽ là một trong những động lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế.
Thống kê cho thấy, 11 tháng năm 2022, tổng vốn đầu tư công được giải ngân vào khoảng hơn 338 nghìn tỷ đồng. Đây là con số giải ngân tuyệt đối cao nhất từ trước đến nay.
Theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư Trần Quốc Phương, đầu tư công năm 2022 gặp rất nhiều khó khăn, thách thức khi số vốn kế hoạch tăng 26%, trong khi chi phí nguyên vật liệu, logistics tăng cao trước những biến động trên thế giới. Do đó, Thứ trưởng đánh giá, kết quả giải ngân vốn đầu tư công là tương đối tích cực.
Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Duy Hưng, Phó trưởng Ban Kinh tế trung ương, giải ngân vốn đầu tư công năm 2022 bộc lộ ra sự bấp bênh khi mới chỉ đạt hơn 58% kế hoạch trong 11 tháng. Thực tế, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công so với kế hoạch đang giảm dần kể từ năm 2020.
“Đây không phải vấn đề mới, đã bàn nhiều nhưng chưa giải quyết được căn cơ”, ông Hưng nhấn mạnh.
Về nguyên nhân dẫn đến mức giải ngân đầu tư công thấp hơn đáng kể so với 2 năm trở lại đây, các bộ, ngành và địa phương đã báo cáo với Chính phủ, nêu ra hàng chục khó khăn và vướng mắc.
Các khó khăn tập trung vào 3 nhóm, bao gồm chính sách, thể chế, thủ tục còn phức tạp, chưa đồng bộ; công tác tổ chức thực thi của các cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm và những khó khăn đặc thù của năm 2022.
Năm 2023, những khó khăn trong nền kinh tế vẫn sẽ tiếp diễn. Đó là nguy cơ lạm phát, chi phí đầu vào tăng cao, tình hình kinh tế, chính trị, an ninh, xã hội trên toàn thế giới diễn biến phức tạp.
Trong bối cảnh đó, đầu tư công tiếp tục trở thành động lực đặc biệt quan trọng để bổ sung cung tiền cho nền kinh tế, từ đó duy trì mức tăng trưởng, đồng thời tạo ra công ăn việc làm, đảm bảo hoạt động của doanh nghiệp. Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Xuân Sang cho biết, tăng vốn đầu tư công 1% sẽ giúp GDP tăng khoảng 0,06%, qua đó cho thấy ý nghĩa của đầu tư công gắn liền với tăng trưởng kinh tế.
Tuy nhiên, giải ngân vốn đầu tư công năm 2023 sẽ còn thách thức hơn nhiều so với năm nay, khi kế hoạch đầu tư công đã được Quốc hội thông qua rơi vào khoảng trên 700 nghìn tỷ đồng, cao hơn 25% so với 2022. Đây cũng là năm giải ngân toàn bộ số vốn thuộc chương trình phục hồi và phát triển kinh tế.
Cộng thêm với khoản vốn chưa được giải ngân, lượng tiền cần được giải ngân năm 2023 có thể lên đến gấp đôi so với năm 2022. Điều này đặt ra áp lực rất lớn cho công tác giải ngân vốn đầu tư công.
Để hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ giải ngân đầu tư công năm 2023, ông Phương đề nghị cần phải khẩn trương rà soát và hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến các dự án đầu tư công, tập trung vào những bất cập đã bộc lộ trong năm 2022.
Mặt khác, cần phải làm tốt công tác chuẩn bị đầu tư, chuẩn bị thực hiện dự án. Lãnh đạo Bộ Kế hoạch và đầu tư nhấn mạnh, các đơn vị được giai phải khẩn trương lập kế hoạch phân bổ vốn chi tiết trước ngày 31/12/2022 để công tác giải ngân được thực hiện ngay từ những ngày đầu năm 2023.
Đầu tư công là vấn đề rất “nóng”, do đó cũng cần phải tăng cường kỷ luật, xác định rõ trách nhiệm, xử lý nghiêm vi phạm, đảm bảo công bằng, minh bạch và chống tham nhũng.
Theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư, các bộ, ngành và địa phương cần chuẩn bị trước các thủ tục hành chính để tránh tình trạng dồn dập vào dịp cuối kỳ.
Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công 10 tháng năm 2022 ước đạt 46,4% kế hoạch. Nếu so với kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, thì tỷ lệ giải ngân đạt 51,3%, thấp hơn so với cùng kỳ năm 2021.
Một trong những giải pháp trọng tâm là người đứng đầu bộ, cơ quan trung ương và địa phương phải trực tiếp chỉ đạo, kiểm tra, rà soát từng dự án, đặc biệt là các dự án khởi công mới, kiểm soát chặt chẽ sự cần thiết, phạm vi, quy mô từng dự án theo đúng quy hoạch, định hướng, mục tiêu đã được duyệt, bảo đảm hiệu quả đầu tư, kết quả đầu ra của từng dự án.
Mặc dù cùng thể chế, chính sách, nhưng tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công lại khác nhau, có nơi đạt trên 70%, có nơi lại dưới 20%. Cách biệt này dường như đến từ sự sáng tạo, tư duy mới và có kế hoạch sớm trong cách tổ chức thực hiện ở mỗi địa phương.
Dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi bổ sung quy định thuế tối thiểu toàn cầu, ưu đãi thuế mới, tạo tác động lớn đến doanh nghiệp.
Vingroup và PV Power ký thỏa thuận hợp tác nhằm phát triển hệ thống trạm sạc xe điện trên quy mô toàn quốc và thúc đẩy hệ thống điện mặt trời áp mái.
Sáng ngày 22/11/2024, công ty Sandoz đã chính thức phát động chương trình cộng đồng về phòng, chống kháng kháng sinh (AMR) tại Việt Nam.
Có lẽ đã đến lúc thay đổi góc nhìn về triển vọng và thực tiễn của sự phát triển bền vững tại Việt Nam.
Bên cạnh việc kiến tạo không gian sống văn minh, chủ đầu tư Taseco Land còn đặc biệt chú trọng tính thẩm mỹ tinh tế cho các shophouse tại Nghi Sơn Central Park.
PV Gas vừa có cuộc làm việc với lãnh đạo TP. Hải Phòng về các dự án khí, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong chiến lược mở rộng hoạt động kinh doanh sản phẩm khí tại khu vực Bắc Bộ.
Phố đi bộ bên cạnh quảng trường Vạn Xuân sẽ sớm trở thành biểu tượng giao thương và điểm đến sôi động bậc nhất, giúp gia tăng giá trị bất động sản cho khu vực