Không thiếu container phục vụ nhu cầu xuất nhập khẩu của Việt Nam

Phương Anh Thứ ba, 18/06/2024 - 17:32

Đại diện các doanh nghiệp cảng, hãng tàu, kho bãi khẳng định số lượng vỏ container cũng như các hoạt động vận chuyển đủ khả năng đáp ứng cho thị trường Việt Nam.

Đại diện Công ty TNHH Cảng container quốc tế Tân Cảng Hải Phòng (TC-HICT) tại buổi làm việc mới đây với Cục Hàng hải Việt Nam, cho biết, bến cảng hiện không có hiện tượng tắc nghẽn container rỗng, vấn đề quá tải container rỗng chỉ mang tính chất thời điểm.

Doanh nghiệp đã có các phương án chống tắc nghẽn cảng áp dụng từ trong giai đoạn Covid-19 đến nay là giảm thời gian lưu container rỗng miễn phí từ 5 xuống 4 ngày, hỗ trợ rút container rỗng ra khỏi cảng bằng đường sà lan.

Đại diện cảng Gemalink cho biết, cảng đã chuẩn bị phương án để đón sản lượng hàng hoá lên trong thời gian tới do cảng Singapore bị tắc nghẽn, hãng tàu sẽ chuyển hướng sang các thị trường lân cận, trong đó có Việt Nam do lợi thế về cảng nước sâu.

Không thiếu container phục vụ nhu cầu xuất nhập khẩu của Việt Nam
Giá cước vận tải biển đã tăng nhanh trong thời gian qua. Ảnh: Hoàng Anh

Bên cạnh đó, theo báo cáo của hãng tàu, thị trường Trung Quốc đang cần một lượng vỏ container lớn để phục vụ xuất khẩu hàng sang Mỹ trước ngày 1/8/2024.

Điều này dẫn tới tình trạng các hãng tàu có xu hướng chuyển vỏ container rỗng sang thị trường Trung Quốc, có thể ảnh hưởng đến tình hình cân bằng vỏ container rỗng. Tuy nhiên, tình hình này được dự báo sẽ sớm chất dứt.

Tuy nhiên, cũng tại buổi làm việc, đại diện các hãng tàu lớn có cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng hoá container đi châu Âu, Mỹ khẳng định không có hiện tượng thiếu vỏ container, trước mắt vẫn đảm bảo đáp ứng vỏ container phục vụ nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hoá cho thị trường Việt Nam.

Đại diện các kho hàng, kho bãi cho biết, sản lượng xuất, nhập vỏ container đến thời điểm hiện tại vẫn bảo đảm đáp ứng đủ nhu cầu cho khách hàng.

Các doanh nghiệp cảng cũng báo cáo tình hình hoạt động tàu thuyền vào rời cảng biển thông suốt, hiệu quả, không có hiện tượng tắc nghẽn hàng hoá, các bến cảng vẫn đủ khả năng đáp ứng sản lượng tàu thuyền kể cả trong trường hợp hàng hoá dự báo tăng trong thời gian tới.

Cục Hàng hải Việt Nam đã có văn bản yêu cầu các bên liên quan giám sát giám sát chặt chẽ tình hình tắc nghẽn tại các bến cảng, tình hình cung cấp vỏ container phục vụ hàng hóa xuất nhập khẩu và báo cáo định kỳ để đưa ra các giải pháp kịp thời.

Để đáp ứng nhu cầu sản lượng hàng hoá dự báo có thể tăng cao trong thời gian tới do xu hướng chuyển dịch hàng hoá từ cảng Singapore về Việt Nam, Cục Hàng hải đã chỉ đạp đẩy mạnh tốc độ giải phóng hàng hoá tại cảng, giảm thủ tục hành chính tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tàu, thuyền hàng hoá thông qua cảng biển.

Về dài hạn, cơ quan này sẽ tiếp tục phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan để đẩy nhanh tiến độ giải phóng hàng hoá tồn đọng lâu ngày tại cảng biển; bổ sung các quy định về phân bổ nguồn kinh phí nạo vét tuyến luồng để tăng cường trách nhiệm của các cơ quan liên quan.

Để doanh nghiệp tránh bị ảnh hưởng bởi biến động giá cước và lịch trình vận tải, lãnh đạp Cục Hàng hải đề nghị các hiệp hội ngành hàng tập hợp các doanh nghiệp thành viên cùng xây dựng kế hoạch sản xuất, kế hoạch vận tải, làm cơ sở ký kết hợp đồng dài hạn với hãng tàu, giảm thiểu tối đa tác động của giá cước nhất là trong giai đoạn thị trường có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường như hiện nay.

Theo thống kê về chỉ số giá vận chuyển container của trang Drewry (Trung tâm nghiên cứu hàng hải độc lập cung cấp thông tin về thị trường hàng hải), giá dịch vụ vận tải container từ châu Á đi châu Âu, châu Mỹ bắt đầu tăng cao từ đầu năm nay và đạt đỉnh vào cuối tháng 1 vừa qua.

Sang tháng tiếp theo, giá cước giảm dần đều và thời điểm tháng 4 đã giảm khoảng 1/3 so với tháng 1/2024.

Tuy nhiên, tháng trước, giá cước vận tải biển tiếp tục tăng nhanh trở lại và thậm chí vượt tới gần 20% mức của tháng 1.

Giá cước vận chuyển hàng hóa container đi tuyến đi từ châu Á đi châu Âu và Mỹ có mức tăng lớn nhất, còn chiều ngược lại và các tuyến vận tải nội Á không biến động nhiều.

Theo Cục Hàng hải Việt Nam, giá cước vận tải biển container được điều tiết theo thị trường quốc tế, biến động theo cung cầu thị trường.

Việt Nam là một mắt xích trong chuỗi cung ứng hàng hoá trên toàn cầu, do vậy, giá cước vận tải của Việt Nam cũng bị điều chỉnh theo giá chung của thị trường thế giới.

Cục Hàng hải cho biết thêm, sản lượng hàng hoá container xuất nhập khẩu thông qua cảng biển Việt Nam 5 tháng đầu năm 2024 ghi nhận tốc độ tăng trưởng so với cùng kỳ cao nhất trong 5 năm trở lại đây. 

Giá cước vận tải biển tăng dựng đứng

Giá cước vận tải biển tăng dựng đứng

Tiêu điểm -  5 tháng
Dự kiến giá cước vận tải hàng hóa sẽ tiếp tục neo cao trong thời gian tới do nhiều yếu tố.
Giá cước vận tải biển tăng dựng đứng

Giá cước vận tải biển tăng dựng đứng

Tiêu điểm -  5 tháng
Dự kiến giá cước vận tải hàng hóa sẽ tiếp tục neo cao trong thời gian tới do nhiều yếu tố.
Viễn cảnh tiêu cực bao trùm ngành vận tải biển

Viễn cảnh tiêu cực bao trùm ngành vận tải biển

Tiêu điểm -  2 năm

Tình hình thị trường vận tải biển xấu đi nhanh chóng theo xu hướng kinh tế toàn cầu. Sản lượng vận tải biển đã giảm tốc, trong khi giá cước vận tải có thể sẽ vẫn chịu áp lực cho đến năm 2023.

Ngành vận tải biển tiếp tục 'nóng'

Ngành vận tải biển tiếp tục 'nóng'

Doanh nghiệp -  2 năm

Nhóm phân tích của SSI Research dự báo, tình trạng gián đoạn chuỗi cung ứng có thể kéo dài đến năm 2023, lâu hơn kỳ vọng ban đầu do các diễn biến tiêu cực trên thế giới gần đây.

Cước vận tải biển ‘ăn mòn' lợi nhuận doanh nghiệp thủy sản

Cước vận tải biển ‘ăn mòn' lợi nhuận doanh nghiệp thủy sản

Tiêu điểm -  2 năm

Phí logistics tăng kỷ lục từ cuối năm 2020 đến nay đang trở thành “cơn ác mộng” của các doanh nghiệp thủy sản bởi bị tăng chi phí khiến hao hụt lợi nhuận.

Vận tải biển lại thêm cú sốc khi cảng lớn nhất tạm dừng

Vận tải biển lại thêm cú sốc khi cảng lớn nhất tạm dừng

Tiêu điểm -  3 năm

Cảng vận chuyển lớn nhất thế giới theo trọng tải hàng hóa mới đây đã đóng cửa một trong những nhà ga quan trọng sau khi phát hiện ca nhiễm Covid-19, gia tăng căng thẳng với ngành vận tải biển toàn cầu và gián đoạn chuỗi cung ứng.

Tập đoàn Sanofi nỗ lực đẩy lùi bệnh cúm mùa

Tập đoàn Sanofi nỗ lực đẩy lùi bệnh cúm mùa

Nhịp cầu kinh doanh -  4 giờ

Tập đoàn Sanofi đã tổ chức chuỗi hội thảo khoa học nhằm nâng cao nhận thức về bệnh cúm và giải pháp tiêm ngừa.

Công nghệ số giải bài toán chuyển đổi xanh

Công nghệ số giải bài toán chuyển đổi xanh

Phát triển bền vững -  4 giờ

Công nghệ số được ứng dụng trong sản xuất, kinh doanh giúp doanh nghiệp thúc đẩy hiệu quả các giải pháp chuyển đổi xanh.

Phát triển bền vững có tính kế thừa giữa các 'ông chủ' doanh nghiệp

Phát triển bền vững có tính kế thừa giữa các 'ông chủ' doanh nghiệp

Diễn đàn quản trị -  4 giờ

Phát triển bền vững tại nhiều doanh nghiệp xuất phát từ mối liên kết chặt chẽ giữa các thế hệ lãnh đạo, nhân sự với nhau, song hành với công nghệ và văn hóa.

Doanh nghiệp nhà nước phải vận hành theo cơ chế thị trường

Doanh nghiệp nhà nước phải vận hành theo cơ chế thị trường

Tiêu điểm -  6 giờ

Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh yêu cầu doanh nghiệp nhà nước phải hoạt động theo cơ chế thị trường, khi thảo luận về dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Kotler Award Việt Nam 2024 vinh danh nhà tiếp thị xuất sắc

Kotler Award Việt Nam 2024 vinh danh nhà tiếp thị xuất sắc

Nhịp cầu kinh doanh -  6 giờ

Kotler Awards Việt Nam 2024 vinh danh 27 nhà tiếp thị kinh doanh, chuyên gia tiếp thị, nhà quản trị chiến lược và doanh nghiệp xuất sắc.

Cú bẻ lái của Hateco Group và dấu ấn của doanh nhân Trần Văn Kỳ

Cú bẻ lái của Hateco Group và dấu ấn của doanh nhân Trần Văn Kỳ

Hồ sơ quản trị -  14 giờ

Khởi đầu rồi phát triển mạnh nhờ bất động sản, doanh nhân Trần Văn Kỳ tiếp tục dẫn dắt Hateco Group đầu tư mạnh vào hạ tầng cảng biển.

Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững

Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững

Phát triển bền vững -  1 ngày

Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.

Đọc nhiều