Phát triển bền vững
Người tiên phong gieo mầm xanh hy vọng từ tái chế
Câu chuyện của nhà tái chế công nghệ cao duy nhất tại Việt Nam
Là đơn vị tái chế tiên phong tại Việt Nam đạt chứng nhận doanh nghiệp công nghệ cao của Bộ Khoa học và công nghệ, Nhựa tái chế DUYTAN vẫn vấp phải không ít thách thức trên con đường thúc đẩy kinh tế tuần hoàn.
Hơn 5 năm trước, một nhóm các chuyên gia, đội ngũ nhân sự chuyên ngành với hơn 30 năm kinh nghiệm sản xuất nhựa, đã bôn ba khắp các nước châu Âu để tìm kiếm công nghệ tái chế nhựa tiên tiến, phù hợp để ứng dụng tại Việt Nam, với mong muốn góp phần giải quyết hiệu quả vấn nạn “ô nhiễm trắng”.
Bốn năm sau, vào năm 2023, Công ty CP Nhựa tái chế DUYTAN (DTR), chính thức được Bộ Khoa học và công nghệ cấp giấy chứng nhận Doanh nghiệp công nghệ cao, trở thành nhà tái chế đầu tiên tại Việt Nam đạt được danh hiệu này.
Đây chính là thành quả của những tháng ngày ngược xuôi tìm kiếm, nghiên cứu công nghệ của đội ngũ nhân sự và cũng là một trong những bước tiến quan trọng đối với công ty nhằm đảm bảo các tiêu chí đánh giá tạo ra sản phẩm tái chế đạt chất lượng, giá trị và hiệu quả cao, đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế.
"Ở Việt Nam, không nhiều công ty được chứng nhận công nghệ cao, hầu hết thuộc lĩnh vực phần mềm, điện tử, sản xuất robot, tự động hóa, chỉ có một đại diện duy nhất trong ngành tái chế”, ông Lê Anh, Giám đốc Phát triển bền vững của công ty cho biết.
Ở Việt Nam, không nhiều công ty được chứng nhận công nghệ cao, hầu hết thuộc lĩnh vực phần mềm, điện tử, sản xuất robot, tự động hóa, chỉ có một đại diện duy nhất trong ngành tái chế
Công nghệ cao của DTR được thể hiện qua việc ứng dụng quy trình tái chế “bottle to bottle” (từ chai ra chai) sản xuất ra hạt nhựa tái sinh đạt tiêu chuẩn sử dụng làm bao bì đóng gói thực phẩm, có thể nói là công nghệ tái chế nhựa hàng đầu hiện nay.
“Từ chai nhựa phế liệu, chúng tôi tái chế thành các hạt nhựa tái sinh có chất lượng tương đương với hạt nhựa nguyên sinh., từ đó tạo ra một vòng lặp bao bì chai nhựa mới.,” ông Lê Anh giải thích về ý nghĩa của quy trình “bottle to bottle”.
Ngoài việc đảm bảo chất lượng nhựa tái sinh đầu ra, DTR còn đầu tư mạnh mẽ vào hệ thống các tiêu chuẩn quốc tế về chất lượng, môi trường, an toàn và sức khỏe.
DTR hiện có hơn 20 chứng chỉ đạt chuẩn, trong đó tiêu biểu nhất là tiêu chuẩn FDA của Cục Quản lý thực phẩm và fược phẩm Hoa Kỳ và chứng nhận EFSA của Cơ quan An toàn thực phẩm châu Âu.
Bên cạnh đó, Nhà máy DTR hiện đang được vận hành theo tiêu chí "3 không" trong quy trình sản xuất, bao gồm: "Không rác thải – Không khí thải – Không nước thải". Điều này đạt được nhờ vào việc tái sử dụng hiệu quả các nguồn năng lượng và phế liệu phát sinh trong quá trình sản xuất.
Hoạt động của nhà máy DTR không chỉ góp phần hoàn thiện mô hình kinh tế tuần hoàn trong việc quản lý rác thải nhựa, mà còn giúp giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường.
Đồng thời, nhà máy hướng tới việc xây dựng nền kinh tế xanh, khuyến khích các doanh nghiệp tăng cường sử dụng nhựa tái chế trong sản xuất bao bì và đóng góp vào sự phát triển bền vững.
Những yếu tố đó giúp DTR trở thành nhà sản xuất nhựa tái chế hàng đầu không chỉ tại Việt Nam mà còn trong khu vực Đông Nam Á.
Cùng với những danh hiệu, giải thưởng về phát triển bền vững, trách nhiệm xã hội như top 50 doanh nghiệp phát triển bền vững của Tạp chí Nhịp cầu đầu tư,
Doanh nghiệp xanh TP.HCM 2023 và 2024, DTR đang từng bước thay đổi cái nhìn của công chung về ngành công nghiệp tái chế, vốn mang hình ảnh manh mún, nhỏ lẻ, tự phát, lạc hậu và gây ô nhiễm thứ cấp.
Con đường khó
Đầu tư bài bản với công nghệ tiên tiến nhưng DTR, trong vai trò là nhà tiên phong xây dựng ngành công nghiệp tái chế hiện đại, đạt chuẩn, cũng phải đối diện với không ít bài toán khó.
Chất lượng phế liệu đầu vào luôn là thách thức với các nhà tái chế trong suốt hàng chục năm qua. Không được phân loại tại nguồn, phế liệu nhựa thường được vứt chung với rác thải sinh hoạt, do đó lẫn nhiều tạp chất hoặc bị nhiễm bẩn, rất khó tách ra bằng máy móc, công nghệ dù tiên tiến đến đâu nên vẫn phải phụ thuộc vào bàn tay con người.
Cùng với đó, Việt Nam chưa thiết lập tiêu chuẩn sinh thái cho bao bì, dẫn đến một số doanh nghiệp sản xuất các loại bao bì như chai nhựa màu hoặc có nhãn dán phủ kín hầu như toàn bộ chai nhựa. Dù rất bắt mắt, tuy nhiên những bao bì như vậy lại là “cơn ác mộng” của nhà tái chế.
Bởi, nhãn dán, đề can trên thân chai nhựa có thể trở thành tạp chất ảnh hưởng đến chất lượng nhựa tái sinh nếu không được tách riêng một cách triệt để. Chai nhựa có màu cũng không thể tái chế chung với chai nhựa trong suốt, bởi thành phẩm cho ra sẽ bị ám màu, ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ và không thể tiêu thụ được trên thị trường.
Trước thực trạng đó, nhiều nhà tái chế lựa chọn sử dụng phế liệu nhập khẩu đã được làm sạch, phân loại kỹ càng và đóng thành từng kiện, thuận tiện cho tái chế chất lượng cao.
Giải pháp này có thể đảm bảo lợi nhuận nhà tái chế nhưng không giúp được gì cho bức tranh quản lý chất thải rắn tại Việt Nam, thậm chí có thể làm trầm trọng thêm vấn đề ô nhiễm nếu không kiểm soát tốt các lô phế liệu nhập khẩu.
“Chúng tôi muốn tái chế bằng phế liệu trên đất nước mình, bởi có như vậy mới có thể khép kín được vòng lặp tuần hoàn”, ông Lê Anh lý giải việc doanh nghiệp này đã xây dựng mạng lưới hệ thống thu gom trải dài trên khắp Việt Nam bao gồm 3 trạm thu gom chính, hơn 100 trạm vệ tinh và 2.900 các đối tác địa phương. Mỗi năm, công ty thu gom 64,5 nghìn tấn nhựa, tương đương 180 tấn/ngày (14 triệu chai nhựa).
Chọn đi theo con đường khó ngay từ đầu, DTR đã xây dựng và hỗ trợ hàng trăm vựa ve chai từ Đà Nẵng đổ vào phía Nam để chuyển đổi theo hướng bài bản, cơ giới hóa, từ đó cung ứng cho công ty nguồn chai nhựa qua sử dụng được phân loại kỹ lưỡng, không lẫn tạp chất và đặc biệt là đi kèm hóa đơn bán hàng, đảm bảo tính minh bạch.
Dù đã được trải qua nhiều bước phân loại trước đó nhưng lượng phế liệu tập kết về nhà máy vẫn phải tiếp tục được sàng lọc bởi các đội ngũ công nhân. Ông Lê Anh cho biết, hiện nay với mỗi 10 chai nhựa phế liệu đầu vào, doanh nghiệp này chỉ có thể sản xuất ra lượng hạt nhựa tái sinh đạt chuẩn tương đương 6 – 7 chai.
Số còn lại bị hao hụt trong quá trình sản xuất hoặc có chất lượng chưa đảm bảo, bắt buộc DTR phải chuyển nhượng cho các đơn vị khác để tái chế thứ cấp, tức là tạo ra các sản phẩm có chất lượng thấp hơn so với chai nhựa ban đầu.
Với tỷ lệ tái chế như vậy, giá thành sản xuất nhựa tái sinh của DTR cao hơn đáng kể so với nhựa nguyên sinh, gấp khoảng 1,3 lần, chưa kể đến việc phải cạnh tranh giá thu mua với nhiều cơ sở tái chế nhựa khác. Theo ông Lê Anh, đây là một trong những rào cản lớn khiến nhiều nhà sản xuất chưa muốn sử dụng nhựa tái sinh làm nguyên liệu sản xuất bao bì.
Hiện tại, khoảng 50% sản lượng hạt nhựa tái sinh của DTR được xuất khẩu ra nước ngoài, đặc biệt là thị trường Mỹ và EU. Gần đây, một số nhà sản xuất lớn ở Việt Nam, bao gồm Coca Cola, Nestle, La Vie, Unilever, Suntory Pepsico … đã tiên phong chuyển sang sử dụng nhựa tái sinh của DTR cho một số sản phẩm.
Ông Lê Anh cho biết, dù sở hữu hơn 20 tiêu chuẩn chất lượng, bao gồm FDA và ESFA nhưng quá trình cung ứng nhựa tái sinh làm bao bì cho các thương hiệu lớn không hề đơn giản.
Đơn cử như một thương hiệu nước giải khát lớn phải mất đến trên dưới hai năm để thử nghiệm, xác nhận các đặc tính của hạt nhựa tái sinh DTR đáp ứng tiêu chuẩn dùng cho bao bì của họ.
“Đó là một quá trình rất dài và tốn nhiều công sức, đủ để cho thấy chúng tôi và cả những đối tác đã phải nỗ lực và kiên trì đến đâu”, Giám đốc phát triển bền vững của DTR nói.
Kỳ vọng vào tương lai
Việt Nam bị “gọi tên” trong một danh sách liệt kê top 5 quốc gia xả rác nhựa ra đại dương lớn nhất trên thế giới. Thông tin này đã không còn chính xác, nhờ vào nỗ lực bền bỉ từ DTR cùng nhiều nhà tái chế, nhà sản xuất và các bên liên quan, đang ngày đêm tìm kiếm giải pháp bền vững nhất cho rác thải nhựa.
Ở những quốc gia có phân loại tại nguồn tốt, tỷ lệ tái chế được nâng lên rất cao
“Từ chính sách của nhà nước, truyền thông báo chí cho đến nỗ lực của các nhà tái chế, nhà sản xuất và sự ủng hộ từ người tiêu dùng, tất cả đã và đang từng bước thay đổi cách chúng ta sản xuất, tiêu dùng và xử lý vật liệu nhựa”, ông Lê Anh nhấn mạnh.
Tuy nhiên, vẫn còn một chặng đường dài để những nỗ lực đó tạo ra lợi nhuận bền vững cho các nhà tái chế và lớn hơn là thiết lập vòng lặp tuần hoàn khép kín cho vật liệu nhựa.
Một trong những điều được các nhà tái chế trông chờ nhất hiện nay là chính sách phân loại rác thải tại nguồn. Được quy định trong Luật Bảo vệ môi trường 2020 và sẽ chính thức áp dụng kể từ sau ngày 31/12/2024, chính sách này kỳ vọng sẽ tách riêng phần phế liệu có tiềm năng tái chế ra khỏi rác thải hữu cơ và các chất thải khác để giảm nguy cơ phế liệu bị nhiễm bẩn, lẫn tạp chất.
Đó là tiền đề giúp giảm tải áp lực tiền xử lý phế liệu cho nhà tái chế, giúp nâng cao tiêu chuẩn đầu vào, giảm hao hụt trong sản xuất. Như vậy, nhựa tái sinh có giá thành rẻ hơn, trở nên hấp dẫn hơn đối với các nhà sản xuất.
“Ở những quốc gia có phân loại tại nguồn tốt, tỷ lệ tái chế được nâng lên rất cao”, ông Lê Anh cho biết.
Mặt khác, tiêu chuẩn thiết kế bao bì sinh thái cũng là giải pháp được kỳ vọng để chuẩn hóa phế liệu đầu vào, hiện đang được các bên liên quan tích cực thảo luận, đề xuất để sớm chính sách hóa và đưa vào thực tiễn.
Về phần mình, với vai trò là một nhà tái chế tiên phong, DTR vẫn sẽ luôn tích cực kể câu chuyện của mình để kêu gọi người tiêu dùng ưu tiên sử dụng sản phẩm tái chế, truyền cảm hứng cho các nhà tái chế mạnh dạn đầu tư công nghệ, đổi mới quy trình, các nhà sản xuất cùng chung tay vì mục tiêu khép kín vòng lặp tuần hoàn.
Ông Lê Anh kỳ vọng, đất nước sẽ có thêm nhiều nhà tái chế tiên tiến, nhiều nhà sản xuất có trách nhiệm với môi trường và xã hội. Tất cả cùng nhau góp công sức, cùng nhau nỗ lực sẽ trở thành động lực mạnh mẽ giúp Việt Nam giải quyết dứt điểm vấn nạn ô nhiễm, tạo ra cuộc sống an lành, tốt đẹp cho tất cả người dân.
Chuyện từ chai nhựa tái sinh trên đất Mỹ
Duy Tân thay đổi bộ nhận diện thương hiệu
Công ty Duy Tân và Công ty Nhựa tái chế DUYTAN chính thức công bố bộ nhận diện thương hiệu mới, đánh dấu 37 năm hình thành và phát triển,
Nhựa tái chế Duy Tân và La Vie bắt tay thúc đẩy kinh tế tuần hoàn
Nhựa tái chế Duy Tân (DTR) và La Vie ký kết biên bản ghi nhớ Chương trình hợp tác thu gom và tái chế nhựa, với mục tiêu thúc đẩy thu gom, tái chế theo hướng kinh tế tuần hoàn, giảm thiểu rác thải ra môi trường.
Sứ mệnh tiên phong của Tái chế Duy Tân
Đầu tư lớn vào cuộc chơi tái chế đầy phiêu lưu và thách thức, Tái chế Duy Tân định vị mình là doanh nghiệp tiên phong mở đường ngành nhựa tái chế, qua đó khép kín vòng lặp tuần hoàn và kiến tạo giá trị bền vững.
PVcomBank ra mắt phòng chờ tại sân bay Đà Nẵng
PVcomBank hôm nay chính thức đưa vào vận hành phòng chờ PVcomBank Premier Lounge tại cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng, mang đến không gian dịch vụ đẳng cấp.
Quỹ phát triển Tài năng Việt trao học bổng cho 12 vận động viên quốc gia
Nhằm chắp cánh cho các tài năng thể thao được sống trọn với đam mê, ngày 7/11, Quỹ phát triển Tài năng Việt đã trao học bổng cho 12 vận động viên quốc gia.
Giá đất bị đẩy lên cao, dự án 'đứng hình'
Khi các chi phí phát sinh trong thời gian chờ định giá đất theo bảng giá đất mới tăng cao, để đảm bảo mức lợi nhuận kỳ vọng, doanh nghiệp sẽ tăng giá bán bất động sản.
‘Mở khoá’ dòng vốn đầu tư vào hồ Hoà Bình
Hồ Hoà Bình có khả năng vươn tầm trở thành khu du lịch trọng điểm quốc gia nhưng vẫn cần doanh nghiệp có đủ tầm ‘mở khoá’ cho dòng vốn đầu tư đang chực chờ.
Khó khăn nguyên liệu, PNJ phải tái chế trang sức bán lại
Những khó khăn trên thị trường vàng cùng với mức thuế suất tăng đột biến khiến PNJ có một quý kinh doanh thấp nhất trong nhiều năm.
Sắp ra mắt siêu đô thị trái tim CaraWorld
Cam Ranh đang đứng trước vận hội lớn khi sở hữu bệ phóng từ hạ tầng du lịch, thì ngay trái tim thành phố biển một siêu đô thị 800ha đang dần trỗi dậy.
Đập tan định kiến: Bản lĩnh lãnh đạo gen Z ở Nabu Global
Nguyễn Thị Minh Thúy, đồng sáng lập Nabu Global, đang đập bỏ định kiến để khắc họa chân dung một lãnh đạo gen Z bản lĩnh và quyết đoán.