Khan hiếm nguồn cung kho lạnh

An Chi Thứ tư, 26/05/2021 - 10:14

Xu hướng người tiêu dùng chuyển sang ‘đi chợ’ trực tuyến đang thúc đẩy sự phát triển của các kho lạnh chứa hàng, phân khúc vốn đang thiếu hụt nguồn cung trầm trọng ở các nước trên thế giới.

Nguồn cầu lớn đối với kho lạnh

Nhu cầu đối với kho lạnh trên thị trường hiện nay rất lớn. Tại Việt Nam, với lĩnh vực xuất khẩu thủy sản lớn thứ ba trên thế giới, đây là ngành chiếm nhiều diện tích kho lạnh nhất. 

Trong thời kỳ cao điểm của đại dịch, 30% đến 50% đơn đặt hàng xuất khẩu thủy sản đã bị hủy dẫn đến hàng tồn kho leo thang và các kho lạnh phải hoạt động công suất tối đa.

Tuy nhiên, theo nghiên cứu của JLL Việt Nam, số lượng kho lạnh đang ngày một tăng lên nhưng vẫn chưa đủ để đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp.

Nguồn cung kho lạnh hiện chủ yếu tập trung ở khu vực phía Nam do nhu cầu lớn, trong đó, khoảng 60% thị phần được nắm giữ bởi các nhà đầu tư nước ngoài. Kho lạnh thương mại đầu tiên được xây dựng năm 1996 bởi Konoike Vinatrans, một liên doanh giữa Nhật Bản và Việt Nam. 

Tới năm 1998, Swire Cold Storge của Úc xây dựng một trong những kho lạnh hiện đại nhất thời bấy giờ. Năm 2007, Công ty Cổ phần Hùng Vương xây dựng hai kho lạnh với tổng sức chứa là 40.000 tấn hàng. Những doanh nghiệp khác có thể kể đến LOTTE Sea (2009) và Preferred Freezer Services (2010).

Nhu cầu bất động sản công nghiệp, hậu cần kho bãi tăng mạnh

Nguồn cung kho lạnh bị hạn chế một phần là do các cơ sở này cần nhiều thời gian xây dựng hơn các loại bất động sản hậu cần khác. Việc xây dựng các kho bảo quản lạnh sẽ phức tạp và tốn kém hơn so với các kho tiêu chuẩn. 

Theo đó, kho lạnh là hệ thống có thể điều chỉnh, kiểm soát nhiệt độ và độ ẩm nhằm kéo dài thời gian lưu kho một số mặt hàng nhất định như thực phẩm, mỹ phẩm hay thậm chí là vắc-xin. Kho lạnh có thể phân thành 3 loại chính bao gồm: Kho trữ đông lạnh sâu (từ -30 tới -28 độ C), Kho đông lạnh (từ -20 tới -16 độ C) và Kho mát (từ 2 tới 4 độ C).

Theo nghiên cứu của JLL Việt Nam, kho lạnh chứa thủy sản sẽ hoạt động hiệu quả nhất khi nằm trong khoảng cách 50 km đến các cảng; các mặt hàng như rau quả nên được bố trí nằm gần các khu đô thị. 

Bà Trang Bùi, Giám đốc cấp cao Thị trường Việt Nam của JLL cho rằng, chi phí đầu tư kho lạnh cao gấp hai đến ba lần so với nhà kho thông thường và quá trình xây dựng có thể lâu hơn đến sáu tháng. Bên cạnh đó là thời hạn thuê thường kéo dài từ 15 năm đến 20 năm khiến nguồn cung đã khan hiếm càng khan hiếm hơn.

Còn theo ông Michael Ignatiadis, Giám đốc chuỗi cung ứng và hậu cần JLL châu Á Thái Bình Dương, tỷ lệ dân số và tầng lớp trung lưu tăng nhanh tại châu Á làm tăng nhu cầu mua thực phẩm tươi ngon cũng là nguyên nhân chính thúc đẩy nhu cầu về kho lạnh.

Nhu cầu lớn khiến các nhà phát triển phải đáp ứng theo, dẫn đến sự bùng nổ xây dựng. Theo công ty tư vấn Emergen, khối lượng xây dựng kho lạnh được dự đoán sẽ đạt giá trị 18,6 tỷ USD vào năm 2027, tăng 13,8% mỗi năm.

“Với tốc độ xây dựng này, tình trạng thiếu kho lạnh có thể vẫn tiếp diễn do nhu cầu lớn về thực phẩm tươi sống,” ông Ignatiadis cho biết. 

Công ty nghiên cứu Forrester dự báo dịch vụ đi chợ trực tuyến tại Châu Á Thái Bình Dương sẽ tăng 30% mỗi năm cho đến năm 2024, tăng gấp đôi thị phần trực tuyến lên 10,6%. 

Tại Hoa Kỳ, tỷ trọng mua thực phẩm trực tuyến được dự báo sẽ tăng gấp đôi vào năm 2025 lên 21,5%, theo nghiên cứu của hãng thương mại điện tử Mercatus và công ty Incisiv.

Tại Anh, 80% thực phẩm thô được nhập khẩu và tình trạng thiếu hụt trái cây và rau quả tươi ngày càng báo động. Alan Selby, Giám đốc bộ phận Kho lạnh công nghiệp tại JLL’s Integral cho biết: “Chúng tôi dự đoán nhu cầu sẽ tang lên theo thời gian khi xu hướng tự trồng rau củ và bảo quản tại nhà trở nên phổ biến hơn.”

Theo Liên minh Chuỗi lạnh Toàn cầu ước tính cần có 0,15 mét khối kho lạnh trên mỗi người dân thành thị, thì tại Úc chỉ đạt được khoảng một nửa con số trên.

Cơ hội lớn cho các nhà phát triển bất động sản hậu cần

Tiềm năng lớn trong khi nguồn cung khan hiếm đã khiến phân khúc này thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư bất động sản, cả các quỹ đầu tư mạo hiểm và bên cho vay. Các nhà đầu tư cũng đang cân nhắc kho lạnh như một khoản đầu tư thay thế cho bất động sản công nghiệp truyền thống.

Với sự toàn cầu hóa của các ngành công nghiệp thực phẩm, các công ty hậu cần cũng đang tìm cách mở rộng sang các thị trường mới. “Tính đến thời điểm này chỉ mới có một số ít doanh nghiệp tham gia vào thị trường Việt Nam, nhưng chưa công ty nào cung cấp được chuỗi dịch vụ cung ứng đầy đủ”, bà Trang nhấn mạnh.

Để đạt được những mục tiêu tăng trưởng trong tương lai, chuyên gia JLL nhận định, ngành hậu cần của Việt Nam cần vượt qua nhiều thách thức. 

Trước hết, để Việt Nam có thể tiến lên giai đoạn tiếp theo trong quá trình phát triển logistics công nghiệp, trở nên cạnh tranh hơn và thậm chí đi trước các nước khác, cần tiếp tục duy trì mức đầu tư hợp lý vào đầu tư cơ sở hạ tầng, cần chú trọng vào việc phát triển cả hệ thống đường cao tốc và mạng lưới tiện ích, kể cả năng lượng tái tạo.

Bên cạnh đó, quy trình giao thương xuyên biên giới của Việt Nam, bao gồm cả thời gian và chi phí, vẫn cần cải tiến đáng kể. Chi phí giao dịch qua biên giới, như chi phí tuân thủ tài liệu thủ tục và chi phí xuất nhập khẩu, ở Việt Nam kém cạnh tranh hơn so với hầu hết các nước trong khu vực.

Đặc biệt, với chuỗi cung ứng lạnh không tập trung và hầu hết được điều hành bởi các nhà cung cấp vừa và nhỏ, các trung tâm kho lạnh sẽ là cơ hội đầu tư lớn cho các nhà khai thác tại đây, bà Trang nhấn mạnh.

Vốn ngoại đổ vào bất động sản công nghiệp

Vốn ngoại đổ vào bất động sản công nghiệp

Bất động sản -  4 năm
Trong bối cảnh nền kinh tế gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh, hoạt động của lĩnh vực bất động sản công nghiệp tại Việt Nam vẫn có xu hướng được mở rộng.
Vốn ngoại đổ vào bất động sản công nghiệp

Vốn ngoại đổ vào bất động sản công nghiệp

Bất động sản -  4 năm
Trong bối cảnh nền kinh tế gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh, hoạt động của lĩnh vực bất động sản công nghiệp tại Việt Nam vẫn có xu hướng được mở rộng.
Trí tuệ nhân tạo dẫn dắt cách mạng công nghiệp 4.0

Trí tuệ nhân tạo dẫn dắt cách mạng công nghiệp 4.0

Tiêu điểm -  3 năm

Việt Nam đang từng bước thực hiện những mục tiêu tham vọng về chiến lược nghiên cứu, phát triển và ứng dụng trí tuệ nhân tạo đến năm 2030.

Giá thuê bất động sản công nghiệp tăng cao trên diện rộng

Giá thuê bất động sản công nghiệp tăng cao trên diện rộng

Bất động sản -  3 năm

Theo ông John Campbell, Trưởng bộ phận Bất động sản công nghiệp, Savills Việt Nam, một số tập đoàn đa quốc gia đang e ngại trước mức tăng giá thuê và tỷ lệ lấp đầy tại các khu công nghiệp trọng điểm của Việt Nam hiện nay.

Nhu cầu bất động sản công nghiệp, hậu cần kho bãi tăng mạnh

Nhu cầu bất động sản công nghiệp, hậu cần kho bãi tăng mạnh

Bất động sản -  3 năm

Sự tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường bán lẻ, thương mại điện tử, đặc biệt trong thời gian đại dịch bùng phát đang góp phần thúc đẩy mạnh mẽ nhu cầu thuê kho bãi của các doanh nghiệp trên toàn cầu.

Hàng loạt khu công nghiệp mới được đầu tư trong tháng 2

Hàng loạt khu công nghiệp mới được đầu tư trong tháng 2

Tiêu điểm -  3 năm

Bắc Ninh, Bắc Giang, Trà Vinh, Bình Thuận, Vĩnh Phúc, Hải Dương, Thái Bình là 7 tỉnh có dự án khu công nghiệp mới được Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư trong tháng 2.

Tập đoàn Sanofi nỗ lực đẩy lùi bệnh cúm mùa

Tập đoàn Sanofi nỗ lực đẩy lùi bệnh cúm mùa

Nhịp cầu kinh doanh -  3 giờ

Tập đoàn Sanofi đã tổ chức chuỗi hội thảo khoa học nhằm nâng cao nhận thức về bệnh cúm và giải pháp tiêm ngừa.

Công nghệ số giải bài toán chuyển đổi xanh

Công nghệ số giải bài toán chuyển đổi xanh

Phát triển bền vững -  3 giờ

Công nghệ số được ứng dụng trong sản xuất, kinh doanh giúp doanh nghiệp thúc đẩy hiệu quả các giải pháp chuyển đổi xanh.

Phát triển bền vững có tính kế thừa giữa các 'ông chủ' doanh nghiệp

Phát triển bền vững có tính kế thừa giữa các 'ông chủ' doanh nghiệp

Diễn đàn quản trị -  3 giờ

Phát triển bền vững tại nhiều doanh nghiệp xuất phát từ mối liên kết chặt chẽ giữa các thế hệ lãnh đạo, nhân sự với nhau, song hành với công nghệ và văn hóa.

Doanh nghiệp nhà nước phải vận hành theo cơ chế thị trường

Doanh nghiệp nhà nước phải vận hành theo cơ chế thị trường

Tiêu điểm -  5 giờ

Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh yêu cầu doanh nghiệp nhà nước phải hoạt động theo cơ chế thị trường, khi thảo luận về dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Kotler Award Việt Nam 2024 vinh danh nhà tiếp thị xuất sắc

Kotler Award Việt Nam 2024 vinh danh nhà tiếp thị xuất sắc

Nhịp cầu kinh doanh -  5 giờ

Kotler Awards Việt Nam 2024 vinh danh 27 nhà tiếp thị kinh doanh, chuyên gia tiếp thị, nhà quản trị chiến lược và doanh nghiệp xuất sắc.

Cú bẻ lái của Hateco Group và dấu ấn của doanh nhân Trần Văn Kỳ

Cú bẻ lái của Hateco Group và dấu ấn của doanh nhân Trần Văn Kỳ

Hồ sơ quản trị -  14 giờ

Khởi đầu rồi phát triển mạnh nhờ bất động sản, doanh nhân Trần Văn Kỳ tiếp tục dẫn dắt Hateco Group đầu tư mạnh vào hạ tầng cảng biển.

Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững

Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững

Phát triển bền vững -  1 ngày

Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.

Đọc nhiều