Nghị quyết 68: Cú hích thực chất cho doanh nghiệp vừa và nhỏ
Nghị quyết 68 tạo cú hích mạnh mẽ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ bằng chính sách hỗ trợ tài chính, tháo gỡ khó khăn.
Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) dự đoán nền kinh tế thế giới sẽ đạt mức tăng trưởng 5,6% vào năm nay, nếu việc triển khai vắc xin cũng như chính sách hỗ trợ nền kinh tế của các quốc gia đạt hiệu quả cao.
Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) dự đoán nền kinh tế thế giới sẽ phục hồi trở lại vào mức trước khi Covid-19 bùng phát vào giữa năm 2021, sau đó đạt được mức tăng trưởng khoảng 5,6% vào cuối năm.
Theo OECD, nền kinh tế thế giới đã vượt qua thời kỳ đen tối nhất, khi nhiều lĩnh vực đã bắt đầu thích ứng được với những hạn chế mà đại dịch Covid-19 gây ra, từ đó cải thiện hoạt động và doanh thu. Mặt khác, việc triển khai vắc xin ở các quốc gia đang và sẽ trở thành động lực quan trọng để thúc đẩy các nền kinh tế.
Từ đó, các chuyên gia OECD nhận định, nền kinh tế sẽ vượt qua mức trước đại dịch Covid-19 vào khoảng giữa năm 2021, đạt được mức tăng trưởng 5,6% trong năm nay. Dự báo này lạc quan hơn so với con số được OECD đưa ra vào tháng 12 là 4,2%.
Năm 2022, nền kinh tế thế giới được dự báo sẽ tăng trưởng khoảng 4%, cao 0,3% so với dự đoán trước. Tốc độ phục hồi và tăng trưởng sẽ khác nhau giữa các quốc gia cũng như các lĩnh vực trong nền kinh tế, phụ thuộc vào khả năng kiểm soát đại dịch, chính sách hỗ trợ, kích cầu từ chính phủ và đặc biệt là tốc độ triển khai vắc xin.
Ấn Độ được dự báo là quốc gia có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất, với mức 12,6% trong năm 2021 và 5,4% trong năm 2022. Trung Quốc cũng được cho là đạt mức tăng trưởng tích cực 7,8% năm 2021, thấp hơn 0,2% so với dự báo trước.
Tuy nhiên, rủi ro đối với nền kinh tế thế giới vẫn còn hiện hữu nếu các quốc gia, đặc bệt là các nước đang phát triển chậm chạp trong việc triển khai tiêm chủng. Mặt khác, sự xuất hiện của các biến chủng mới cũng đang làm gia tăng lo ngại về hiệu quả của vắc xin trong kiểm soát dịch bệnh.
Bà Laurence Boone, Chuyên gia kinh tế trưởng OECD nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tổ chức tiêm chủng nhanh chóng để các nền kinh tế có thể mở cửa trở lại hoàn toàn, bên cạnh việc tạo điều kiện cho chính sách tài khóa phát huy tác dụng.
“Điều quan trọng là phải kết hợp giữa chính sách tài khóa với chính sách y tế”, bà Boone phát biểu tại họp báo công bố báo cáo cập nhật của OECD.
Đối với chính sách tài khóa, OECD đề xuất các chính phủ thực hiện chiến lược “đầu tư nhanh”, với trọng tâm là đẩy nhanh thực hiện các kế hoạch chi tiêu sử dụng ngân sách nhà nước để thúc đẩy tăng trưởng, giải quyết thất nghiệp.
Bên cạnh đó, đầu tư công cần hướng tới hỗ trợ tối đa cho doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ thích ứng với các công cụ kỹ thuật số. Đầu tư công nghệ số cũng như cơ sở hạ tầng “sạch” hơn cũng là biện pháp giúp thúc đẩy chuyển đổi mô hình kinh tế, hướng tới phục hồi bền vững.
Chính sách an sinh xã hội cũng đóng vai trò quan trọng trong công cuộc phục hồi kinh tế. Theo bà Boone, các quốc gia cần tiếp tục hỗ trợ, đảm bảo cuộc sống cho những nhóm người bị ảnh hưởng nặng nề nhất từ cuộc khủng hoảng toàn diện Covid-19 thông qua các gói hỗ trợ tài chính cũng như đào tạo nâng cao kỹ năng, chuyển đổi nghề nghiệp.
Song song với đó, nhóm lao động trẻ tuổi cũng cần được hỗ trợ để “giúp họ chuẩn bị cho một thị trường lao động toàn cầu đang ngày càng thay đổi”.
Các chính sách hỗ trợ về thu nhập cho người lao động cũng như doanh nghiệp nên được duy trì cho đến khi công tác tiêm phòng Covid-19 đạt được hiệu quả nhất định trong việc nới lỏng các hoạt động kinh tế, xã hội.
Trên góc độ quốc tế, OECD tiếp tục kêu gọi sự hợp tác chặt chẽ giữa các quốc gia để “tăng cường hiệu quả từ các phản ứng chính sách ứng phó với đại dịch”, đảm bảo quá trình phục hồi diễn ra toàn diện và mạnh mẽ.
Nghị quyết 68 tạo cú hích mạnh mẽ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ bằng chính sách hỗ trợ tài chính, tháo gỡ khó khăn.
Thủ tướng yêu cầu phải có hệ thống các chính sách đột phá, thu hút được các nhà đầu tư quốc tế tham gia trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam.
Bắc Ninh đang tăng tốc cải thiện môi trường điều hành và thúc đẩy hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, quyết tâm ghi tên vào nhóm 10 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước.
Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, đây là công trình quan trọng, cần được hoàn thành kịp thời để phục vụ các hoạt động đối ngoại trong khuôn khổ APEC 2027.
Những vướng mắc về xác định giá đất để thanh toán cho nhà đầu tư đã bỏ vốn xây dựng hạ tầng cho khu đô thị mới Thủ Thiêm đã được tháo gỡ.
HANOISME vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất, ghi nhận 30 năm cống hiến, đồng hành và hỗ trợ phát triển bền vững cho doanh nghiệp Việt Nam.
Khám phá cách các doanh nghiệp tái thiết mô hình kinh doanh để tìm ra vùng lợi nhuận thực sự và nâng cao hiệu quả chiến lược dài hạn.
Nghị quyết 68 tạo cú hích mạnh mẽ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ bằng chính sách hỗ trợ tài chính, tháo gỡ khó khăn.
Dự báo giá vàng tuần tới cho thấy sự giằng co và khó đoán, phụ thuộc vào kết quả đàm phán Mỹ - Trung và loạt dữ liệu kinh tế quan trọng từ Mỹ.
Thúc đẩy ngành công nghiệp nghiên cứu và sản xuất giống cây trồng cần sự chung tay của nhà nước, nhà trường, nhà khoa học cùng cộng đồng doanh nghiệp.
Tại Đông Nam Á, Cake là ngân hàng thuần số đầu tiên đạt cấp độ cao nhất về công nghệ chống giả mạo khuôn mặt, do chính kỹ sư công nghệ người Việt xây dựng.
Thủ tướng yêu cầu phải có hệ thống các chính sách đột phá, thu hút được các nhà đầu tư quốc tế tham gia trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam.