Tiêu điểm
Kinh tế số Việt Nam tăng trưởng nhanh hơn Singapore, Indonesia
Trong số 23 tỷ USD giá trị kinh tế số Việt Nam trong năm 2022, lĩnh vực thương mại điện tử có đóng góp lớn nhất với 14 tỷ USD.
Theo báo cáo mới phát hành của Google, Temasek và Bain & Company, nền kinh tế số của Việt Nam dự kiến đạt 23 tỷ USD trong năm nay, tăng 28% so năm ngoái.
Đóng góp vào nền kinh tế số Việt Nam là 5 lĩnh vực hàng đầu, bao gồm: thương mại điện tử, vận chuyển, du lịch số, truyền thông và các dịch vụ tài chính số.
Đáng chú ý, kinh tế số của Việt Nam có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất khu vực là 28%. Sang giai đoạn 2022-2025, với mức tăng trưởng 31%, hãng này dự báo, nền kinh tế số Việt Nam sẽ đạt mức khoảng 49 tỷ USD vào năm 2025.
Trong khi đó, Indonesia có mức tăng 22% so với năm 2021 (đạt 77 tỷ USD). Các quốc gia khác như Malaysia tăng 13% (đạt 21 tỷ USD); Philippines tăng 22% (đạt 20 tỷ USD); Singapore tăng 22% (đạt 18 tỷ USD); Thái Lan tăng 17% (đạt 35 tỷ USD).
Trong số 23 tỷ USD kinh tế số Việt Nam trong năm 2022, lĩnh vực thương mại điện tử có đóng góp lớn nhất với 14 tỷ USD.
Các nhà phân tích đánh giá, sau đại dịch, Việt Nam là một trong những quốc gia khôi phục các hoạt động bình thường mới một cách nhanh chóng, đồng thời vẫn duy trì và phát triển một số thói quen trong đại dịch, điển hình là mua sắm trực tuyến và giao đồ ăn.
Khảo sát của Google cho thấy 60% người dùng sẽ duy trì thói quen sử dụng các nền tảng thương mại điện tử trong 12 tháng tới, và 30% dự kiến sử dụng nhiều hơn. Trong số người dùng thành thị, 96% có sử dụng các dịch vụ thương mại điện tử và khoảng 84-85% sử dụng các dịch vụ như mua hàng trực tuyến, vận tải, giao đồ ăn.
Bà Stephanie, Phó chủ tịch Google châu Á - Thái Bình Dương, Phụ trách khu vực Đông Nam Á nhận định: "Việt Nam đứng đầu bảng xếp hạng năm nay với nền kinh tế kỹ thuật số có tốc độ phát triển nhanh nhất và thương mại điện tử có tốc độ tăng cao nhất khu vực Đông Nam Á. Bất chấp những khó khăn hiện tại trên toàn cầu và khu vực, tổng giá trị hàng hóa (GMV) của Việt Nam đang trên đà chạm mức 50 tỉ USD vào năm 2025".
Các dịch vụ tài chính kỹ thuật số tiếp tục phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam. Dịch vụ tài chính kỹ thuật số được kỳ vọng phát triển vượt bậc với khoản cho vay tăng mạnh ở mức khoảng 56% và các khoản đầu tư kỹ thuật số sẽ nhảy vọt sau năm 2025.
Cụ thể, lĩnh vực cho vay kỹ thuật số đạt tỷ lệ tăng trưởng kép hằng năm nhanh nhất ở mức 114%. Lĩnh vực đầu tư dự kiến sẽ có bước nhảy vọt lớn nhất vào năm 2025 với mức tăng trưởng kép hằng năm hơn 106%. Trong khi đó các lĩnh vực thanh toán, chuyển tiền cũng có mức tăng trưởng khá, lần lượt 21% và 31%.
Báo cáo của Google có nhiều điểm tương đồng với báo cáo được Meta công bố trước đó. Theo Meta, tại Việt Nam, gần 8/10 dân số là người tiêu dùng kỹ thuật số. Meta đánh giá Việt Nam nằm trong nhóm các thị trường đứng đầu về tỷ lệ đón nhận các công nghệ tương lai như fintech và metaverse.
Hai bài toán lớn của thị trường thương mại điện tử
VinaCapital lập thêm quỹ đầu tư mạo hiểm 100 triệu USD
Theo đó, quỹ VinaCapital Ventures thứ 2 sẽ tập trung tìm kiếm các công ty công nghệ có tốc độ tăng trưởng cao nhằm thúc đẩy các lĩnh vực chính của Việt Nam như tiêu dùng, tài chính, y tế, nông nghiệp và du lịch.
Nextrans muốn thành lập thêm quỹ 50 triệu USD đầu tư vào Việt Nam
Với việc dự kiến thành lập quỹ mới, Nextrans muốn tìm kiếm thêm các doanh nghiệp trong lĩnh vực tăng trưởng bền vững như: giải pháp xử lý rác thải, thực phẩm và xe điện, cùng với các lĩnh vực mới nổi như công nghệ tài sản, proptech và SaaS.
Cơ hội để Việt Nam bắt nhịp blockchain thế giới
Trong danh sách 200 doanh nghiệp top đầu thế giới về blockchain thì có hơn 10 là doanh nghiệp do người Việt Nam sáng lập và làm chủ.
Mạnh dạn tận dụng cơ hội khởi nghiệp với kinh tế tuần hoàn
Startup trong lĩnh vực kinh tế tuần hoàn có thể là chìa khóa giải quyết những khúc mắc giúp hiện thực hóa mô hình này. Ngược lại, cơ hội thành công cho các dự án này cũng đang rộng mở khi kinh tế tuần hoàn trở thành xu thế tất yếu.
Hết 'room' margin, công ty chứng khoán dồn dập tăng vốn
Bên cạnh việc có thêm “room” cho vay để đảm bảo mức trần quy định, hàng nghìn tỷ đồng từ các đợt tăng vốn cũng giúp các công ty gia tăng nội lực tài chính.
Đường sắt tốc độ cao: Tìm lời giải bài toán vốn, công nghệ
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được kỳ vọng sẽ đảm bảo tiến độ, chất lượng và hiệu quả thông qua việc áp dụng các cơ chế đặc thù, tập trung huy động nguồn lực trong nước và chuyển giao công nghệ hiện đại.
Lựa chọn hợp lý cho dự án làm du lịch trong rừng
Lựa chọn thuê môi trường rừng làm du lịch phù hợp với các dự án có quy mô lưu trú nhỏ, tập trung khai thác các hoạt động trải nghiệm trong rừng với vốn đầu tư không quá lớn.
Hanoi Melody Residences: 'Tọa độ nóng' của thị trường căn hộ nội đô
Tổ hợp căn hộ đa tiện ích Hanoi Melody Residences tại khu vực Tây Nam Linh Đàm đang đón lượng khách tăng vọt trong những ngày gần đây.
PVcomBank khuyến nghị khách hàng sớm cập nhật giấy tờ và xác thực sinh trắc học
PVcomBank khuyến nghị khách hàng cập nhật giấy tờ tùy thân và đối chiếu sinh trắc học trước 1/1/2025 để đảm bảo giao dịch an toàn, liên tục.
Kinh tế số quốc gia lấy quản trị số làm gốc
Quản trị số sẽ không chỉ là một công cụ hỗ trợ, mà còn là "linh hồn" của nền kinh tế số Việt Nam, giúp đất nước chuyển mình mạnh mẽ trong bối cảnh mới.
Diễn giả quốc tế: VinFuture thúc đẩy tiến bộ khoa học công nghệ toàn cầu
Với chủ đề “Vật liệu cho tương lai bền vững”, tọa đàm của Quỹ VinFuture với các nhà khoa học hàng đầu thế giới, mang tới góc nhìn sâu sắc về vật liệu bền vững.