Phát triển bền vững
Tăng công suất điện rác: Cần cân nhắc hiệu quả kinh tế
Là giải pháp quan trọng để quản lý chất thải rắn nhưng việc phát triển điện rác cần được cân nhắc hiệu quả môi trường và kinh tế.
Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Khánh Hòa Lê Hữu Hoàng mới đây đề xuất Chính phủ tăng công suất điện rác lên 32MW, gấp đôi so với mức phân bổ cho tỉnh đến năm 2030 theo dự thảo Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII.
Đề xuất này nhằm giải quyết hiệu quả lượng chất thải rắn phát sinh mà tỉnh đang đối mặt, khoảng 400 nghìn tấn mỗi năm, theo thống kê của Sở Tài nguyên và môi trường.
Hiện nay, dự án xử lý chất thải của Công ty CP Thành phố mới KH đã được tỉnh chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư, với công suất điện rác dự kiến đạt 32MW, kèm theo xưởng phân loại và sản xuất vật liệu xây dựng.
Không chỉ Khánh Hòa, các địa phương như Đà Nẵng, Hải Phòng, Bình Dương cũng đang đề xuất tăng công suất điện rác phân bổ trong dự thảo Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII.
Theo lập luận của các địa phương, điện rác không chỉ cung cấp nguồn điện ổn định mà còn là giải pháp xử lý chất thải rắn hiệu quả.
Một dự án điện rác có thể tạo hai nguồn thu: tiền xử lý rác do địa phương chi trả và tiền bán điện. Do đó, nếu được đưa vào quy hoạch và bán điện cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam, địa phương sẽ giảm được gánh nặng ngân sách chi cho công tác xử lý chất thải.
Theo Quy hoạch điện VIII, đến năm 2030, điện sinh khối và điện rác đạt công suất 2.270 MW, chiếm 1,5% tổng công suất các nguồn điện tại Việt Nam.
Quy hoạch cũng cho phép phát triển điện rác, điện sinh khối với quy mô lớn hơn tùy vào yêu cầu xử lý môi trường cũng như trong điều kiện cho phép của hạ tầng lưới điện.
Trong tờ trình gửi Chính phủ đề nghị ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII, Bộ Công thương đề xuất quy mô công suất điện rác trên cả nước là hơn 1,2 nghìn MW.
Hiện có 34 dự án điện rác, tổng công suất 621 MW đã được thẩm tra, đáp ứng các tiêu chí và được cập nhật vào dự thảo quyết định phê duyệt cập nhật, bổ sung Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII.
Đa dạng hóa các giải pháp điện rác
Tại cuộc họp mới đây về việc cập nhật Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII, Bộ trưởng Bộ Công thương nhấn mạnh, việc tăng công suất điện rác phải căn cứ vào lượng rác thải thực tế tại địa phương. Hiệu quả của nhà máy điện rác phụ thuộc rất lớn vào lượng rác thải đầu vào.
Một chuyên gia môi trường cho biết, nếu thực hiện phân loại rác tại nguồn theo quy định tại Luật Bảo vệ môi trường 2020, chỉ có khoảng 30% lượng rác thải rắn sinh hoạt có thể làm nguyên liệu cho các nhà máy đốt rác phát điện.
Phần lớn chất thải còn lại, bao gồm rác thải hữu cơ và phế liệu, nên được tái chế hoặc ủ phân vi sinh để tạo hiệu quả kinh tế và môi trường cao hơn.
Ông Nguyễn Khánh Nam, CEO Công ty Dogreen, đơn vị sở hữu nhà máy chế biến chất thải thành nhiên liệu tại tỉnh Hưng Yên, cho rằng thu hồi năng lượng từ rác thải là rất cần thiết để quản lý chất thải rắn.
Ông Nam sẵn sàng đầu tư phát triển thêm dự án chuyển hóa rác thành nhiên liệu để thu hồi năng lượng tại những địa phương có nhu cầu, đồng thời khuyến khích sử dụng những công nghệ hiện đại hơn, đơn cử như công nghệ hóa hơi chất thải thành nhiên liệu đốt được Dogreen nghiên cứu và triển khai.
“Có nhiều cách để xử lý rác thải hiệu quả hơn, đơn cử như sản xuất than sinh học cung cấp dưỡng chất cho cây trồng, tái chế nhựa thành hạt nhựa tái sinh hoặc dầu đốt, chỉ những loại rác không thể tái chế mới tính đến đốt rác để phát điện”, ông Nam nói.
Nền kinh tế rác thải nở rộ tại ASEAN
Khi nhiệt điện than 'khát' than
Hai nhà máy nhiệt điện Na Dương I và Na Dương II đứng trước nguy cơ khó khăn vì nguồn cung than không đảm bảo, bắt nguồn từ sản lượng khai thác của mỏ than Na Dương sụt giảm đáng kể.
Samsung Việt Nam muốn tăng mua điện tái tạo với giá hợp lý
Samsung Việt Nam mong muốn Chính phủ tạo điều kiện để mua điện tái tạo với giá hợp lý, nhằm thúc đẩy chuyển đổi xanh và đạt mục tiêu Net Zero vào năm 2050.
Có nên đốt rác phát điện?
Theo TS. Quách Thị Xuân, Điều phối viên Liên minh Không rác Việt Nam (VZWA), đốt rác nói chung và đốt rác phát điện nói riêng không phải giải pháp hiệu quả.
Tập đoàn Sanofi nỗ lực đẩy lùi bệnh cúm mùa
Tập đoàn Sanofi đã tổ chức chuỗi hội thảo khoa học nhằm nâng cao nhận thức về bệnh cúm và giải pháp tiêm ngừa.
Công nghệ số giải bài toán chuyển đổi xanh
Công nghệ số được ứng dụng trong sản xuất, kinh doanh giúp doanh nghiệp thúc đẩy hiệu quả các giải pháp chuyển đổi xanh.
Phát triển bền vững có tính kế thừa giữa các 'ông chủ' doanh nghiệp
Phát triển bền vững tại nhiều doanh nghiệp xuất phát từ mối liên kết chặt chẽ giữa các thế hệ lãnh đạo, nhân sự với nhau, song hành với công nghệ và văn hóa.
Doanh nghiệp nhà nước phải vận hành theo cơ chế thị trường
Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh yêu cầu doanh nghiệp nhà nước phải hoạt động theo cơ chế thị trường, khi thảo luận về dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Kotler Award Việt Nam 2024 vinh danh nhà tiếp thị xuất sắc
Kotler Awards Việt Nam 2024 vinh danh 27 nhà tiếp thị kinh doanh, chuyên gia tiếp thị, nhà quản trị chiến lược và doanh nghiệp xuất sắc.
Cú bẻ lái của Hateco Group và dấu ấn của doanh nhân Trần Văn Kỳ
Khởi đầu rồi phát triển mạnh nhờ bất động sản, doanh nhân Trần Văn Kỳ tiếp tục dẫn dắt Hateco Group đầu tư mạnh vào hạ tầng cảng biển.
Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững
Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.