Phát triển bền vững

Khát vốn, doanh nghiệp vẫn khó tiếp cận tín dụng xanh

Phạm Sơn Chủ nhật, 20/10/2024 - 11:22

Tín dụng xanh có nhiều dư địa tăng trưởng nhưng còn nhiều điểm nghẽn chưa được khơi thông cho cả doanh nghiệp và tổ chức tín dụng.

Chủ trương phát triển hệ thống điện mặt trời áp mái với kỳ vọng nâng cao tỷ trọng năng lượng tái tạo trong khu công nghiệp, DEEP C được hướng dẫn để nộp hồ sơ xin vốn ưu đãi lãi suất khoảng 3%.

Tuy nhiên, bà Diệp Thị Kim Hoàn, Giám đốc phát triển bền vững DEEP C, cho biết, ngoài 3% lãi suất, doanh nghiệp còn phải trả 3% phí bảo lãnh ngân hàng và vài chục nghìn USD phí xử lý hồ sơ. Tổng kết lại, chi phí bỏ ra thậm chí còn cao hơn vay thương mại thông thường.

Trước đó, khu công nghiệp DEEP C cũng tiếp cận Ngân hàng Thế giới để nhận hỗ trợ phát triển khu công nghiệp sinh thái nhưng nhận được câu trả lời là “không cấp vốn cho dự án quy mô dưới 30 triệu USD”.

Phía DEEP C cũng không thể nâng quy mô dự án bởi khi đăng ký dự án điện mặt trời áp mái, UBND TP Hải Phòng không chấp thuận đề xuất 100MW bởi cả thành phố chỉ được quy hoạch hơn 100MW, phải chừa phần để chia sẻ cho các khu công nghiệp khác.

Theo thông tin từ Ngân hàng Nhà nước, tính đến hết nửa đầu năm 2024, tổng dư nợ tín dụng xanh đạt 637 nghìn tỷ đồng, chiếm 4,5% tổng dư nợ toàn nền kinh tế. Con số này cho thấy, thị trường tài chính xanh vẫn còn nhiều dư địa để phát triển.

Tuy nhiên, ngay cả một đơn vị lớn, có kinh nghiệm làm việc với đối tác quốc tế và đầu tư một cách bài bản như DEEP C cũng gặp khó trong tiếp cận tín dụng xanh, chưa nói đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ, dự án khởi nghiệp.

Theo ông Lê Hoàng Lân, chuyên viên chính Vụ Tài chính tiền tệ, Bộ Kế hoạch và đầu tư, hiện vẫn chưa có quy định, định nghĩa cũng như tiêu chuẩn chung thống nhất về danh mục các ngành, lĩnh vực kinh tế xanh.

Các tổ chức tín dụng khó lựa chọn, thẩm định, đánh giá các dự án xanh do chưa có căn cứ thống nhất, lại phải đối diện với rủi ro khi các dự án thường có thời gian hoàn vốn dài, chi phí đầu tư tương đối cao.

Trong khi đó, đa phần doanh nghiệp mới bắt đầu đi những bước chuyển đổi đầu tiên và khung pháp lý, chính sách về kinh tế xanh vẫn chưa được hoàn thiện. Cho vay các dự án xanh trong bối cảnh này có thể dẫn đến rủi ro thua lỗ, không thể hoàn vốn.

Một khoảng trống khác là hệ thống văn bản chính sách mới chú trọng đến môi trường, bỏ quên đi yếu tố xã hội và quản trị, trong khi đây là hai hợp phần đặc biệt quan trọng đối với phát triển bền vững, ảnh hưởng đến tiềm năng và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

Khó khăn khiến một số doanh nghiệp không quá mặn mà tiếp cận tín dụng xanh như Dogreen. Chuyên về xử lý chất thải ứng dụng công nghệ cao, Dogreen cho biết luôn tính toán tiềm năng hoàn vốn và sinh lời trong điều kiện không có ưu đãi gì về tín dụng khi triển khai các dự án.

“Một số dự án xanh không triển khai được do “đếm cua trong lỗ”, tính toán tiềm năng hoàn vốn và sinh lời dựa trên cơ hội tài chính khó tiếp cận”, ông Nguyễn Khánh Nam, CEO Dogreen nói với TheLEADER.

Về phía DEEP C, vay vốn thương mại là giải pháp tín dụng nhằm triển khai dự án chuyển đổi xanh khi tiếp cận tín dụng xanh còn nhiều cản trở.

Dù vậy, theo ông Quan Đức Hoàng Chủ tịch Quỹ đầu tư A+, thị trường tài chính xanh, tín dụng xanh Việt Nam đứng trước cơ hội lớn, bởi nhiều tổ chức tài chính quốc tế đang sẵn sàng rót hàng tỷ USD vào các dự án giảm phát thải, phát triển bền vững.

Ông Hoàng khuyến cáo, doanh nghiệp cần xác định rõ nhu cầu cũng như lộ trình của mình, qua đó tìm hiểu kỹ, lựa chọn và xác định tiêu chí đầu tư, vay vốn của các quỹ, tổ chức tín dụng trước khi hợp tác. Trong đó, bên cạnh tiêu chí xanh, còn phải đảm bảo cả tiêu chí lợi nhuận, điều cốt lõi trong kinh doanh.

“Doanh nghiệp cần đảm bảo dự án có thể đem lại lợi nhuận và đóng góp vào sự phát triển bền vững”, ông Hoàng nói.

Từ phía một doanh nghiệp đã tiếp cận thành công tín dụng xanh, ông Nguyễn Anh Tuấn, Giám đốc tài chính PAN Group, cho biết, doanh nghiệp phải có nền tảng nhất định về phát triển bền vững và đặc biệt là quản trị bền vững để đáp ứng điều kiện tiếp nhận tín dụng xanh.

Tiêu chuẩn chưa đồng bộ đang cản trở tín dụng xanh

Tiêu chuẩn chưa đồng bộ đang cản trở tín dụng xanh

Tiêu điểm -  11 tháng
Cho đến nay, một bộ tiêu chuẩn xanh chung ở cấp quốc gia vẫn đang được bỏ ngỏ. Theo các chuyên gia, đây là một trong những lý do quan trọng khiến dòng vốn khó chảy vào các dự án xanh.
Tiêu chuẩn chưa đồng bộ đang cản trở tín dụng xanh

Tiêu chuẩn chưa đồng bộ đang cản trở tín dụng xanh

Tiêu điểm -  11 tháng
Cho đến nay, một bộ tiêu chuẩn xanh chung ở cấp quốc gia vẫn đang được bỏ ngỏ. Theo các chuyên gia, đây là một trong những lý do quan trọng khiến dòng vốn khó chảy vào các dự án xanh.
Người tiên phong gieo mầm xanh hy vọng từ tái chế

Người tiên phong gieo mầm xanh hy vọng từ tái chế

Phát triển bền vững -  2 tuần

Câu chuyện của nhà tái chế công nghệ cao duy nhất tại Việt Nam

Dấu ấn xanh của MSB

Dấu ấn xanh của MSB

Tài chính -  2 tuần

Ngân hàng MSB đang nỗ lực tích hợp và tối ưu các tiêu chí ESG vào quy trình hoạt động, hướng tới gia tăng tỷ trọng nguồn vốn và tài sản vào các lĩnh vực xanh và có tiêu chí phát triển bền vững.

Tín dụng cả năm có thể đạt mục tiêu 15%

Tín dụng cả năm có thể đạt mục tiêu 15%

Tài chính -  1 tháng

Theo đại diện Ngân hàng Nhà nước, tốc độ tăng trưởng tín dụng trên tất cả các mặt rất tích cực, nhiều khả năng sẽ đạt được mục tiêu 15% cho cả năm.

Sức hấp dẫn của giải bóng đá học sinh THPT Hà Nội - Báo An ninh Thủ đô năm 2024 Cúp Number 1 Active

Sức hấp dẫn của giải bóng đá học sinh THPT Hà Nội - Báo An ninh Thủ đô năm 2024 Cúp Number 1 Active

Tiêu điểm -  6 giờ

Giải bóng đá học sinh THPT Hà Nội - An ninh Thủ đô lần thứ 23 năm 2024 Cup Number 1 Active đã chính thức khởi động. Mùa giải năm nay đánh dấu số lượng đội tuyển tham gia thi đấu kỷ lục, khẳng định sức hút của sân chơi thể thao dành riêng của thế hệ học trò thủ đô.

Kinh tế Mỹ tốt hơn dưới thời Đảng Dân Chủ hay Cộng Hòa?

Kinh tế Mỹ tốt hơn dưới thời Đảng Dân Chủ hay Cộng Hòa?

Hồ sơ quản trị -  6 giờ

Khám phá từ góc độ thống kê về hiệu suất kinh tế Mỹ dưới các đời tổng thống Dân chủ và Cộng hòa. Phân tích từ Trung tâm Belfer, Harvard Kennedy School.

Cần tìm cách chống lãng phí hiệu quả như chống tham nhũng

Cần tìm cách chống lãng phí hiệu quả như chống tham nhũng

Tiêu điểm -  10 giờ

Đại biểu Quốc hội cho rằng, chế tài để chống lãng phí đã ban hành nhưng tính răn đe chưa cao, do đó cần tìm cách hiệu quả như chống tham nhũng.

Để doanh nghiệp không chìm trong làn sóng công nghệ tiếp thị

Để doanh nghiệp không chìm trong làn sóng công nghệ tiếp thị

Diễn đàn quản trị -  11 giờ

Hàng loạt công nghệ tiếp thị mới ra đời nhờ sự phát triển của các nền tảng công nghệ, mang đến cho doanh nghiệp nhiều cơ hội tiếp cận khách hàng, nâng cao doanh thu.

[Infographic] Kinh tế TP. HCM 10 tháng với điểm nghẽn đầu tư công

[Infographic] Kinh tế TP. HCM 10 tháng với điểm nghẽn đầu tư công

Tiêu điểm -  12 giờ

Kinh tế TP. HCM 10 tháng qua khởi sắc với sản xuất công nghiệp hồi phục, bán lẻ tăng 10%, xuất nhập khẩu tăng 11%, nhưng tỷ lệ giải ngân đầu tư công chỉ đạt 21,8%.

Việt Nam nhận 5 triệu USD phát triển đô thị bền vững

Việt Nam nhận 5 triệu USD phát triển đô thị bền vững

Phát triển bền vững -  12 giờ

Phát triển đô thị bền vững sẽ có thêm nguồn lực hỗ trợ, đồng thời, giúp Việt Nam quản lý các rủi ro và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu.

CEO MoMo: Chúng tôi tin vào sức mạnh của những điều nhỏ bé

CEO MoMo: Chúng tôi tin vào sức mạnh của những điều nhỏ bé

Leader talk -  12 giờ

Từng có thời điểm, MoMo giống như "chiếc lá cuối cùng" trong câu chuyện của O. Henry, chỉ có thể được thắp sáng bằng niềm tin mãnh liệt.