Khan hiếm nguồn cung, nhà đất TP. HCM neo giá ở mức cao

Hứa Phương Thứ ba, 25/06/2019 - 09:59

Nhiều dự án bị tạm dừng để rà soát pháp lý đã khiến nguồn cung nhà ở mới sụt giảm mạnh.

Căn hộ ở trung tâm TP. HCM bán giá cao nhưng vẫn thanh khoản tốt.

Cạn kiệt nguồn cung

Trong nửa đầu năm 2019, thị trường bất động sản TP. HCM rơi vào tình trạng trầm lắng do ảnh hưởng của đợt rà soát pháp lý hàng trăm dự án của chính quyền. Nguồn cung mới đưa ra thị trường không nhiều và số lượng căn hộ bàn giao khá ít so với mọi năm.

Đại điện một đơn vị môi giới cho biết, chỉ có ba dự án mới được công bố ở khu vực các quận trung tâm và nội thành TP. HCM, trong đó có hai dự án Quận 1 và một dự án Quận 6, với nguồn cung hơn 1.300 căn hộ.

Theo Sở Xây dựng TP. HCM, tính đến hết tháng 3/2019 chỉ có 10 dự án với tổng số 3.109 căn hộ và nhà thấp tầng đủ điều kiện được bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai.

Một số dự án trong danh sách bao gồm giai đoạn 1 của Khu dân cư mới phức hợp đa chức năng tại phường Phú Mỹ, Quận 7 do Công ty TNHH Xây dựng Sản xuất - Thương mại Tài Nguyên làm chủ đầu tư; và dự án chung cư cao tầng và thương mại - dịch vụ, phường Linh Tây, quận Thủ Đức do Công ty CP Đầu tư Nam Long làm chủ đầu tư.

Còn theo Hiệp hội Bất động sản TP. HCM (HoREA), trong quý I năm 2019, Sở Xây dựng chỉ phê duyệt 8.472 giấy phép xây dựng, bao gồm khu vực nhà dân và dự án, giảm đến 63% so với cùng kỳ năm trước.

Hầu hết các chủ đầu tư lớn nhất như Đất Xanh, TTC Land, Him Lam, Hưng Thịnh, Nam Long, Khang Điền, Novaland ... không có sản phẩm mới chào bán trong nửa đầu năm. Novaland chủ yếu chào bán toà tiếp theo của dự án The Grand Manhattan ở Quận 1.

Những dự án ở trung tâm thành phố được công bố ra thị trường trong thời gian qua đều thuộc phân khúc căn hộ hạng sang, sở hữu vị trí đắc địa, có thiết kế độc đáo với mức giá đắt đỏ.

Cụ thể, Quận 1 ghi nhận nguồn cung khoảng 900 căn hộ đến từ dự án Centennial trên đường Tôn Đức Thắng do Alpha King phát triển và dự án The Marq trên đường Nguyễn Đình Chiểu của Tập đoàn Hoa Lâm. Hai dự án này được chào bán với mức giá cao kỷ lục, từ 7.000 - 12.000 USD/m2.

“Dù những dự án này thuộc phân khúc hạng sang và giá cao nhưng khi đưa ra thị trường cũng nhanh chóng được bán hết do nguồn cung ở TP. HCM nói chung và các quận trung tâm nói riêng rất khan hiếm”, đại diện đơn vị môi giới cho hay.

Giá tăng cao

Một trong những nguyên nhân dẫn đến nguồn cung bất động sản khan hiếm nửa đầu năm được ông Võ Văn Hoan, Phó chủ tịch UBND TP. HCM nêu ra trong cuộc họp báo mới đây là do vướng mắc trong việc thực hiện các điều Luật Đất đai và Luật quản lý và sử dụng tài sản công.

Chẳng hạn, Luật Đất đai hiện chưa quy định rõ tình huống đất công xen kẽ trong quỹ đất của chủ đầu tư thực hiện dự án thì sẽ được giải quyết thế nào. Trong khi đó, Luật Quản lý và sử dụng tài sản công lại quy định, kể cả 1m2 đất công cũng phải đem đấu giá. Nếu diện tích nhỏ, xen kẽ trong dự án mà đem đấu giá rất khó, không ai mua, thời gian kéo dài sẽ làm ảnh hưởng đến dự án của chủ đầu tư.

Vì những bất cập này dẫn đến tình trạng dự án cũ vướng đất công thì xếp để đó, dự án mới thì không ai dám đề xuất. Thậm chí, khi có hướng dẫn của Tổng cục Quản lý đất đai thuộc Bộ Tài nguyên và môi trường, các sở họp với nhau mấy lần nhưng cũng không đi đến thống nhất. Chính vì những mâu tthuẫn đó nên các sở ngành không dám trình, hồ sơ dự án của doanh nghiệp chuyển lòng vòng, ông Hoan cho biết.

Đại diện một doanh nghiệp khẳng định thị trường TP. HCM đang đối mặt khó khăn về nguồn cung, có thể nói là nặng nề nhất trong khoảng 10 năm trở lại đây, mà nguyên nhân chính là quá trình rà soát, thanh tra các dự án thời gian qua. 

"Chính vì vướng mắc pháp lý đã gây bất lợi cho doanh nghiệp; chi phí vốn, lãi vay ngân hàng tăng và mất cơ hội kinh doanh. Sự khan hiếm sản phẩm cục bộ buộc nhiều doanh nghiệp bất động sản phải rời địa bàn chính là TP. HCM để về các tỉnh lân cận”, đại diện doanh nghiệp nhận định.

Chủ tịch HoREA Lê Hoàng Châu chỉ ra nghịch lý đang diễn ra ở thị trường bất động sản TP. HCM là bất chấp thị trường ảm đạm, giá bất động sản vẫn cao.

Căn hộ tăng giá từ 10 - 30% tùy khu vực, đất nền nhiều nơi tăng gần 30 - 40%. Cá biệt phân khúc nhà phố trung tâm có nơi giá rao bán tăng đến 50-60%. Trong khi đó, số lượng hợp đồng nhận thầu xây lắp của các doanh nghiệp xây dựng theo đó cũng giảm từ 30 - 50%.

Tuy giá rao tăng rất nhanh nhưng số lượng giao dịch lại không tăng tương ứng. Đây là khó khăn lớn nhất thị trường đang gặp phải.

Vấn đề khác mà thị trường bất động sản phải đối mặt đó là khó khăn đến từ dòng vốn tín dụng. Thông tư 32 của Ngân hàng Nhà nước chính thức được thực hiện từ quý I/2019 đã tác động mạnh và rõ nét đến giao dịch trên thị trường. Do khó tiếp cận được vốn, giá nhà lại tăng liên tục, nên nhu cầu đầu tư và mua bán bất động sản giảm mạnh.

Văn phòng cho thuê đón nguồn cung cao kỷ lục

Văn phòng cho thuê đón nguồn cung cao kỷ lục

Bất động sản -  5 năm

Giá văn phòng cho thuê vẫn tiếp tục xu hướng ổn định mặc dù nguồn cung được dự báo sẽ tăng trưởng mạnh trong thời gian tới.

Thị trường bất động sản khan hiếm nguồn cung

Thị trường bất động sản khan hiếm nguồn cung

Bất động sản -  5 năm

Theo số liệu từ Hội Môi giới bất động sản Việt Nam, thị trường bất động sản Hà Nội và TP. HCM trong quý I/2019 đã chứng kiến sự giảm mạnh cả về nguồn cung và giao dịch.

UBND tỉnh Vĩnh Phúc và Vingroup hợp tác toàn diện về chuyển đổi xanh

UBND tỉnh Vĩnh Phúc và Vingroup hợp tác toàn diện về chuyển đổi xanh

Tiêu điểm -  30 phút

UBND tỉnh Vĩnh Phúc cùng Vingroup nghiên cứu, xây dựng chương trình chuyển đổi xanh, tăng trưởng xanh, phát triển bền vững tỉnh giai đoạn 2025 - 2030.

SeABank được vinh danh nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024

SeABank được vinh danh nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024

Nhịp cầu kinh doanh -  35 phút

SeABank vừa được vinh danh nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024 do Anphabe cùng Liên đoàn Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố.

Đầu tư bền vững: Bảo vệ tương lai từ những quyết định hôm nay

Đầu tư bền vững: Bảo vệ tương lai từ những quyết định hôm nay

Tài chính -  1 giờ

Đầu tư bền vững tương tự cách chúng ta chọn lọc, chỉ đánh bắt con cá đã đủ trưởng thành làm thực phẩm, để lại các con cá nhỏ để chúng tiếp tục sinh trưởng.

Kim chỉ nam cho thương hiệu Việt trên sân chơi toàn cầu

Kim chỉ nam cho thương hiệu Việt trên sân chơi toàn cầu

Diễn đàn quản trị -  1 giờ

Dẫn dắt người tiêu dùng đồng hành cùng phát triển bền vững chính là kim chỉ nam cho các thương hiệu Việt tạo sự khác biệt và nâng tầm trên sân chơi toàn cầu.

Buýt 'xanh' sẽ phủ kín Hà Nội vào năm 2035

Buýt 'xanh' sẽ phủ kín Hà Nội vào năm 2035

Tiêu điểm -  2 giờ

Xe buýt điện, năng lượng xanh sẽ thay thế toàn bộ xe buýt diezel để vận tải hành khách công cộng Thủ đô vào năm 2035.

Cách doanh nghiệp thúc đẩy tăng trưởng thông qua tác động xã hội

Cách doanh nghiệp thúc đẩy tăng trưởng thông qua tác động xã hội

Diễn đàn quản trị -  2 giờ

Mục đích thương hiệu không chỉ giúp xây dựng niềm tin với khách hàng, mà còn thúc đẩy tăng trưởng và tạo ra những giá trị bền vững cho xã hội và môi trường.

Tăng trưởng vượt bậc, Chứng khoán Kafi đẩy mạnh tăng vốn

Tăng trưởng vượt bậc, Chứng khoán Kafi đẩy mạnh tăng vốn

Tài chính -  2 giờ

Từ năm 2022, sự góp mặt của cổ đông Uniben và đợt tăng vốn lên 1.000 tỷ đồng đã đem tới "bước ngoặt" cho sự phát triển của Chứng khoán Kafi.

Đọc nhiều