Aqua City của Novaland được gỡ vướng
Sau hơn hai năm đình trệ xây dựng do vướng vấn đề pháp lý, dự án Aqua City do Tập đoàn Novaland phát triển tại Đồng Nai đã thoát bế tắc.
Kết cấu hạ tầng, chất lượng quy hoạch, huy động vốn đầu tư… là một số hạn chế đối với các dự án trong khu công nghiệp, khu kinh tế tỉnh Cà Mau.
Cụ thể, việc quy hoạch, xây dựng và thu hút đầu tư hạ tầng khu kinh tế (KKT), khu công nghiệp (KCN) tỉnh Cà Mau trong điều kiện cơ sở hạ tầng còn yếu kém, chưa đồng bộ, chi phí và suất đầu tư thuộc vào loại cao nhất cả nước.
Các KKT, các KCN đều ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn nên rất khó trong thu hút đầu tư hạ tầng do hiệu quả đầu tư của dự án không cao. Từ đó, hệ thống hạ tầng kỹ thuật đấu nối trong và ngoài hàng rào chưa đồng bộ; công trình hạ tầng tiện ích xã hội, nhà máy xử lý nước thải tập trung do thiếu vốn chưa được đầu tư và đặc biệt nguồn vốn tạo quỹ đất sạch chưa có nên khó khăn trong thu hút đầu tư.
Theo Ban quản lý KKT Cà Mau, chất lượng quy hoạch KKT, các KCN chưa đáp ứng được trong dài hạn do tình hình kinh tế - xã hội biến động phải điều chỉnh cho phù hợp. Việc huy động vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng KKT, các KCN còn khó khăn. Nhu cầu đầu tư hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội của các KKT, các KCN rất lớn và còn phụ thuộc nhiều vào nguồn Ngân sách Trung ương.
Bên cạnh đó, KKT chưa huy động được các nguồn vốn khác như trái phiếu chính phủ, ODA,... Các hình thức hợp tác công tư (PPP) chưa được phát huy. Hiện nay, doanh nghiệp gặp khó trong vay vốn, do ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19 nên tiến độ thực hiện các dự án đầu tư chậm. Một số dự án không đáp ứng tiến độ, nhất là đối với các trường hợp có tổng mức đầu tư lớn.
Ngoài ra, hiện nay, các dự án đầu tư tại các KCN, KKT đều hưởng những chính sách ưu đãi chung của cả nước nên chưa đủ sức thu hút các nhà đầu tư tiềm năng.
Ban quản lý KKT cho biết, hoạt động thu hút đầu tư hàng năm không đều đặn. Giai đoạn 2019 - 2022 thu hút được 17 dự án, vốn đăng ký gần 5.900 tỷ đồng; trung bình mỗi năm từ 3 - 5 dự án và gần 1.500 tỷ đồng/năm. Theo đó, một số dự án đáng chú ý gồm: Nhà máy sản xuất bao bì, đầu tư xây dựng Nhà máy chế biến gỗ, Nhà máy điện gỗ Khánh An, Nhà máy xử lý nước thải tập trung KCN Khánh An..
Lũy kế đến nay, trong các KCN, KKT ghi nhận tổng cộng 49 dự án được cấp phép còn hiệu lực, với tổng vốn đăng ký khoảng 20.200 tỷ đồng (gồm 2 dự án FDI, vốn đăng ký 1.885 tỷ đồng, 1 dự án hạ tầng 538,6 tỷ đồng). Trong đó, 29 dự án đã đi vào hoạt động và 20 dự án đang chuẩn bị đầu tư.
Tính đến nay, tỉnh Cà Mau có 3 KCN đã thành lập với tổng diện tích khoảng 662ha (gồm KCN Khánh An khoảng 236ha, KCN Hòa Trung 326ha, KCN Sông Đốc 100ha). Trong đó, KCN Khánh An đang hoạt động, KCN Sông Đốc đã mời gọi được nhà đầu tư hạ tầng.
Trong giai đoạn 2019 - 2022, ghi nhận khoảng 200 đoàn (lượt) nhà đầu tư trong và ngoài nước đến tìm hiểu cơ hội đầu tư như: Công ty CP tập đoàn Wealth Power Việt Nam, Công ty TNHH Đầu tư KCN Thiên Phúc, Tuần Châu Group, B.Grimm Power (Thái Lan), Công ty CP Đầu tư xây dựng hạ tầng và giao thông, Công ty Yat Fung International Holdings Limited, Công ty CP Dầu khí Hồng Hà, Tập đoàn Thủy sản Minh Phú, Công ty CP Tập đoàn Hạ tầng QT Đông Dương (IDI GROUP)…
Đáng chú ý, nhiều nhà đầu tư quan tâm tìm hiểu cơ hội đầu tư vào KCN Khánh An trong đó có dự án quy mô lớn...trong khi quỹ đất sạch của KCN còn rất ít nên không đáp ứng nhu cầu. Đồng thời một số nhà đầu tư hạ tầng KCN tìm hiểu đề xuất để kinh doanh cho thuê hạ tầng, phục vụ sản xuất kinh doanh và đang có nhu cầu thuê đất rất cao.
Tuy nhiên, đa số chỉ dừng lại ở bước tìm hiểu đầu tư chưa mạnh dạn triển khai thực hiện dự án.
Đáng chú ý là trường hợp KKT Năm Căn. Được thành lập hồi tháng 10/2010, phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng năm 2013 với tổng diện tích tự nhiên khoảng 10.802ha, KKT Năm Căn được định hướng phát triển là Khu kinh tế tổng hợp đa ngành, đa lĩnh vực, gồm: Công nghiệp - Thương mại - Dịch vụ - Nông nghiệp kỹ thuật cao, du lịch sinh thái và các trung tâm tiếp vận (logistics) của tỉnh Cà Mau và vùng Đồng bằng Sông Cửu Long với trọng tâm là ngành thủy sản công nghệ cao; là đầu mối giao thương hàng hải quốc tế của tỉnh Cà Mau và vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Dự án được kỳ vọng là động lực phát triển của tiểu vùng ven biển phía Nam của tỉnh Cà Mau; tạo tiền đề để hình thành, phát triển đô thị Năm Căn trở thành đô thị loại III; trung tâm dịch vụ du lịch sinh thái đặc trưng rừng ngập mặn, điểm trung chuyển kết nối với Khu du lịch quốc gia Mũi Cà Mau; là khu kinh tế biển đảo, có vị trí chiến lược về quốc phòng - an ninh của vùng Đồng bằng sông Cửu Long và quốc gia.
Tỉnh Cà Mau đã phê duyệt các quy hoạch phân khu xây dựng và chi tiết xây dựng Khu kinh tế Năm Căn để thu hút đầu tư, gồm: Khu phi thuế quan, quy mô 800 ha; Khu dịch vụ - dân cư Năm Căn khoảng 91ha; Khu đô thị Hàm Rồng 123ha; Khu đô thị Đất Mới quy mô 55ha…
Hiện Ban quản lý KKT đã hoàn thiện hồ sơ nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng KKT Năm Căn đến năm 2040 trình UBND tỉnh.
Nhằm tháo gỡ, khắc phục những khó khăn, vướng mắc nêu trên, Ban quản lý KKT đề xuất tỉnh nhiều nội dung liên quan.
Điển hình, sớm hoàn thành điều chỉnh quy hoạch xây dựng phân khu KCN Hòa Trung, các quy hoạch Phân khu của KKT Năm Căn (nhất là các phân khu khu Lâm viên và đô thị phía Tây Cầu Cái Nai của KKT Năm Căn).
Đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng KCN Sông Đốc phía Nam, KCN Hòa Trung nhằm tạo quỹ đất sạch để triển khai thực hiện và mời gọi đầu tư. Xử lý dứt điểm tồn đọng tại một số dự án như Nhà máy đóng tàu Năm Căn, Cảng Năm Căn, các dự án KCN Khánh An của Công ty CP Sài Gòn – Cà Mau.
Sau hơn hai năm đình trệ xây dựng do vướng vấn đề pháp lý, dự án Aqua City do Tập đoàn Novaland phát triển tại Đồng Nai đã thoát bế tắc.
Việc chủ động phát triển bản thân, xây dựng và duy trì các mối quan hệ cùng thái độ cởi mở với thay đổi là những yếu tố quan trọng.
Hội thảo “Hạnh phúc trong Giáo dục” 2024 là cơ hội để nhà lãnh đạo giáo dục, giáo viên, và phụ huynh cùng thảo luận, khám phá những giải pháp xây dựng môi trường học đường tích cực, bền vững.
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được kỳ vọng sẽ thay đổi diện mạo hạ tầng giao thông và tạo cú hích lớn cho nền kinh tế. Tuy nhiên, dự án này cũng đặt ra nhiều câu hỏi về khả năng tham gia của nhà thầu xây dựng trong nước.
VinFast Energy, Schneider Electric và ESEC hợp tác thúc đẩy giải pháp pin lưu trữ và quản lý năng lượng, hướng đến một tương lai bền vững.
WinMart kỷ niệm 10 năm với đại sứ WINNIE, ưu đãi hấp dẫn từ 11 thương hiệu lớn trong Tuần lễ thương hiệu diễn ra từ ngày 21/11 đến 4/12.
Xây dựng môi trường làm việc đa dạng và hòa nhập không chỉ mang đến nhiều cơ hội cho tất cả mà còn tác động tích cực đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.