‘Khó khăn có thể kéo dài hết quý II/2023’

Nhật Hạ Thứ hai, 03/04/2023 - 15:36

Bộ Kế hoạch và đầu tư cho rằng, cần sớm ban hành chính sách hỗ trợ mới như giảm thuế, phí… tiếp tục phấn đấu giảm mặt bằng lãi suất cho vay để kích thích tăng trưởng, hỗ trợ sản xuất, kinh doanh.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư Nguyễn Chí Dũng. Ảnh: Nhật Bắc

Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3 diễn ra hôm nay, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, do diễn biến ngày càng bất lợi, khó lường của thế giới đã ảnh hưởng lớn đến tăng trưởng kinh tế, hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước, nhất là sản xuất công nghiệp, xuất nhập khẩu, thu hút đầu tư…

Tăng trưởng kinh tế quý I ước đạt 3,32% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn kịch bản tại Nghị quyết 01/NQ-CP (kịch bản là 5,6%). Khu vực nông, lâm, thủy sản và dịch vụ cơ bản ổn định, phục hồi khá (tăng 2,52% và 6,79% so với cùng kỳ). Khu vực công nghiệp - xây dựng giảm 0,4%, trong đó công nghiệp giảm 0,82%, ảnh hưởng trực tiếp và làm giảm tốc độ tăng trưởng của toàn nền kinh tế.

Hoạt động sản xuất, kinh doanh, sản xuất công nghiệp, xuất khẩu, đầu tư, thu hút FDI… gặp nhiều khó khăn. Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) quý I giảm 2,2% so với cùng kỳ năm trước (quý I năm 2022 tăng 6,8%). Tiêu thụ giảm, tồn kho tăng cao.

Qua nắm bắt tình hình doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng, trong quý I giá trị xuất khẩu thủy sản giảm 30% so với cùng kỳ năm trước, đơn hàng dệt may giảm 15 - 20%... Các doanh nghiệp xây dựng chưa đạt được 10% kế hoạch năm.

“Khó khăn có thể kéo dài hết quý II năm 2023”, Bộ Kế hoạch và đầu tư nhận định.

Vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội quý I chỉ tăng 3,7% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2021 là 8%, năm 2022 là 9%), trong đó đầu tư của khu vực kinh tế ngoài nhà nước chỉ tăng 1,8%.

Vốn FDI đăng ký vào nước ta giảm 19,3% so với cùng kỳ năm trước. Các tập đoàn lớn xem xét kỹ việc tiếp tục đầu tư lớn vào nước ta trước tác động của chính sách thuế tối thiểu toàn cầu và phản ứng chính sách của Chính phủ.

Tăng trưởng tín dụng đến ngày 28/3 chỉ tăng 2,06%, cho thấy tình hình sản xuất, kinh doanh gặp khó khăn, khả năng hấp thụ vốn của doanh nghiệp, nền kinh tế tiếp tục khó khăn.

Số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và quay trở lại hoạt động thấp hơn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường. Kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa đều giảm và xuất khẩu sang các thị trường lớn giảm.

Đồng thời, theo Bộ Kế hoạch và đầu tư, áp lực điều hành kinh tế vĩ mô gia tăng. Điều hành chính sách tiền tệ có thể khó khăn hơn, nhất là trong bối cảnh chính sách tiền tệ của Mỹ, EU sẽ phức tạp, khó dự báo hơn, vừa phải nhất quán với định hướng thắt chặt để kiểm soát lạm phát, vừa phải xử lý các rủi ro của hệ thống ngân hàng, bảo đảm thanh khoản, cung ứng tín dụng cho nền kinh tế.

Thương mại, xuất nhập khẩu gặp nhiều thách thức khi hầu hết các thị trường xuất khẩu lớn suy yếu. Thu hút FDI khó khăn hơn, khi dòng vốn FDI toàn cầu bị thu hẹp, lợi thế cạnh tranh về ưu đãi thuế của Việt Nam giảm dần do tác động của chính sách thuế tối thiểu toàn cầu.

Công tác điều hành giá chịu áp lực do năm 2023 trong bối cảnh dự kiến điều chỉnh giá điện, y tế và các mặt hàng do Nhà nước kiểm soát giá, cộng hưởng với việc điều chỉnh chính sách tiền lương có thể tác động lớn đến lạm phát.

Trên cơ sở kết quả quý I, dự báo tình hình quý II và cả năm, Bộ Kế hoạch và đầu tư đã dự báo 2 kịch bản tăng trưởng.

Kịch bản 1: Tăng trưởng kinh tế cả năm dự kiến đạt 6% (thấp hơn 0,5 điểm % so với mục tiêu Quốc hội), tăng trưởng các quý II, III và IV theo kịch bản trước đó (lần lượt là 6,7%, 6,5% và 7,1%).

Tuy nhiên, trường hợp tăng trưởng năm 2023 chỉ đạt 6% sẽ gây áp lực rất lớn lên mục tiêu tăng trưởng 5 năm 2021 - 2025 (6,5 - 7%), đòi hỏi năm 2024 - 2025 phải đạt tăng trưởng bình quân gần 8%/năm để đạt mục tiêu 5 năm là 6,5%.

Kịch bản 2: Để đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế cả năm là 6,5%, tăng trưởng kinh tế quý II là 6,7% (bằng kịch bản cũ), quý III và quý IV tăng trưởng lần lượt là 7,5% và 7,9%. Đây là kịch bản rất thách thức, đòi hỏi nỗ lực, quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị.

Hiện nay, hầu hết các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, người dân thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội đã hết thời gian thực hiện hoặc hiệu quả thấp.

Do đó, cơ quan này cho rằng cần sớm ban hành chính sách hỗ trợ mới như giảm thuế, phí…, tiếp tục phấn đấu giảm mặt bằng lãi suất cho vay để kích thích tăng trưởng, hỗ trợ sản xuất, kinh doanh.

[Longform] Toàn cảnh kinh tế Việt Nam quý I/2023

[Longform] Toàn cảnh kinh tế Việt Nam quý I/2023

Tiêu điểm -  2 năm
Kinh tế Việt Nam trong quý I/2023 đang mất cân đối khi tăng trưởng dựa gần như hoàn toàn vào khu vực dịch vụ. Sản xuất công nghiệp và kim ngạch xuất nhập khẩu lần đầu tăng trưởng âm so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, bức tranh vẫn còn nhiều điểm sáng và cơ hội sắp tới khi xuất khẩu nông nghiệp tăng mạnh, niềm tin kinh doanh được cải thiện, số dự án FDI mới tăng mạnh...
[Longform] Toàn cảnh kinh tế Việt Nam quý I/2023

[Longform] Toàn cảnh kinh tế Việt Nam quý I/2023

Tiêu điểm -  2 năm
Kinh tế Việt Nam trong quý I/2023 đang mất cân đối khi tăng trưởng dựa gần như hoàn toàn vào khu vực dịch vụ. Sản xuất công nghiệp và kim ngạch xuất nhập khẩu lần đầu tăng trưởng âm so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, bức tranh vẫn còn nhiều điểm sáng và cơ hội sắp tới khi xuất khẩu nông nghiệp tăng mạnh, niềm tin kinh doanh được cải thiện, số dự án FDI mới tăng mạnh...
Ngành sản xuất ‘đi lùi’ trong tháng 3

Ngành sản xuất ‘đi lùi’ trong tháng 3

Tiêu điểm -  2 năm

Sau khi có những dấu hiệu phục hồi trong tháng trước, ngành sản xuất của Việt Nam đã có một bước lùi trong tháng 3, khi sản lượng, số lượng đơn đặt hàng mới, và việc làm giảm trở lại.

3 thách thức với tăng trưởng 2023

3 thách thức với tăng trưởng 2023

Tiêu điểm -  2 năm

Theo Ngân hàng Thế giới, các nền kinh tế Đông Á - Thái Bình Dương phải đối mặt với ba thách thức quan trọng khi các nhà hoạch định chính sách phải hành động để duy trì và đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế sau Covid-19.

[Longform] Toàn cảnh kinh tế Việt Nam quý I/2023

[Longform] Toàn cảnh kinh tế Việt Nam quý I/2023

Tiêu điểm -  2 năm

Kinh tế Việt Nam trong quý I/2023 đang mất cân đối khi tăng trưởng dựa gần như hoàn toàn vào khu vực dịch vụ. Sản xuất công nghiệp và kim ngạch xuất nhập khẩu lần đầu tăng trưởng âm so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, bức tranh vẫn còn nhiều điểm sáng và cơ hội sắp tới khi xuất khẩu nông nghiệp tăng mạnh, niềm tin kinh doanh được cải thiện, số dự án FDI mới tăng mạnh...

Thập kỷ mất mát đang đến, các động lực tăng trưởng mờ dần

Thập kỷ mất mát đang đến, các động lực tăng trưởng mờ dần

Tiêu điểm -  2 năm

Ngân hàng Thế giới dự báo tăng trưởng GDP trung bình giai đoạn 2022 – 2030 sẽ giảm khoảng 1/3 so với tốc độ trung bình của 10 năm đầu thế kỷ này, ở mức 2,2%, khi các động lực tăng trưởng yếu dần.

Quảng Ninh đứng thứ 3 cả nước về tăng trưởng kinh tế

Quảng Ninh đứng thứ 3 cả nước về tăng trưởng kinh tế

Tiêu điểm -  1 ngày

Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) tỉnh Quảng Ninh sáu tháng năm 2025 đạt 11,03%, đứng thứ ba cả nước.

Tăng tốc đàm phán thuế nhờ đổi mới thẩm quyền phê duyệt APA

Tăng tốc đàm phán thuế nhờ đổi mới thẩm quyền phê duyệt APA

Tiêu điểm -  1 ngày

Việc thay đổi thẩm quyền phê duyệt hồ sơ APA được kỳ vọng sẽ rút ngắn thời gian xử lý và tăng tính chủ động cho doanh nghiệp khi đàm phán thuế quốc tế.

Doanh nghiệp Việt vẫn lận đận trong hành trình logistics xanh

Doanh nghiệp Việt vẫn lận đận trong hành trình logistics xanh

Tiêu điểm -  2 ngày

Khi tham gia quá trình logistics xanh, doanh nghiệp Việt Nam phải giải quyết bài toán về nhận thức, thói quen cũng như hạ tầng, chi phí, lựa chọn công nghệ.

UOB nâng dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam

UOB nâng dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Tiêu điểm -  2 ngày

UOB nâng dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam lên mức 6,9%, tăng gần 1 điểm phần trăm so với trước đó khi giai đoạn căng thẳng nhất đã qua.

Hà Nội dùng 284 màn hình LED lớn phục vụ đại lễ 2/9

Hà Nội dùng 284 màn hình LED lớn phục vụ đại lễ 2/9

Tiêu điểm -  4 ngày

Trải dọc hơn 10km tuyến diễu hành, Hà Nội sẽ có 284 màn hình LED được huy động và lắp mới, đặt tại các cửa ngõ và địa điểm công cộng, kết hợp với gần 400 loa truyền thanh.

Vietnam Tax Summit 2025: Định hình chiến lược thuế trong kỷ nguyên số và toàn cầu hóa

Vietnam Tax Summit 2025: Định hình chiến lược thuế trong kỷ nguyên số và toàn cầu hóa

Nhịp cầu kinh doanh -  6 giờ

Vietnam Tax Summit 2025 khẳng định thuế không còn là nghĩa vụ hành chính mà đang trở thành đòn bẩy chiến lược trong kỷ nguyên số và toàn cầu hóa.

VPBank và Lotte C&F nâng tầm quan hệ hợp tác, giới thiệu sản phẩm tài chính tiêu dùng

VPBank và Lotte C&F nâng tầm quan hệ hợp tác, giới thiệu sản phẩm tài chính tiêu dùng

Nhịp cầu kinh doanh -  6 giờ

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) và Công ty TNHH Lotte C&F Việt Nam (Lotte C&F) đánh dấu bước tiến mới trong quan hệ hợp tác bền vững thông qua sự kiện ra mắt sản phẩm tài chính tiêu dùng - Lotte Flex.

VinFast và Batx Energies hợp tác chiến lược về tái chế và tái sử dụng pin điện áp cao

VinFast và Batx Energies hợp tác chiến lược về tái chế và tái sử dụng pin điện áp cao

Phát triển bền vững -  7 giờ

VinFast vừa công bố ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược với BatX Energies - công ty công nghệ sạch hàng đầu của Ấn Độ với chuyên môn tái chế pin, thu hồi kim loại quý hiếm, và tái sử dụng pin cuối vòng đời.

VNG Value - Đối tác tin cậy trong lĩnh vực thẩm định giá

VNG Value - Đối tác tin cậy trong lĩnh vực thẩm định giá

Nhịp cầu kinh doanh -  8 giờ

Công ty TNHH Thẩm định giá VNG với 15 năm kinh nghiệm hoạt động, luôn được nhiều khách hàng tin tưởng, lựa chọn làm đối tác chiến lược trong lĩnh vực thẩm định giá.

Quỹ Vì tương lai xanh tài trợ gần 3 tỷ đồng cho chiến dịch 'Mùa hè Xanh 2025'

Quỹ Vì tương lai xanh tài trợ gần 3 tỷ đồng cho chiến dịch 'Mùa hè Xanh 2025'

Nhịp cầu kinh doanh -  8 giờ

Quỹ Vì tương lai xanh ngày 11/7 chính thức công bố đồng hành cùng Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh của 33 cơ quan và viện, trường triển khai chiến dịch “Mùa hè xanh” 2025. Chiến dịch có tổng ngân sách tài trợ lên đến gần 3 tỷ đồng, hướng đến thực hiện hàng loạt công trình xanh và lan tỏa lối sống xanh, bền vững đến nhiều vùng miền trên cả nước.

Thẻ SeABiz Ultra Cash của SeABank: Lợi ích kép cho doanh nghiệp

Thẻ SeABiz Ultra Cash của SeABank: Lợi ích kép cho doanh nghiệp

Nhịp cầu kinh doanh -  8 giờ

Thanh toán không tiền mặt đã trở thành thói quen của đại đa số người dân và cả các doanh nghiệp. Không chỉ giúp việc giao dịch thuận tiện, nhanh chóng, khi sử dụng thẻ tín dụng để thanh toán, doanh nghiệp còn được hưởng lợi lớn từ những giao dịch này.

Chọn ô tô đầu tiên, mua xe gì trong khoảng 500 triệu đồng?

Chọn ô tô đầu tiên, mua xe gì trong khoảng 500 triệu đồng?

Nhịp cầu kinh doanh -  8 giờ

Với giá bán chưa đến 500 triệu đồng nhờ loạt ưu đãi chồng ưu đãi, miễn phí trước bạ cùng lợi thế xe điện “nuôi” rẻ, VinFast VF 5 đang giúp ngày càng nhiều người Việt hiện thực hóa giấc mơ sở hữu ô tô riêng khi hầu bao chưa quá rủng rỉnh.