Tiêu điểm
Khu kinh tế Vân Đồn mở cửa đón nhà đầu tư
Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế Vân Đồn là cơ sở pháp lý để thu hút đầu tư.
Vân Đồn sẽ được phát triển thành khu kinh tế biển đa ngành, đa lĩnh vực, trung tâm công nghiệp giải trí có casino, du lịch biển - đảo cao cấp và dịch vụ tổng hợp.
Đồng thời, Vân Đồn sẽ trở thành là cửa ngõ giao thương quốc tế để tạo ra những sản phẩm độc đáo, khác biệt, hiện đại với chất lượng cao, có thương hiệu và khả năng cạnh tranh quốc tế; xây dựng đô thị biển đảo xanh, hiện đại và thông minh, bền vững, có vị trí đặc biệt quan trọng về quốc phòng an ninh…
Đó là định hướng của đồ án điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế Vân Đồn đến năm 2040 vừa được UBND tỉnh Quảng Ninh công bố ngày 26/2/2020,
So với quy hoạch đã được phê duyệt năm 2009, điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế Vân Đồn đến năm 2040 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 266/QĐ-TTg ngày 17/02/2020 có nhiều điểm mới.
Cụ thể, đồ án đã cập nhật các dự án động lực gồm sân bay và đường cao tốc. Quy mô dân số có sự thay đổi với giai đoạn 2030 là 140.000 - 200.000 người, giai đoạn 2040 là 300.000 - 500.000 người.
Định hướng cấu trúc phát triển không gian khu kinh tế Vân Đồn chia theo hai vùng gồm đảo Cái Bầu và quần đảo Vân Hải.
Vân Đồn sẽ hình thành năm vành đai phát triển, gồm vành đai nghỉ dưỡng sinh thái cao cấp; vành đai du lịch sinh thái gắn với bảo vệ di sản thiên nhiên; vành đai đô thị dịch vụ, văn hóa và vui chơi giải trí (khu vực phía Đông đảo Cái Bầu).
Ngoài ra còn có vành đai dịch vụ, thương mại công nghiệp công nghệ cao và dịch vụ hậu cần (khu vực phía Tây đảo Cái Bầu); vành đai dự trữ phát triển mở rộng phía Tây (thuộc địa giới thành phố Cẩm Phả và huyện Tiên Yên).
So với quy hoạch cũ, định hướng phát triển không gian mới của Vân Đồn ngoài khu vực đảo Cái Bầu thì ở khu vực quần đảo Vân Hải được nghiên cứu và tối đa các giá trị sinh thái đặc hữu để tạo ra giá trị khác biệt cho khu kinh tế Vân Đồn.
Ông Nguyễn Văn Thắng, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh khẳng định, đồ án này có ý nghĩa rất quan trọng trong chiến lược xây dựng và phát triển của Vân Đồn cũng như của tỉnh Quảng Ninh và quốc gia. Quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế Vân Đồn đến năm 2040 theo hướng chất lượng cao, đảm bảo sự tiếp cận thuận lợi của người dân, du khách và lao động tại khu kinh tế, phù hợp với đặc điểm biển đảo của huyện Vân Đồn.
"Đây là cơ sở pháp lý quan trọng trong việc quản lý đầu tư xây dựng, thu hút các nhà đầu tư, tổ chức phân bố dân cư, phân bố đô thị, phân bố không gian các khu chức năng và xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật đồng bộ nhằm đảm bảo môi trường sống bền vững, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn Vân Đồn", ông Thắng nói.
Lãnh đạo tỉnh cho biết tỉnh sẽ tập trung đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng kết nối đồng bộ với sân bay, đường cao tốc... biến Vân Đồn thành nơi đáng đầu tư, đáng đến và đáng sống.
Đến nay, khu kinh tế Vân Đồn đã thu hút được khoảng 56 nghìn tỷ đồng vốn đầu tư từ những dự án được nhà đầu tư nghiên cứu trong quá trình chờ phê duyệt quy hoạch. Nhiều nhà đầu tư lớn của cả nước đã có mặt ở Vân Đồn như Sun Group, Vingroup, CEO Group, FLC...
Tính toán của tỉnh Quảng Ninh cho thấy, tổng nhu cầu vốn cần huy động để đầu tư vào khu kinh tế Vân Đồn giai đoạn 2019 - 2030 nhằm đạt được mục tiêu đã đặt ra là 171.550 tỷ đồng. Trong đó, vốn đầu tư trong nước là 75.150 tỷ đồng, vốn đầu tư nước ngoài khoảng 96.400 tỷ đồng.
Theo đánh giá của ông Cao Văn Kiên, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn CEO, các phân khu chức năng cũng như các giai đoạn triển khai phát triển khu kinh tế Vân Đồn được hoạch định rất rõ ràng để đảm bảo việc triển khai dự án của các nhà đầu tư không quá xô bồ, không khiến khu kinh tế Vân Đồn trở thành một đại công trường.
Ông Kiên cho biết, đây cũng là mong muốn của các nhà đầu tư như Tập đoàn CEO, giúp các doanh nghiệp có thêm cơ sở và niềm tin để tiếp tục đầu tư mạnh mẽ hơn nữa vào khu kinh tế Vân Đồn.
Trong giai đoạn này, các tập đoàn tiên phong như CEO Group đang triển khai mạnh mẽ các dự án ở Vân Đồn. Công tác giải phóng mặt bằng, công tác thi công hạ tầng kỹ thuật hiện đang được Tập đoàn CEO đẩy mạnh, phân khu Sonasea Singapore Shoptel thuộc dự án tổ hợp du lịch nghỉ dưỡng Sonasea Vân Đồn Harbor City sắp hoàn thiện và dự kiến ra mắt nhà đầu tư trong quý 2/2020.
Với sự hỗ trợ và đồng hành của tỉnh Quảng Ninh, ông Kiên cho biết sẽ hoàn thành dự án đúng tiến độ đã cam kết, biến dự án thành một điểm đến yêu thích cho du khách, đồng thời là đầu cầu để kết nối thu hút thêm các nhà đầu tư trong và ngoài nước cùng phát triển Vân Đồn.
"Với khía cạnh của nhà tư, chúng tôi mong muốn tỉnh sớm hoàn thiện điều chỉnh các quy hoạch phân khu để đảm bảo các dự án liên quan sớm được triển khai", lãnh đạo Tập đoàn CEO nói và cho rằng, Quảng Ninh cần tiếp tục thúc đẩy phát triển hạ tầng nội khu, hệ thống giao thông vành đai kết nối với đảo Cái Bầu, với các phân khu chức năng để các nhà đầu tư có cơ sở hoàn thiện đồ án.
Bên cạnh giao thông, hạ tầng điện nước viễn thông cũng cần được thúc đẩy một cách mạnh mẽ, quyết liệt hơn. Tỉnh Quảng Ninh cũng cần có các kế hoạch dài hơi để sớm hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng, sớm có quỹ đất sạch giao cho các nhà đầu tư, hiện thực hoá ý tưởng đầu tư.
Ông Phạm Quang Tùng, CEO Công ty TNHH Thanh Tùng Vân Đồn, Phó Chủ tịch Câu lạc bộ đầu tư khởi nghiệp Quảng Ninh cũng cho rằng vấn đề quỹ đất cần được nhanh chóng giải quyết vì trong thời gian qua, các nhà đầu tư gặp rất nhiều khó khăn về quỹ đất, mặt bằng để triển khai xây dựng nhà máy, cơ sở chế biến và cơ sở dịch vụ.
Xây dựng Vân Đồn thành nơi đáng sống nhất châu Á - Thái Bình Dương
Phê duyệt quy hoạch xây dựng Vân Đồn đến 2040
Huyện Vân Đồn (Quảng Ninh) được quy hoạch trở thành khu kinh tế biển đa ngành, đa lĩnh vực, trung tâm công nghiệp giải trí có casino, du lịch biển đảo cấp cao, dịch vụ tổng hợp, là cửa ngõ giao thương quốc tế...
Đề xuất đầu tư tổ hợp gần 500ha tái hiện thương cảng cổ Vân Đồn
Dự án Vega City Vân Đồn sẽ có riêng một khu vực tái hiện thương cảng cổ Vân Đồn với những nét kiến trúc, văn hóa, tập quán buôn bán đặc trưng của người Việt Nam xưa.
Chính phủ thí điểm thành lập Ban Quản lý Khu kinh tế Vân Đồn
Chính phủ giao UBND tỉnh Quảng Ninh trình Thủ tướng Chính phủ quyết định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý Khu kinh tế Vân Đồn.
Quảng Ninh muốn lấy lại dự án khu du lịch của Sudico ở Vân Đồn
Sau hơn chục năm nhận đất nhưng chậm triển khai dự án, UBND tỉnh Quảng Ninh đã đề nghị Sudico trả lại dự án khu du lịch sinh thái Sông Đà - Ngọc Vừng ở Vân Đồn để tỉnh lựa chọn nhà đầu tư khác.
Phố đi bộ nơi 'tọa độ kim cương' của Phổ Yên chính thức lộ diện
Phố đi bộ bên cạnh quảng trường Vạn Xuân sẽ sớm trở thành biểu tượng giao thương và điểm đến sôi động bậc nhất, giúp gia tăng giá trị bất động sản cho khu vực
LPBank dẫn đầu trong thanh toán quốc tế với giải thưởng từ JPMorgan Chase
LPBank nhận giải "Chất lượng thanh toán quốc tế xuất sắc" từ JPMorgan Chase, khẳng định vị thế dẫn đầu thanh toán quốc tế với giao dịch USD 3 năm liền (2022-2024).
Nhà máy ô tô Thành Công Việt Hưng chuẩn bị đi vào hoạt động
Nhà máy ô tô Thành Công Việt Hưng đặt tại Quảng Ninh có công suất 120.000 xe/năm, sẽ đi vào chạy thử từ cuối năm 2024 và vận hành thương mại từ đầu năm 2025.
Vinhomes chỉ mua vào 67% số cổ phiếu quỹ đăng ký
Ước tính Vinhomes đã chi gần 10.500 tỷ đồng cho gần 247 triệu cổ phiếu quỹ kể trên nếu tính giá trị giao dịch mỗi phiên theo giá đóng cửa.
Hết 'room' margin, công ty chứng khoán dồn dập tăng vốn
Bên cạnh việc có thêm “room” cho vay để đảm bảo mức trần quy định, hàng nghìn tỷ đồng từ các đợt tăng vốn cũng giúp các công ty gia tăng nội lực tài chính.
Đường sắt tốc độ cao: Tìm lời giải bài toán vốn, công nghệ
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được kỳ vọng sẽ đảm bảo tiến độ, chất lượng và hiệu quả thông qua việc áp dụng các cơ chế đặc thù, tập trung huy động nguồn lực trong nước và chuyển giao công nghệ hiện đại.
Lựa chọn hợp lý cho dự án làm du lịch trong rừng
Lựa chọn thuê môi trường rừng làm du lịch phù hợp với các dự án có quy mô lưu trú nhỏ, tập trung khai thác các hoạt động trải nghiệm trong rừng với vốn đầu tư không quá lớn.