Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) dự đoán nền kinh tế thế giới sẽ đạt mức tăng trưởng 5,6% vào năm nay, nếu việc triển khai vắc xin cũng như chính sách hỗ trợ nền kinh tế của các quốc gia đạt hiệu quả cao.
Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) dự đoán nền kinh tế thế giới sẽ phục hồi trở lại vào mức trước khi Covid-19 bùng phát vào giữa năm 2021, sau đó đạt được mức tăng trưởng khoảng 5,6% vào cuối năm.
Theo OECD, nền kinh tế thế giới đã vượt qua thời kỳ đen tối nhất, khi nhiều lĩnh vực đã bắt đầu thích ứng được với những hạn chế mà đại dịch Covid-19 gây ra, từ đó cải thiện hoạt động và doanh thu. Mặt khác, việc triển khai vắc xin ở các quốc gia đang và sẽ trở thành động lực quan trọng để thúc đẩy các nền kinh tế.
Từ đó, các chuyên gia OECD nhận định, nền kinh tế sẽ vượt qua mức trước đại dịch Covid-19 vào khoảng giữa năm 2021, đạt được mức tăng trưởng 5,6% trong năm nay. Dự báo này lạc quan hơn so với con số được OECD đưa ra vào tháng 12 là 4,2%.
Năm 2022, nền kinh tế thế giới được dự báo sẽ tăng trưởng khoảng 4%, cao 0,3% so với dự đoán trước. Tốc độ phục hồi và tăng trưởng sẽ khác nhau giữa các quốc gia cũng như các lĩnh vực trong nền kinh tế, phụ thuộc vào khả năng kiểm soát đại dịch, chính sách hỗ trợ, kích cầu từ chính phủ và đặc biệt là tốc độ triển khai vắc xin.
Ấn Độ được dự báo là quốc gia có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất, với mức 12,6% trong năm 2021 và 5,4% trong năm 2022. Trung Quốc cũng được cho là đạt mức tăng trưởng tích cực 7,8% năm 2021, thấp hơn 0,2% so với dự báo trước.
Tuy nhiên, rủi ro đối với nền kinh tế thế giới vẫn còn hiện hữu nếu các quốc gia, đặc bệt là các nước đang phát triển chậm chạp trong việc triển khai tiêm chủng. Mặt khác, sự xuất hiện của các biến chủng mới cũng đang làm gia tăng lo ngại về hiệu quả của vắc xin trong kiểm soát dịch bệnh.
Bà Laurence Boone, Chuyên gia kinh tế trưởng OECD nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tổ chức tiêm chủng nhanh chóng để các nền kinh tế có thể mở cửa trở lại hoàn toàn, bên cạnh việc tạo điều kiện cho chính sách tài khóa phát huy tác dụng.
“Điều quan trọng là phải kết hợp giữa chính sách tài khóa với chính sách y tế”, bà Boone phát biểu tại họp báo công bố báo cáo cập nhật của OECD.
Đối với chính sách tài khóa, OECD đề xuất các chính phủ thực hiện chiến lược “đầu tư nhanh”, với trọng tâm là đẩy nhanh thực hiện các kế hoạch chi tiêu sử dụng ngân sách nhà nước để thúc đẩy tăng trưởng, giải quyết thất nghiệp.
Bên cạnh đó, đầu tư công cần hướng tới hỗ trợ tối đa cho doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ thích ứng với các công cụ kỹ thuật số. Đầu tư công nghệ số cũng như cơ sở hạ tầng “sạch” hơn cũng là biện pháp giúp thúc đẩy chuyển đổi mô hình kinh tế, hướng tới phục hồi bền vững.
Chính sách an sinh xã hội cũng đóng vai trò quan trọng trong công cuộc phục hồi kinh tế. Theo bà Boone, các quốc gia cần tiếp tục hỗ trợ, đảm bảo cuộc sống cho những nhóm người bị ảnh hưởng nặng nề nhất từ cuộc khủng hoảng toàn diện Covid-19 thông qua các gói hỗ trợ tài chính cũng như đào tạo nâng cao kỹ năng, chuyển đổi nghề nghiệp.
Song song với đó, nhóm lao động trẻ tuổi cũng cần được hỗ trợ để “giúp họ chuẩn bị cho một thị trường lao động toàn cầu đang ngày càng thay đổi”.
Các chính sách hỗ trợ về thu nhập cho người lao động cũng như doanh nghiệp nên được duy trì cho đến khi công tác tiêm phòng Covid-19 đạt được hiệu quả nhất định trong việc nới lỏng các hoạt động kinh tế, xã hội.
Trên góc độ quốc tế, OECD tiếp tục kêu gọi sự hợp tác chặt chẽ giữa các quốc gia để “tăng cường hiệu quả từ các phản ứng chính sách ứng phó với đại dịch”, đảm bảo quá trình phục hồi diễn ra toàn diện và mạnh mẽ.
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Chính phủ dành 51.000 tỷ đồng cùng 1% chi thường xuyên, đồng thời đẩy mạnh hợp tác công tư để tài trợ vốn cho các mục tiêu khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.
Mong muốn này được ông Charles James Boyd Bowman, Tổng giám đốc dự án của Tập đoàn Trump Organization tại Việt Nam, chia sẻ trong cuộc gặp với Thủ tướng Phạm Minh Chính.
Chính phủ đẩy mạnh chuyển đổi số, hướng tới Chính phủ không giấy tờ và điều hành trên môi trường điện tử dựa trên dữ liệu.
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.