Bất động sản
Khách thuê văn phòng có xu hướng dịch chuyển khỏi trung tâm Hà Nội
Việc thiếu hụt nguồn cung trong tương lai tại khu vực trung tâm Hà Nội buộc khách thuê văn phòng dịch chuyển về phía Tây.

Savills Việt Nam nhận định, xu hướng dịch chuyển này trước hết xuất phát từ vấn đề cơ sở hạ tầng. Các tòa nhà hạng A hiện tại trong khu vực trung tâm đều đã cũ và thiếu các tiện ích hiện đại, dự báo ít có khả năng sẽ được nâng cấp trong vòng 10 năm tới.
Trong khi đó, các dự án tàu điện trên cao, nâng cấp mở rộng tuyến đường vành đai 2 và vành đai 3... sẽ rút ngắn thời gian đi lại và giảm áp lực về ách tắc giao thông nhất là hướng từ trung tâm ra khu vực phía Tây thủ đô.
Trả lời phỏng vấn TheLEADER, bà Đỗ Thu Hằng, Giám đốc Bộ phận nghiên cứu – tư vấn Savills Hà Nội cho biết, đối với văn phòng hạng A đòi hỏi các tiêu chuẩn cao, không phải chủ đầu tư nào cũng có thể tham gia được.
Cùng với đó, công suất của khu vực phía Tây đang được cải thiện, thậm chí một số tòa nhà sắp tới có khả năng lấp đầy, cho thấy khả năng tăng giá thuê rất rõ ràng.
“Điều này dẫn tới tình huống những khách thuê hiện nay đang có mức thuê thấp hơn có thể phải chấp nhận mức thuê cao hơn với tốc độ tăng có khả năng không cao bằng tốc độ tăng chung. Những diện tích thuê còn lại thì mức độ tăng giá sẽ cao hơn tốc độ hiện nay”, bà Hằng phân tích.
Văn phòng hạng A trên toàn thị trường Hà Nội hiện có khoảng 500.000 m2 sàn, giá thuê có sự cải thiện tốt so với cùng kỳ năm ngoái với mức tăng 7%, đạt khoảng 31 USD/m2/tháng.
Văn phòng cao cấp có sức hút lớn với khách thuê nước ngoài, do đó sự quan tâm đối với hạng A dự kiến sẽ tiếp tục tăng trong bối cảnh FDI và M&A diễn biến mạnh mẽ. Mức giá được dự báo sẽ tăng khoảng 7% mỗi năm trong vòng 3-5 năm tới.
Trong thời gian tới, nguồn cung văn phòng hạng A có thể kể tới tòa nhà Capital Place nằm ở trung điểm giữa phía Tây và khu vực trung tâm với 94.000m2 sàn.
Trong 2 – 3 năm tới, phân khúc này ở phía Tây sẽ đón nhận thêm dự án Lotte Mall tại Ciputra. Theo bà Hằng, trong thời gian dài hơn nữa, nguồn cung về vị trí vẫn còn nhưng phải khởi động, xây dựng thì mới có thể nhìn thấy khả năng đưa ra thị trường.
Phân khúc hạng B, C được bà Hằng nhận định vẫn trong xu thế ổn định về giá và gần như đây là mức giá thuê tâm lý.
Savills trong báo cáo đánh giá thị trường văn phòng Hà Nội trong 2 năm vừa qua luôn duy trì công suất trung bình tốt khoảng 93%.
Tổng nguồn cung thị trường văn phòng cho thuê tại Hà Nội hiện khoảng 1,8 triệu m2 sàn, tăng 9% so với cùng kỳ năm ngoái. Giá thuê trung bình đạt 20 USD/m2/tháng, tăng 3% so với cùng kỳ năm ngoái và công suất thuê đạt 92%.
Văn phòng hạng B có mức giá thuê ổn định khoảng 18 USD/m2/tháng với công suất duy trì ở mức cao 94-95%. Nguồn cầu đối với hạng B sẽ duy trì cao do mức giá thuê phải chăng hơn và chất lượng văn phòng ở mức hợp lý so với giá thuê.
Từ năm 2017 đến nay, tỷ lệ giữa khách thuê Việt Nam và nước ngoài ở phân khúc A&B không thay đổi nhiều, lần lượt chiếm 43% và 57%. Tuy nhiên, khách thuê nước ngoài có xu hướng ưa chuộng những không gian cao cấp với giá thuê cao hơn. Tính đến 6 tháng đầu năm 2019, 68% diện tích thuê tại các tòa hạng A là của khách thuê nước ngoài.
Báo cáo của Savills cho biết ngành tài chính, bảo hiểm và bất động sản (F.I.R.E) mặc dù theo sau các nước trong khu vực nhưng vẫn còn chặng đường dài để phát triển với nguồn cầu văn phòng ước tính rất lớn.
Các doanh nghiệp F.I.R.E tại thị trường Hà Nội đang đứng đầu về lượng tiêu thụ so với các ngành khác, chiếm tỷ trọng chính (29%) trong tổng diện tích cho thuê của các tòa nhà văn phòng hạng A và hạng B.
Việc đơn giản hóa các quy định trong ngành bảo hiểm cho thấy tác động rất tích cực lên ngành này với mức tăng trưởng doanh thu năm qua ở mức 20%, gián tiếp phản ánh nhu cầu gia tăng không gian làm việc của ngành này.
Bên cạnh đó, Fintech (công nghệ tài chính) nổi lên như một ngành kinh tế mới nhưng đầy triển vọng, thúc đẩy bởi tỷ lệ thâm nhập ngành ngân hàng hiện vẫn còn khá thấp tại Việt Nam - 59%, so với 86% của Thái Lan.
Các doanh nghiệp tài chính – ngân hàng do đó được kì vọng sẽ còn có nhiều bước phát triển, kéo theo nguồn cầu văn phòng cho thuê to lớn.
Công nghệ thông tin và truyền thông cũng đang phát triển rất nhanh chóng, đứng thứ 3 về diện tích cho thuê, hiện đang chiếm tỷ trọng 18%, tăng 2 điểm phần trăm so với 2017 và sẽ tiếp tục cần nhiều diện tích văn phòng trong tương lai.
Không gian làm việc chung (co-working space) ngày càng phổ biến với giới doanh nghiệp.
Nhờ vào tính linh hoạt trong các điều khoản và dịch vụ thuê, co-working Space đã thu hút rất nhiều khách thuê trong cộng đồng khởi nghiệp và hiện đang tiếp tục mở rộng đối tượng khách thuê là các doanh nghiệp đang tìm kiếm văn phòng với các giải pháp thuê đa dạng.
Hà Nội 'nóng' văn phòng cho thuê hạng A
Thiếu nguồn cung, giá thuê văn phòng tại Hà Nội tiếp tục tăng mạnh
Do hạn chế nguồn cung, tỷ lệ lấp đầy của các toà nhà văn phòng và giá thuê trong quý III/2018 tiếp tục ghi nhận sự cải thiện.
Hai khu vực ở Hà Nội dự báo sẽ hút khách thuê văn phòng
Vị thế trung tâm thu hút khách thuê văn phòng của quận Hoàn Kiếm đang dần nhường lại cho quận Ba Đình và khu vực phía Tây Thủ đô.
Sân chơi mới của 'đại bàng': Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam trỗi dậy
Thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ chính là chìa khoá giúp bất động sản công nghiệp Đồng bằng sông Hồng phát triển mạnh mẽ.
Sóng bất động sản 2025: Sàn đấu của kẻ mạnh
Thị trường bất động sản dậy sóng với loạt dự án khởi công rầm rộ, nhiều "ông lớn" tái xuất. Nhưng phía sau sự sôi động ấy, không ít doanh nghiệp vẫn mắc kẹt trong khó khăn, chật vật tìm lối thoát.
Cú hích mới cho nguồn cung bất động sản
Phó thủ tướng Trần Hồng Hà đề nghị cơ quan soạn thảo sớm hoàn thiện hai nghị định quy định chi tiết thi hành hai nghị quyết quan trọng của Quốc hội về đất đai, bất động sản.
'Chim sợ cành cong', nhà đầu tư vẫn dè chừng bất động sản nghỉ dưỡng
Dù thị trường bất động sản nghỉ dưỡng bắt đầu ghi nhận những tín hiệu phục hồi, nhiều nhà đầu tư vẫn thận trọng trước các rủi ro tiềm ẩn và bài học từ giai đoạn trước.
Chặt quá hoá nghẽn, nhà ở xã hội mắc kẹt ở vạch xuất phát
Quy trình lựa chọn nhà đầu tư, lập dự án dự án phức tạp, gian nan không kém nhà ở thương mại là hai trong số nhiều lý do khiến việc đầu tư nhà ở xã hội mãi ì ạch.
Phát Đạt phủ nhận liên quan vụ thao túng giá cổ phiếu PDR
Phát Đạt khẳng định không có liên quan đến hai cá nhân bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt vì thao túng giá cổ phiếu PDR.
Tìm động lực cho khu vực kinh tế bị 'lãng quên'
Các chuyên gia nhận định khu vực kinh tế tư nhân đã phát triển mạnh mẽ nhưng đa phần quy mô nhỏ và vừa, hạn chế về tài chính và khả năng cạnh tranh.
Tích cực huy động vốn, FPTS vẫn đặt mục tiêu 'đi lùi'
Mặc dù đẩy mạnh huy động vốn bổ sung hoạt động kinh doanh, FPTS lại lên kế hoạch kinh doanh thấp nhất so với kết quả thực hiện từ năm 2021 tới nay.
Ông lớn địa ốc 'tạo sóng' nhà ở xã hội
Hàng loạt doanh nghiệp bất động sản hàng đầu đã và đang đẩy mạnh xây dựng dự án, tăng tốc trong cuộc đua xây dựng nhà ở xã hội.
Chuyển đổi tư duy theo mô hình lãnh đạo số toàn diện
Mô hình lãnh đạo số toàn diện phản ánh sự kết hợp giữa chuyển đổi số, quản trị dữ liệu và tối ưu vận hành.
Chủ xe dự thi cá nhân hóa: 'Chỉ có VF 3 mới cho tôi cảm hứng sáng tạo'
Không khí tại ba điểm cầu Hà Nội, Đà Nẵng, TP HCM trong ngày diễn ra “Ngày hội sáng tạo VF 3” càng về chiều càng trở nên sôi động. Theo ghi nhận, thời điểm hiện tại, ban giám khảo ở cả 3 miền đều đã có sơ bộ điểm số chấm cho những mẫu xe “độ” đẹp nhất.
Tương lai doanh nghiệp với ưu đãi thuế xanh
Ưu đãi thuế xanh thúc đẩy doanh nghiệp chuyển đổi xanh, giảm thiểu tác động môi trường, nâng cao hiệu quả hoạt động và tạo lợi thế cạnh tranh bền vững.