Khối ngoại miệt mài bán ròng: Nghịch lý trong thu hút vốn đầu tư nước ngoài

Trần Anh Thứ tư, 17/07/2024 - 08:43

Đại diện Dragon Capital nhận xét Việt Nam rất chú trọng vào thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài nhưng lại ít biện pháp khuyến khích dòng vốn đang rót gián tiếp vào các doanh nghiệp trong nước.

Chứng khoán Việt có còn 'lung linh' trong mắt nhà đầu tư nước ngoài? Ảnh: Hoàng Anh

FII liên tục bị rút ròng

Số liệu đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam "rất đẹp, tăng trưởng tốt" nhưng vốn đầu tư gián tiếp (FII) vào doanh nghiệp Việt Nam lại liên tục bị khối ngoại rút ròng trong năm năm trở lại đây với giá trị bán ước tính khoảng 7 tỷ USD.

Nêu lên thực trạng này tại Diễn đàn kinh tế mùa hè 2024 khi đánh giá về dòng vốn đầu tư của nước ngoài tại Việt Nam, ông Lê Anh Tuấn, Giám đốc khối đầu tư Dragon Capital chỉ ra sự sụt giảm của dòng vốn đầu tư gián tiếp có thể thấy rõ trên thị trường chứng khoán Việt Nam với sự tham gia của các quỹ đầu tư ngoại, quỹ ETF... 

Chỉ tính từ đầu năm tới hết phiên 15/7, khối ngoại đã bán ròng gần 61.000 tỷ đồng giá trị cổ phiếu của các doanh nghiệp niêm yết.

Số liệu ghi nhận các quỹ ETF liên tục bị rút ròng vốn từ đầu năm đến nay. Giữa tháng 6 vừa qua, gã khổng lồ quản lý tài sản BlackRock thông báo giải thể quỹ iShares Frontier & Select EM ETF, một quỹ chuyên đầu tư vào thị trường cận biên và mới nổi, trong đó đầu tư gần 20% tỷ trọng vốn vào thị trường Việt Nam.

Trước khi giải thể, quỹ đã bán ròng toàn bộ cổ phiếu Việt Nam với quy mô tài sản ròng khoảng 1.900 tỷ đồng.

Trước đó, giai đoạn 2020 - 2021, khối ngoại cũng liên tục rút ròng vốn, lần lượt là 15.700 tỷ đồng và hơn 58.000 tỷ đồng và giá trị rút ròng tăng lên 24.800 tỷ đồng vào năm ngoái.

Khác với FDI mang tính chất dài hạn hơn, FII được coi là dòng vốn ngắn hạn, nhà đầu tư ngoại có thể ra vào nhanh chóng nên việc giữ chân dòng vốn này cũng ít được nhắc tới hơn.

"Chúng ta đang tập trung nhiều vào thu hút nguồn vốn nước ngoài nhưng lại thiếu quan tâm đến việc thu hút nguồn vốn rót vào doanh nghiệp trong nước. Như vậy, sẽ thiếu một “chân” quan trọng trong câu chuyện này", ông Tuấn nhìn nhận.

Trong chia sẻ gần đây, ông Đinh Đức Minh, Giám đốc đầu tư VinaCapital đánh giá việc khối ngoại liên tục bán ròng trong hơn một năm qua có nguyên nhân chủ yếu là do Fed đã duy trì mức lãi suất cao trong một thời gian dài, do đó dòng tiền có xu hướng chuyển về Mỹ để hưởng mức lãi suất cao hơn và ít rủi ro hơn.

Ngoài ra, xu hướng đầu tư vào lĩnh vực trí tuệ nhân tạo và bán dẫn cũng thu hút những dòng tiền về những thị trường chứng khoán như Mỹ, Đài Loan hay Hàn Quốc, những thị trường có nhiều cơ hội đầu tư trong các lĩnh vực này.

FDI cũng không còn nhiều dư địa

Tiếp tục bàn về câu chuyện thu hút vốn đầu tư nước ngoài, ông Tuấn, từ góc độ một quỹ đầu tư nhận định trong thu hút FDI, Việt Nam có nhiều lợi thế từ sự dịch chuyển chuỗi cung ứng.

Chúng ta đang già đi, cơ hội cho Việt Nam bứt phá chỉ còn khoảng 10 - 15 năm nữa. Nếu chúng ta không quyết liệt, cơ hội sẽ không còn.

Ông Lê Anh Tuấn

Giám đốc đầu tư Dragon Capital

Theo ông Tuấn, trước kia, doanh nghiệp quan tâm nhất là chi phí, nhưng hiện nay sự ổn định mới quan trọng. Những quốc gia có sự ổn định về chính sách kinh tế sẽ có lợi thế lớn. Bên cạnh đó, Việt Nam vẫn phát huy tốt các chính sách tài khóa và tiền tệ.

Mặc dù vậy, chuyên gia của Dragon Capital cũng cảnh báo cơ hội để mở rộng thu hút FDI và xuất nhập khẩu cũng không còn nhiều.

“Thu hút FDI không thể “hữu xạ tự nhiên hương” mãi được. Chúng ta cần nỗ lực mới thu hút được dòng vốn FDI chất lượng”, ông Tuấn chia sẻ.

Vấn đề được ông Tuấn nhắc đến đó là khả năng kết nối cơ sở hạ tầng giữa hai miền Bắc – Nam. Đầu tư về sản xuất chủ yếu ở miền Bắc nhưng tiêu dùng lại tập trung về miền Nam, đây là vấn đề cần dung hòa.

Nhìn nhận về thách thức và hạn chế, chuyên gia Dragon Capital cho rằng cần thẳng thắn thừa nhận rằng hệ sinh thái của Việt Nam còn kém, không đủ hấp dẫn để giữ chân các tập đoàn dẫn đầu về công nghệ. Ông đặc biệt nhấn mạnh thủ tục hành chính còn chậm.

Một điểm trước kia từng là lợi thế nhưng giờ đang chuyển dần thành bất lợi của Việt Nam là vấn đề nhân lực.

"Cách đây 17 năm khi tôi tham gia Dragon Capital, tuổi bình quân của lao động Việt Nam là 29 tuổi, nhưng hiện nay đã là 37 tuổi. Chúng ta đang già đi, cơ hội cho Việt Nam bứt phá chỉ còn khoảng 10 - 15 năm nữa. Nếu chúng ta không quyết liệt, cơ hội sẽ không còn", ông Tuấn nhận định.

Miệt mài bán ròng, bao giờ khối ngoại quay lại chứng khoán Việt?

Miệt mài bán ròng, bao giờ khối ngoại quay lại chứng khoán Việt?

Tài chính -  1 tháng
Việc bán ròng không đến từ nội tại hay tiềm năng kinh tế Việt Nam suy yếu, do đó, các chuyên gia đều cho rằng dòng tiền ngoại sẽ sớm quay trở lại mua ròng.
Miệt mài bán ròng, bao giờ khối ngoại quay lại chứng khoán Việt?

Miệt mài bán ròng, bao giờ khối ngoại quay lại chứng khoán Việt?

Tài chính -  1 tháng
Việc bán ròng không đến từ nội tại hay tiềm năng kinh tế Việt Nam suy yếu, do đó, các chuyên gia đều cho rằng dòng tiền ngoại sẽ sớm quay trở lại mua ròng.
Tín dụng cả năm có thể đạt mục tiêu 15%

Tín dụng cả năm có thể đạt mục tiêu 15%

Tài chính -  9 giờ

Theo đại diện Ngân hàng Nhà nước, tốc độ tăng trưởng tín dụng trên tất cả các mặt rất tích cực, nhiều khả năng sẽ đạt được mục tiêu 15% cho cả năm.

Xe máy điện Dat Bike nhận khoản vay 4 triệu USD

Xe máy điện Dat Bike nhận khoản vay 4 triệu USD

Doanh nghiệp -  9 giờ

Dat Bike đã huy động được hơn 25 triệu USD với tham vọng dẫn đầu hành trình "xanh hóa" thị trường xe máy điện có giá trị 25 tỷ USD.

Lợi nhuận Vietjet tăng đột biến nửa đầu năm 2024

Lợi nhuận Vietjet tăng đột biến nửa đầu năm 2024

Doanh nghiệp -  9 giờ

Vietjet công bố báo cáo kiểm toán sáu tháng đầu năm 2024 với doanh thu, lợi nhuận tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ năm 2023.

Ông Phạm Ánh Dương kết thúc hành trình tại An Phát Holdings

Ông Phạm Ánh Dương kết thúc hành trình tại An Phát Holdings

Hồ sơ quản trị -  9 giờ

Từ một công ty mới thành lập chỉ với số vốn 15 tỷ đồng, An Phát Holdings đã “lớn nhanh như thổi” và trở thành doanh nghiệp hàng đầu ngành nhựa với mức vốn hóa lớn nhất sàn chứng khoán sau khi niêm yết.

Kinh tế lấy lại đà tăng trưởng như trước dịch Covid-19

Kinh tế lấy lại đà tăng trưởng như trước dịch Covid-19

Tiêu điểm -  9 giờ

Nền kinh tế đã phục hồi tích cực, lấy lại được đà tăng trưởng như giai đoạn trước dịch, với nhiều điểm sáng, nhất là xuất khẩu và thu hút FDI.

'Trùm' xe sang lãi lớn nhờ xe bình dân

'Trùm' xe sang lãi lớn nhờ xe bình dân

Doanh nghiệp -  9 giờ

Chủ tịch HĐQT của Haxaco từng nhấn mạnh về việc "đi bằng 2 chân" khi chia sẻ về việc mở rộng sang phân khúc mới từ vị thế vững chắc trên phân khúc xe sang.

Quảng Ninh ứng phó với bão số 3

Quảng Ninh ứng phó với bão số 3

Tiêu điểm -  15 giờ

Bão số 3 đã đi vào đất liền Quảng Ninh và gây nhiều thiệt hại. Hiện toàn tỉnh đang nỗ lực cao nhất ứng phó với cơn bão lớn này.