Phát triển bền vững
Làm khu công nghiệp sinh thái để đón 'đại bàng xanh'
Khu công nghiệp sinh thái là hướng đi tất yếu cho các khu công nghiệp, trong bối cảnh giá thuê đất ngày càng tăng cao, không còn là lợi thế cạnh tranh.
Đối với KCN DEEP C, được xây dựng theo tiêu chuẩn châu Âu với sự tham gia của nhà đầu tư đến từ Bỉ, các yếu tố bền vững được thiết lập ngay từ giai đoạn đầu.
Thực hiện chủ trương này, DEEP C tạo ra nhiều mô hình cộng sinh công nghiệp giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, với khu công nghiệp và giữa khu công nghiệp với khu vực dân cư thị trấn Cát Hải.
Bên cạnh đó, DEEP C cũng chú trọng xây dựng các dự án điện tái tạo kho xưởng theo tiêu chuẩn công trình xanh, ứng dụng kinh tế tuần hoàn, bảo tồn rừng ngập mặn hay việc dành 47ha diện tích xây nhà ở xã hội cho công nhân, đảm bảo cho nhà đầu tư thực hiện chiến lược phát triển bền vững theo chuẩn ESG (môi trường - xã hội - quản trị).
Những yếu tố bền vững là lợi thế cạnh tranh của DEEP C trong thu hút vốn đầu tư. “Chúng tôi không cạnh tranh về giá, trên thực tế giá thuê đất ở DEEP C cao hơn so với mặt bằng chung”, ông Bruno Jaspaert, CEO DEEP C, trả lời phỏng vấn báo chí.
Trên thực tế, DEEP C luôn là một trong những điểm đến được ưu tiên hàng đầu đối với các doanh nghiệp FDI đầu tư vào Việt Nam, nhờ vào vị trí địa lý thuận lợi, lại được quản lý bởi doanh nghiệp châu Âu, có thể hỗ trợ nhà đầu tư thứ cấp giảm bớt những khó khăn trong giai đoạn đầu hoạt động.
Tuy nhiên, hệ sinh thái cộng sinh công nghiệp, nguồn cung ứng năng lượng ổn định cùng mối liên kết chặt chẽ với cộng đồng địa phương là điểm cộng giúp doanh nghiệp hoạt động tại DEEP C an tâm tăng vốn, mở rộng năng lực sản xuất.
Gần đây, DEEP C tiếp tục "đón sóng" xu thế đầu tư có trách nhiệm với môi trường và xã hội khi thu hút được những dự án xanh từ nhà đầu tư lớn, bao gồm nhà máy sản xuất vật liệu thân thiện với môi trường của Tập đoàn SK (Hàn Quốc) và nhà máy xanh của Pegatron (Đài Loan, Trung Quốc).
Lãnh đạo DEEP C kỳ vọng sẽ thu hút thêm nhiều đại bàng lớn hơn nữa, đặc biệt từ sau khi khu công nghiệp này được chọn làm một trong năm khu công nghiệp đầu tiên thí điểm chuyển đổi sang khu công nghiệp sinh thái, theo chương trình hợp tác giữa Bộ kế hoạch và đầu tư cùng Tổ chức phát triển công nghiệp Liên hợp quốc (UNIDO).
So với DEEP C, KCN VSIP 3 "sinh sau đẻ muộn" ngót 30 năm nhưng đang chứng tỏ năng lực không hề kém cạnh trong thu hút vốn đầu tư dựa trên lợi thế từ định hướng khu công nghiệp sinh thái.
Tính đến hiện tại, mới chỉ hơn hai năm kể từ khi khởi công xây dựng, VSIP 3 đã nhận được sự quan tâm của hơn 30 doanh nghiệp. Có tám doanh nghiệp đã quyết định đầu tư với tổng vốn hơn 1,6 tỷ USD.
Trong đó, nổi bật nhất phải kể đến nhà máy trị giá 1,3 tỷ USD của Tập đoàn Lego. Định hướng nhà máy trung hòa carbon, Lego đòi hỏi tiêu chí phụ trợ nghiêm ngặt, bao gồm hệ thống giám sát chất thải thông minh và nguồn năng lượng tái tạo sẵn có.
May mắn, VSIP 3 sở hữu đầy đủ những tiện ích đó. Bên cạnh hệ thống tích hợp công nghệ thông minh trong quản lý sử dụng nước và xả thải, VSIP 3 sở hữu một trang trại điện mặt trời rộng 50ha.
Giai đoạn đầu tiên rộng 100ha của khu công nghiệp này đạt đủ điều kiện để cấp chứng nhận Green Mark từ Cơ quan quản lý xây dựng Singapore.
Các khu công nghiệp do doanh nghiệp Việt làm chủ đầu tư cũng tham gia vào cuộc đua khu công nghiệp sinh thái từ sớm. Điển hình phải kể đến KCN Nam Cầu Kiền do Công ty CP Shinec làm chủ đầu tư, được xem là biểu tượng về khu công nghiệp xanh tại Hải Phòng.
Theo ông Phạm Hồng Điệp, Chủ tịch Shinec, chuyển đổi sang mô hình khu công nghiệp sinh thái là bước đi mang tính sống còn.
Khởi công từ năm 2008, KCN Nam Cầu Kiền bị nhiều doanh nghiệp từ chối do vị trí địa lý không quá thuận lợi và "không thấy sức sống trong khu công nghiệp". Ông Điệp quyết định tìm gặp một số doanh nghiệp có khả năng dùng chất thải làm đầu vào để dẫn dắt các mô hình cộng sinh công nghiệp.
Đến nay, có khoảng 70 doanh nghiệp đã hoạt động tại KCN Nam Cầu Kiền và tham gia tích cực vào các mô hình cộng sinh công nghiệp. 50% trong số đó là doanh nghiệp FDI.
Còn KCN Phú Mỹ 3 do Công ty CP Thanh Bình Phú Mỹ làm chủ đầu tư, vào năm 2014 được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định thành lập khu công nghiệp chuyên sâu.
Với nền tảng đó, áp dụng các giải pháp sản xuất sạch, KCN Thanh Bình Phú Mỹ tăng tốc đón vốn ngoại, thu hút được hơn 1 tỷ USD chỉ trong nửa đầu 2024.
Tính đến hiện tại, KCN Phú Mỹ 3 thu hút được tổng vốn đầu tư trên 4 tỷ USD, đặt mục tiêu đưa con số này lên 6,7 tỷ USD vào năm 2027.
Theo khảo sát của KPMG đối với 200 doanh nghiệp FDI, khu công nghiệp xanh, sinh thái đang trở thành một ưu tiên đối với việc đưa ra quyết định đầu tư, bên cạnh những yếu tố liên quan đến cơ sở hạ tầng giao thông, nguồn nhân lực, vị trí địa lý.
Đây cũng là con đường phải đi của các khu công nghiệp Việt Nam, trong bối cảnh giá thuê đất khu công nghiệp đang ngày càng tăng, tiệm cận với các quốc gia trong khu vực, theo báo cáo của Công ty Chứng khoán Vietcombank.
Nói cách khác, giá thuê đất không còn là lợi thế cạnh tranh, buộc các khu công nghiệp phải thuận theo xu thế mới để thu hút hiệu quả vốn đầu tư, đặc biệt là vốn FDI.
Tuy nhiên, việc xây dựng khu công nghiệp sinh thái không hề đơn giản. "Đó là một hành trình đòi hỏi sự kiên trì, cố gắng, tiêu tốn nhiều thời gian và tài chính", ông Bruno nhận xét.
Do đó, lãnh đạo DEEP C mong muốn nhận được ưu đãi từ gia hạn thời gian dự án lên 70 năm thay vì 50 năm như quy định hiện hành, bên cạnh việc ban hành các quy định pháp lý liên quan đến khu công nghiệp sinh thái.
Động thổ dự án kho xưởng xây sẵn KCN DEEP C Hải Phòng
Khu công nghiệp sinh thái chờ chính sách
Khu công nghiệp sinh thái đóng vai trò quan trọng để thu hút đầu tư và nâng cao năng lực cạnh tranh nhưng vẫn thiếu hành lang pháp lý cần thiết để phát triển.
Hiệu quả kinh doanh khu công nghiệp ngược kỳ vọng
Sự phân hóa về kết quả kinh doanh là khá rõ nét sau kỳ công bố báo cáo tài chính bán niên của các công ty, trong đó, các doanh nghiệp khu vực phía Nam phần nào chiếm ưu thế với số liệu tích cực hơn.
Mô hình 'tiệm cận' kinh tế tuần hoàn tại khu công nghiệp Nam Cầu Kiền
Thay vì tốn tiền xử lý rác thải phát sinh, nhiều nhà máy trong khu công nghiệp sinh thái Nam Cầu Kiền đã thu lợi nhuận từ việc bán chính những loại rác thải đó làm đầu vào sản xuất nguyên vật liệu thứ cấp.
Aqua City của Novaland được gỡ vướng
Sau hơn hai năm đình trệ xây dựng do vướng vấn đề pháp lý, dự án Aqua City do Tập đoàn Novaland phát triển tại Đồng Nai đã thoát bế tắc.
Để không phải hối tiếc trong sự nghiệp sau tuổi 35
Việc chủ động phát triển bản thân, xây dựng và duy trì các mối quan hệ cùng thái độ cởi mở với thay đổi là những yếu tố quan trọng.
Hạnh phúc trong giáo dục: Xu hướng toàn cầu và ứng dụng tại Việt Nam
Hội thảo “Hạnh phúc trong Giáo dục” 2024 là cơ hội để nhà lãnh đạo giáo dục, giáo viên, và phụ huynh cùng thảo luận, khám phá những giải pháp xây dựng môi trường học đường tích cực, bền vững.
Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cơ hội lớn hay thách thức vượt tầm doanh nghiệp Việt?
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được kỳ vọng sẽ thay đổi diện mạo hạ tầng giao thông và tạo cú hích lớn cho nền kinh tế. Tuy nhiên, dự án này cũng đặt ra nhiều câu hỏi về khả năng tham gia của nhà thầu xây dựng trong nước.
VinFast Energy, Schneider Electric và ESEC cùng thúc đẩy pin lưu trữ
VinFast Energy, Schneider Electric và ESEC hợp tác thúc đẩy giải pháp pin lưu trữ và quản lý năng lượng, hướng đến một tương lai bền vững.
WinMart cùng 11 thương hiệu 'tung' ưu đãi khủng mừng sinh nhật 10 tuổi
WinMart kỷ niệm 10 năm với đại sứ WINNIE, ưu đãi hấp dẫn từ 11 thương hiệu lớn trong Tuần lễ thương hiệu diễn ra từ ngày 21/11 đến 4/12.
Sức hút của môi trường làm việc đa dạng và hòa nhập
Xây dựng môi trường làm việc đa dạng và hòa nhập không chỉ mang đến nhiều cơ hội cho tất cả mà còn tác động tích cực đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.